Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Giải thích về độ nhạy ISO (kỳ 125)

Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Có thể bạn đã quen thuộc với ISO trên những cuốn phim dùng trong máy chụp phim lúc xưa. Đó là “tốc độ” của phim, hoặc “độ nhạy” của phim – giá trị ISO cao hơn cho phép bạn chụp hình trong những trường hợp thiếu ánh sáng.

Nhưng, còn trong thế giới máy ảnh số (digital)?


Trên những máy ảnh số có một chỗ để chỉnh độ ISO. Và mặc dù không còn chụp bằng phim nữa, độ ISO vẫn còn đóng một vai trò quan trọng.
ISO biểu thị độ nhạy của máy ảnh số đối với ánh sáng. Số càng cao, càng ít ánh sáng cần thiết để chụp tấm hình (không quá tối hoặc không quá sáng).Trong lúc trời sáng chói (như 12 giờ trưa khi có nắng), thường thì bạn sẽ dùng độ ISO 50 hoặc ISO 100. Những settings thấp nhất này có thể dùng được vì bên ngoài có dư ánh sáng.




Tuy nhiên, trong những trường hợp thiếu ánh sáng, máy ảnh của bạn sẽ cần “phụ” chút ít. Có hai cách để làm chuyện này:
- Giảm tốc độ cửa chập
Với một tốc độ chậm hơn, máy ảnh sẽ có hơn thời gian để “thấm vào” lượng ánh sáng nó cần. Tiếc thay, với tốc độ cửa chập càng chậm, hình của bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để bị mờ (nhòa).
- Tăng ISO
Thay vì giảm tốc độ cửa chập, bạn có thể tăng ISO, điều này sẽ tăng độ nhạy của máy ảnh; có nghĩa bạn có thể chụp một tấm ảnh với ít hơn ánh sáng lọt vào máy ảnh. Do đó, tốc độ cửa chập có thể đủ cao để tránh bị mờ hình. Cũng như tăng ISO sẽ nâng cao tốc độ cửa chập, một độ ISO cao cũng sẽ giúp khi bạn muốn chụp những môn thể thao nhanh, như đua xe. Bạn sẽ có được những tấm hình rõ, bén mà không bị nhòa.
Tuy nhiên, tôi vẫn đề nghị bạn dùng độ ISO thấp nhất khi thuận tiện. Tại sao?
Trở ngại khi dùng ISO cao
Bạn dùng ISO cao khi máy ảnh có ít ánh sáng để chụp hình. Rất tiếc, điều này cũng có nghĩa là “hột” (noise) sẽ bị đưa vào ảnh của bạn. Liên tưởng như khi bạn bấm TV qua một đài không có sóng, sẽ có rất nhiều hột li ti trên màn ảnh.
Những con số ISO cao nhất của máy ảnh bạn sẽ tạo nên rất nhiều noise trong ảnh của bạn, hãy tránh dùng những số đó trừ khi ánh sáng quá thấp đến nỗi bạn không còn lựa chọn nào.


Độ nhạy sáng của ISOĐộ nhạy sáng của ISO

Thà làm hạt… noise bay
Hì hì đùa chút thôi. Thật sự, nếu tôi có sự lựa chọn, tôi thà có một tấm hình bị nhiều hột, còn hơn có một tấm hình bị mờ. Khi tấm hình bạn chụp bị mờ, thì chỉ có cách là bỏ vô… sọt rác (Trash hoặc Recycle Bin) cho rồi, vì không có Photoshop nào trên thế giới này có thể “sửa” được khuyết điểm đó. Trong khi, một tấm hình bị nhiều hột, tuy không đẹp mắt lắm, nhưng ít nhất bạn vẫn có hình “xem được”. Máy ảnh hiệu Nikon có lợi điểm vì ít bị hột hơn, gần như “láng sì cón”.
Và đây là phần chỉ dẫn căn bản để giúp bạn chọn độ ISO đúng, trong nhiều trường hợp khác nhau:
- ISO 50-100. Thích hợp cho những lúc sáng chói (ngoài trời khi có nắng trưa).
- ISO 200. Tốt cho những ngày có mây hoặc u ám.
- ISO 400 và 800. Dùng những con số này khi ánh sáng chập choạng nhưng chưa đến nỗi ban đêm.
- ISO 1600 và cao hơn. Dùng cho những lúc chụp trong nhà hoặc ban đêm. Cũng có thể hữu ích để làm “đứng” những pô hình action trong thể thao. Những giá trị này sẽ làm cho ảnh bạn bị nhiều hột nhất.


Trời bên ngoài âm u và bên trong không mở đèn, ISO 25600 mà vẫn “mịn màng”! Máy Nikon. 
Trời bên ngoài âm u và bên trong không mở đèn, ISO 25600 mà vẫn “mịn màng”! Máy Nikon.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Máy ảnh iPad vs. DSLR (kỳ 124)_Đọc chơi cho vui nha...

Già post lại bài này, chỉ tập trung nói về ưu&khuyết của máy ảnh chớ hông so sánh các tính năng khác trên iPad và các dòng"đa năng"tương tự nghen. Vui lòng đừng chọi đá!


Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Chuyên mục Góc Nhiếp Ảnh do tôi phụ trách vẫn thường nhận được nhiều phản hồi bổ ích. Một độc giả, khi gặp tôi đã hỏi:  
“Anh Andy, tui không hiểu vì sao những tấm hình chụp bằng máy ảnh của iPad lại nhìn thấy có vẻ đẹp hơn hình trên máy DSLR của tui? Anh có biết không?”


Để trả lời câu hỏi của độc giả thân mến kia, tôi xin mượn một trang trong cuốn cẩm nang của chương trình MythBusters để phân tích vấn đề. Hãy đọc…



1. “Automa-lắc”
Đây là cách “móc méo” về kiểu chụp mode automatic (tự động).
Nói về chụp tự động là sự hẳn nhiên của những máy iPad (hoặc tablet nói chung). Đó là mode duy nhất nó có thể chụp ảnh. Không còn cách nào khác.
Với loại máy DSLR, có thể chụp theo mode Manual, những “scene modes”, Tv/Av, và luôn cả automatic. Trong thời buổi này, giá của những máy DSLR đã xuống khá nhiều so với trước đây; do đó nhiều người mới tập tành vẫn có thể bỏ tiền ra “ôm” một máy DSLR hiện đại về. Nhưng rồi họ làm gì: chỉ mở máy lên rồi để “automa-lắc” mà chụp. Kết quả là có lúc hình ra thấy OK, có lúc thì “ No OK”!
Còn với những máy iPad, các kỹ sư hãng chế tạo đã bỏ vào đó rất nhiều công sức để làm nó “user friendly”, tức là dễ xài. Không những dễ xài mà bạn còn thể dùng những apps để chỉnh sửa hình để làm hình ảnh “nổi” hơn, đẹp hơn nhiều.
iPad 1 - DSLR 0
2. Sự phức tạp của máy DSLR
Nếu mua máy DSLR về mà để auto chụp thì nó còn “thua” cả  máy iPad nữa. Vì vậy, việc dùng mode Manual để chụp và để hoàn toàn làm chủ máy thì ai mà chẳng muốn. Khổ nỗi, chụp mode M không phải dễ. Có biết bao nhiêu người đã gắng mò mẫm nhiều tháng trời mà vẫn…bó tay.
Nếu cách giải quyết là ghi tên vô một lớp Nhiếp ảnh căn bản, thì bạn sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng chụp mode M lần lượt qua từng trình độ. Nhưng chẳng phải ai cũng có điều kiện hay thời gian để theo học. Nhưng thực tế, những bài học lý thuyết vẫn luôn hữu ích, nó giúp người chủ của chiếc máy hoàn toàn “điều khiển” máy ảnh theo ý muốn. Khi đã thực sự thành thạo những kỹ thuật này thì “thành quả” sẽ làm bạn hài lòng.
Loại máy ảnh của iPad vẫn đầy những hạn chế, không thể chụp những thể loại như: chân dung (khi hậu cảnh cần phải mờ nhiều), thú hoang dã và thể thao (khi cần ống kính thật dài)
iPad 1 - DSLR 1
3. Độ phân giải của màn ảnh
Khi nói về màn ảnh thì những Retina display của hãng Apple (công ty chế máy iPad) thuộc hạng “đương kim vô địch”. Hẳn nhiên, những hình ảnh hiện lên trên màn ảnh của iPad sẽ nhuyễn hơn và đẹp hơn những màn ảnh khác. Nhưng để chứng minh điều này, bạn cần phải dựa vào những con số thực tiễn. Theo lý thuyết Pythagorean của toán học thì ta có thể tính độ phân giải (PPI, pixels per inch) qua 2 bước:
1. Tính độ phân giải đường xéo của màn ảnh
2. Tính độ phân giải trong mỗi inch
Cho rằng:
- x là độ phân giải chiều xéo màn ảnh, đơn vị = pixels
- n là độ phân giải chiều ngang màn ảnh, đơn vị = pixels
- d là độ phân giải chiều dọc màn ảnh, đơn vị = pixels
- b là kích thước chiều xéo màn ảnh, đơn vị = inches
Thí dụ:
- Một màn ảnh Retina display của máy iPad Air có độ phân giải 2048x1536 và kích thước xéo là 9.7 inches. Đáp số là 264 ppi.
- Một màn ảnh 21-inch monitor của máy computer có độ phân giải tối đa 1920x1080 và kích thước xéo là 21 inches (như đã quảng cáo). Đáp số là 105 ppi.
- Một màn ảnh 24-inch monitor thì có độ phân giải tối đa 2560x1440 pixels và kích thước xéo là 24. Đáp số là 121 ppi.
Kết quả đây là một sự so sánh không công bằng. Một mặt những hình ảnh hiện trên iPad thì rất mịn và trong, mặt khác thì những hình bạn chụp bằng máy DSLR rồi bỏ lên computer thì không thể nào nhuyễn bằng.
iPad 2 - DSLR 1
4. Tranh chấp một cách công bằng
Giả tỷ bạn đã chụp một số ảnh bằng máy DSLR của bạn, và đã có “học nghề” dùng mode Manual rồi chuyển hình qua máy iPad để xem; tôi có thể “dám chắc” với bạn rằng những hình đó sẽ đẹp hơn hình do chính máy ảnh của iPad chụp.
iPad 2 - DSLR 2
* Một lời nhắc nhở: khi muốn so sánh cái gì, nên hiểu rõ về thể chất của cả hai bên để so sánh công bằng. Và điều này dẫn đến điều kế tiếp tôi muốn nói.
5. Giá cả
Trong hai năm gần đây nhất, giá của những máy DSLR đã được hạ xuống đến mức không thể tưởng tượng được, nhờ vào những hàng như: Nikon D3X00, Canon TXi, thêm vào sự cạnh tranh của những hiệu như Panasonic, Samsung, Fuji, Sony, Olympus… Ngày nay bạn có thể ẵm về một máy DSLR hạng entry-level với giá dưới $400.
Ngược lại, để so sánh với “đối phương”, một máy Apple iPad Air tốn khoảng $499 (và cao hơn, tùy theo bộ nhớ).
iPad 2 - DSLR 3
Kết quả cuối cùng: iPad vẫn thua DSLR  ☺


Một người cầm iPad chụp hình, nhìn giống đang cầm một miếng carton; không “phong cách” như cầm một máy DSLR.Một người cầm iPad chụp hình, nhìn giống đang cầm một miếng carton; không “phong cách” như cầm một máy DSLR.