Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Thêm ít kiến thức cho bạn, cho tui về nhiếp ảnh thôi...

Note ni được trích gọn từ hai bài viết của tác giả An Nguyen trên báo Trẻ Online.


1/ Xài thử ống kính Sigma (kỳ 147)

Cho đến nay đã có rất nhiều người tỏ ý rằng họ rất mê thích môn chụp hoang dã (chim chóc) nhưng điều cản trở họ nhất là sự thiếu “đồ nghề”. Nói là đồ nghề nhưng thật sự hầu hết họ đã làm chủ một máy ảnh DSLR rồi, họ chỉ thiếu một ống kính lớn chuyên dùng để chụp xa (supertele). Nhưng điều khó khăn để làm sở hữu một loại ống kính như vậy là sức nặng của nó - trong cả hai ý nghĩa. Nặng về trọng lượng và cũng nặng về giá tiền. Những ống kính này được bán từ $5,500 tới $18,000 tùy theo tiêu cự và khẩu độ tối đa. Trọng lượng của chúng cũng khá nặng, thường thì khoảng 10 lbs. nhưng ít nhất cũng 5 lbs.



Tác giả đang “săn ảnh” với ống kính Sigma 150-600mm.Tác giả đang “săn ảnh” với ống kính Sigma 150-600mm.

Vào tháng Chín năm vừa qua, công ty Sigma đã thông báo ra hàng cho loại ống kính supertele zoom 150-600mm của họ, bao gồm hai hạng - ‘Sports’ và ‘Contemporary’. Sigma đã từng sản xuất những supertele zoom từ nhiều thập niên, nhưng không một ai trong nghề có thể xem nó là “địch thủ đáng kể”. Vì sự cồng kềnh, chậm, và có phẩm chất ảnh rất thấp. Nhưng kể từ năm 2013, hãng Sigma đã có một hướng đi mới với những sản phẩm của họ: tất cả những ống kính mới do họ sản xuất sẽ được sắp theo một trong ba hạng: ‘Sports’, ‘Art’, và ‘Contemporary’. Đời ống kính này là một tiến bộ vượt bực hơn những đời từ trước, và trong vài trường hợp còn cạnh tranh với hoặc qua khỏi phẩm chất của ống kính tương đương của hai hiệu “đại gia” - Nikon và Canon.

Dù hai món hàng mới của Sigma đã được thông báo đã lâu, mãi tới Tháng Hai năm 2015, hạng ‘Sports’ của ống kính này mới bắt đầu có trong tồn kho để bán cho khách hàng. Trong khi các tay nhiếp ảnh đang mơ ước cầm trong tay hạng ‘Contemporary’ phải đợi thêm ba tháng nữa - tới cuối Tháng Năm Sigma mới bắt đầu bán.

Hình chân dung chim chụp bằng ống kính Sigma 150-600mm. Lưu ý background tuyệt mờ, làm chủ thể nổi hẳn.Hình chân dung chim chụp bằng ống kính Sigma 150-600mm. Lưu ý background tuyệt mờ, làm chủ thể nổi hẳn.

Tôi đã từng tránh mua ống kính supertele hạng nặng của Sigma từ khi có kinh nghiệm không tốt với hàng Sigma nhiều năm về trước. Nhưng sau những thay đổi khả quan trong hàng ngũ ống kính của Sigma hai năm qua, tôi đã bắt đầu để ý và theo dõi xem họ có gì mới lạ và những lời đồn có thật hay không. Lần này tôi đã quyết định thử ống kính 150-600mm ‘Contemporary’ - một “ứng cử viên” cho những người đã từng mơ ước có cơ hội chụp thể loại ảnh thú hoang dã (chim chóc) nhưng chưa dám bỏ tiền mua. Vài ngày trước, Sigma đã gởi về cho tôi một ống kính mới tinh.

Lần đầu tiên tôi mở thùng và đem ống kính Sigma 150-600mm “Contemporary” ra “xài thử”, nhấc ống kính lên, tôi có cảm giác như nó nặng cỡ 70-200mm f/2.8 hoặc nặng hơn tí và dài hơn. Thật đáng mừng, so với trọng lượng của những ống kính Nikon 500mm, 600mm, và 800mm thì ống kính Sigma supertele có cảm giác như nhẹ như lông vịt; cầm trên tay cả ngày mà không mệt.

Phần quan trọng nhất tôi muốn thử là phần lấy nét tự động (autofocus hoặc AF). Lúc đầu ống kính có vẻ lười biếng, chạy tới chạy lui tìm nét hơi lâu. Nhưng sau khi chỉnh vài công tắc trên ống kính và trên máy, tôi đã “dợt” cho nó chạy ào ào như những anh chàng lính con.

Ống kính lấy nét đủ nhanh để chụp chim bay (Vịt Gỗ) trong bóng (gần) tối.Ống kính lấy nét đủ nhanh để chụp chim bay (Vịt Gỗ) trong bóng (gần) tối.

Trái lại với những lời đồn và “kiến thức chung” từ trước, ống kính này vẫn chụp ra hình rõ ở những tiêu cự tối đa, như 500mm tới 600mm. Bạn có thể khóa ống kính ở những tiêu cự 150mm, 180mm, 200mm, 250mm, 300mm, 400mm, 500mm, và 600mm để ống kính khỏi bị “tuột” khi bạn đang mang trên vai để đi bộ.

Về hệ thống chống rung, tôi đã thử những setting khác nhau nhưng cuối cùng vẫn thấy tốt hơn khi tắt nó hoàn toàn “OFF”.

Để đánh giá tổng quát, tôi thích chiếc Sigma ở những điểm: nhẹ cân, rẻ tiền, tương đối gọn, phẩm chất khá tốt; ngược lại, tôi không thích nó ở những điểm: hướng xoay để zoom ngược chiều với những ống kính hiệu Nikon - khó làm quen, vòng cổ để gắn tripod làm cản trở tay cầm và không cân đối, đôi khi chậm trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng.

Nói chung, nếu bạn là một tay ảnh mới bước đầu vào thể loại chụp thú hoang dã, ống kính này thật sự quá tốt cho bạn.

2/Hoang đường về số MP (Kỳ 145)



Tin đồn rằng Canon đang chế tạo một máy DSLR với số megapixel cực cao, một nguồn đáng tin cậy đã cho rằng Canon không những có một máy pro DSLR đang sản xuất với một sensor lớn cỡ 75 MP, mà họ đã đem chụp thử ở ngoài rồi. Mặc dù Canon không bình luận về tin đồn, nhưng khả năng tạo ra những sensors có độ phân giải cực cao không phải là điều bí mật. Nếu trên đời có một máy ảnh như vậy, những tay chụp ảnh sẽ có một lựa chọn mới để tạo ảnh với độ phân giải càng cao với một máy ảnh cùng kích thước với những máy DSLR ngày nay.

Nguồn tin và những lời đồn rốt cuộc đã nói đúng! Canon đã cho ra máy 5D MkIII với độ phân giải cao trên thị trường hiện tại, nhưng điều này có thể cũng sẽ khơi diễn một “cuộc đua megapixel” giữa các hãng làm máy ảnh? Và, thật sự chúng ta có cần nhiều megapixels như vậy không? Vấn đề của megapixels là nó có một lịch sử rắc rối, nhưng một cuộc đua megapixel mới thì chưa chắc sẽ diễn ra. Đây là tại sao.
Cuộc đua đã sinh ra chuyện hoang đường

Nếu bạn còn nhớ cuộc đua megapixel khi máy ảnh digital mới ra đời? Và nếu bạn đã từng mua máy ảnh digital từ thời 1998, chắc hẳn bạn sẽ nhớ. Megapixels trong máy ảnh thì quan trọng, nhưng nó cũng đã trở thành một trong những sự mơ hồ lớn nhất trong kỹ thuật nhiếp ảnh số.
Trong một thời gian, kéo dài gần hết thập niên rồi, các công ty máy ảnh đã ráng “phỗng tay trên” nhau bằng cách tăng độ phân giải năm này qua năm nọ. Một máy ảnh 1.3 MP thuộc hạng “xịn” trong năm 2001 sẽ bị “cho ra cửa” vài tháng sau bởi một máy 2 MP, và v.v... Bởi vì các công ty máy ảnh quảng cáo món hàng của họ khá “nhiệt tình” với sự nhấn mạnh rằng “bạn có càng nhiều megapixels thì càng tốt,” hậu quả đáng tiếc là đến ngày nay, đó là cách người tiêu thụ đã được "huấn luyện” để đánh giá và mua máy ảnh.

Chọn một máy ảnh mà chỉ dựa vào độ phân giải có thể là một điều mơ muội. Độ phân giải càng cao, độ chi tiết được ghi lại trong ảnh cũng càng cao, khi tất cả những yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên, số lượng megapixel chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới phẩm chất ảnh. Nhiều người chủ máy ảnh đang bắt đầu nhận thức rằng chỉ một mình megapixels không xác định phẩm chất tổng quát của máy ảnh, nhưng cũng vẫn còn nhiều người chưa biết chuyện này, đơn giản là vì ý tưởng về “phải có số megapixels cao” khó thể xóa bỏ

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Hủy kết nối giữa Google, Facebook với các ứng dụng

Link bài viết:
http://echip.com.vn/huy-ket-noi-giua-google-facebook-voi-cac-ung-dung-a20150610134504232-c1077.html

         (e-CHÍP Online) – Hiện có rất nhiều trang web, ứng dụng cho phép kết nối, đăng nhập bằng tài khoản Google và Facebook rất tiện lợi. Song điều này cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ, chẳng hạn như mật khẩu có thể bị đánh cắp.


Để hủy kết nối giữa Google, Facebook với các ứng dụng và dịch vụ web, bạn thực hiện như sau:
+ Với tài khoản Goolge: Bạn truy cập màn hình ứng dụng chạy Google Settings. Trên hộp thoại mở ra, bạn vào mục Connected apps sẽ thấy danh sách những ứng dụng có kết nối với tài khoản Google. Muốn ngắt kết nối với ứng dụng nào (chẳng hạn Feedly), bạn chạm tên ứng dụng đó rồi nhấn nút Disconnect bên dưới. Hoàn toàn tương tự, bạn có thể ngắt kết nối giữa tài khoản Google với các ứng dụng khác.
+ Với tài khoản Facebook: Bạn chạy ứng dụng Facebook. Từ giao diện chính, bạn chạm biểu tượng ba thanh ngang chọn Account Settings. Trên hộp thoại xuất hiện, bạn vào mục Apps. Lúc này màn hình Apps and Websites sẽ mở ra, bạn chạm mục Logged in with Facebook.
Tiếp theo, bạn hãy chạm ứng dụng hay dịch vụ web muốn ngắt kết nối để biết những thông tin cá nhân trên Facebook mà ứng dụng này được phép truy cập (như: profile, danh sách bạn bè, tin nhắn,…). Sau đó, bạn trượt màn hình xuống dưới cùng > nhấn Remove App¸ đánh dấu chọn mục Delete all you… activity (xóa luôn tất cả các hoạt động của ứng dụng) > nhấn Remove. Bạn nên thực hiện ngắt kết nối giữa tài khoản Facebook với những ứng dụng không đáng tin cậy để phòng ngừa việc dữ liệu, thông tin cá nhân trên Facebook bị rò rỉ.
Lưu ý: Khi nghi ngờ tài khoản bị truy cập trái phép bạn nên đổi mật khẩu ngay. Hãy kích hoạt chế độ bảo mật hai lớp cho Google, Facebook, và hạn chế kết nối hai tài khoản này với những ứng dụng khác!
TL