Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Làm sao để loại bỏ những phiền nhiễu khi dùng Facebook?

  Những “tuyệt chiêu” trong bài viết sẽ giúp bạn thực sự làm chủ tài khoản Facebook và giám sát tất cả những nội dung, hình ảnh, lời mời chơi game hay xài ứng dụng, hoặc tham dự sự kiện... bị người khác “ném” vào “trang nhà” Facebook của bạn. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ hướng dẫn bạn âm thầm “cách ly” những người dùng hay chọc phá bạn trên Facebook. Khóa dòng thời gian (Timeline)
Mặc định, Facebook cho phép bạn bè của bạn đăng nội dung lên Timeline của bạn mà không cần xin phép trước. Do đó, để tránh bị đăng những thông tin không mong muốn lên Timeline, bạn hãy khóa timeline của bạn lại bằng cách: vào mục Settings của Facebook, chọn Timeline and tagging, bấm vào chữ Edit tại mục “Who can post on your timeline?” rồichọn Only me. Một khi đã chọn tùy chọn này, Facebook của bạn sẽ không cho phép ai đăng bài lên Timeline, ngoại trừ bạn.
Nếu bạn đang sử dụng Facebook giao diện tiếng Việt, thì có thể chuyển sang giao diện tiếng Anh bằng cách truy cập vào phần Thiết lập của Facebook, chọn thẻ Chung, bấm vào chữ Chỉnh sửa tại mục Ngôn ngữ, chọn English (US) rồi bấm Lưu thay đổi.
Kiểm duyệt nội dung tag (Review tag)
Tag là một tính năng của Facebook. Nó cho phép bạn gắn tên một người bạn bất kỳ vào một status hoặc một hình ảnh nào đó có liên quan đến họ và ngược lại. Thông thường, nội dung tag sẽ xuất hiện ở Timeline và Trang tin (news feed) của cả người tag và người bị tag. Nghĩa là, nếu bạn bị tag vào một nội dung nào đó, thì nó sẽ hiển thị trên timeline và news feed của bạn, tất nhiên là bạn không hề hay biết cho đến khi vào Facebook.
Do đó, nếu bị tag vào một nội dung không tốt (như nội dung lừa đảo hay link chứa virus), thì không những bạn bị mất uy tín mà bạn bè của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
Facebook có một tùy chọn cho phép bạn kiểm duyệt nội dung tag trước khi nó xuất hiện trên Timeline và News feed của bạn. Vì vậy, để tránh gặp rắc rối như trên, bạn hãy bật tùy chọn này lên.
Bạn truy cập vào mục Settings của Facebook, chọn Timeline and tagging, bấm vào chữ Edit tại mục “Review posts friends tag you in before they appear on your timeline?” và chọn Enabled.
Chặn ứng dụng hoặc game (block app)
Facebook có rất nhiều ứng dụng hoặc game miễn phí cho người dùng, và do đặc thù tương tác nên trong mỗi ứng dụng (hoặc game) đều được tích hợp sẵn chức năng mời bạn bè cùng sử dụng hoặc cùng chơi. Nếu bạn thích ứng dụng hoặc game đó, việc nhận nhiều lời mời sẽ không có gì đáng nói. Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy điều đó thật sự rất phiền phức.
Để hạn chế những phiền phức như thế, bạn hãy chặn những ứng dụng hoặc trò chơi đó. Một khi một ứng dụng hoặc trò chơi bị chặn thì nó sẽ không thể gửi bất kỳ một thông tin gì đến bạn được nữa.
Để chặn một ứng dụng hoặc game, bạn vào phần Settings của Facebook, chọn Blocking ở cột bên trái. Sau đó, bạn tìm đến mục Block apps ở cột bên phải, rồi nhập tên ứng dụng hoặc game vào ô Type the name of an app. Bạn chỉ cần gõ vài ký tự đầu của tên ứng dụng hoặc game, Facebook sẽ đề xuất tên đầy đủ của nó để bạn chọn từ danh sách đề xuất của Facebook.
Nếu không muốn chặn ứng dụng nữa, bạn bấm vào chữ Unblock phía sau tên của ứng dụng.
Chặn một fanpage (block page)
Page là một chức năng của Facebook. Nó được tạo ra để giúp các cá nhân, doanh nghiệp... tiếp cận và tương tác với người hâm mộ hoặc khách hàng của họ. Do vậy, page còn được gọi là fanpage. Hiện nay, có rất nhiều fanpage được lập ra trên Facebook và nếu bạn quan tâm một fanpage nào đó, bạn có thể bấm Thích (Like) nó. Khi bạn đã like, thông tin của fanpage đó sẽ thường xuyên xuất hiện trên News feed của bạn.
Đến lúc nào đó bạn không còn quan tâm đến fanpage đó nữa, bạn có thể Bỏ thích (Unlike) nó. Tuy nhiên, việc bạn unlike, không có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trên news feed của bạn nữa, bởi có thể trong số bạn bè của bạn cũng có người like fanpage đó.
Nếu bạn muốn một fanpage nào đó vĩnh viễn không xuất hiện trên news feed củamình nữa, thì hãy chặn nó. Bạn truy cập vào phần Settings của Facebook, chọn Blocking từ cột bên trái, tìm đến phần Block page và nhập tên của fanpage bạn muốn chặn vào ô Type the name of a Page. Tương tự như khi chặn ứng dụng, bạn chỉ cần nhập một vài ký tự đầu tiên của fanpage là Facebook sẽ đề xuất tên đầy đủ của fanpage đó, bạn chỉ việc chọn từ danh sách đề xuất là được.
Nếu không muốn chặn fanpage nữa, bạn bấm vào chữ Unblock phía sau tên của fanpage.
Một số tùy chọn khóa khác
Bên cạnh các tùy chọn block kể trên, Facebook còn cung cấp các tùy chọn block khác.
- Danh sách hạn chế (Restricted List): Khi bạn thêm bạn bè vào danh sách này, họ chỉ có thể xem các
thông tin và những bài đăng mà bạn cho hiển thị Công khai (Public). Họ sẽ không biết là họ bị đưa vào Restricted List vì Facebook không gửi thông báo cho họ.
- Chặn người dùng (Block user): Tùy chọn này cho phép bạn chặn một người dùng Facebook bất kỳ. Một khi bạn chặn ai đó, người này sẽ không thể xem nội dung đăng trên Timeline của bạn, không tag được bạn, không mời được bạn tham gia vào Sự kiện (event) hoặc Nhóm (group), không thể chat với bạn và không thể kết bạn được với bạn.
- Chặn lời mời sử dụng ứng dụng (Block app invites): Tùy chọn này cho phép bạn chặn lời mời sử dụng ứng dụng từ một người nào đó. Một khi bạn đã chặn ai đó thì những lời mời sử dụng ứng dụng từ họ sẽ bị Facebook bỏ qua và không gửi đến bạn.
- Chặn lời mời tham gia sự kiện(Block event invites): Tùy chọn này cũng tương tự như Block app invites, nhưng thay vì chặn lời mời sử dụng ứng dụng thì Facebook sẽ chặn lời mời tham gia một event từ một người nào đó. 



ẨN LÊ anlvdt@gmail.com

5 điều ước gì tôi biết được...

Một bài viết khác của tác giả Andy Nguyen trên báo Trẻ, link ở đây:

http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/5-dieu-uoc-gi-toi-biet-duoc.html


Khi bạn mới bắt đầu với thú vui chụp hình, bạn sẽ đo lường sự tiến bộ bằng những thay đổi trong những “tác phẩm” đầu tay của mình. Một vài kinh nghiệm chụp hình tôi có thể chia sẻ cùng bạn yêu thích nhiếp ảnh.

1. Cái nhìn của bạn thay đổi

Khi bạn đã bắt đầu thật sự “dzô” nhiếp ảnh, có lẽ bạn sẽ không còn nhìn thế giới quanh bạn như trước nữa. Vì những gì dù đã trở nên quen thuộc với bạn trước đây, giờ bỗng…khác!


Góc cạnh của chiếc cầu “màu trắng” Margaret Hunt Hill Bridge ở Dallas. Và để chụp được bức ảnh này, những tay máy cũng đã phải “long rong” hàng giờ ở khu downtown vào giờ đêm.Góc cạnh của chiếc cầu “màu trắng” Margaret Hunt Hill Bridge ở Dallas. Và để chụp được bức ảnh này, những tay máy cũng đã phải “long rong” hàng giờ ở khu downtown vào giờ đêm.

Một vài học viên của tôi nói rằng họ đã đi ngang cây cầu “màu trắng” nhiều lần mà họ chưa bao giờ để ý góc cạnh đẹp của nó, cho đến khi lấy một khóa học Nhiếp Ảnh. Nếu thói quen quan sát cảnh vật của bạn cũng “khó tính” như của tôi, đột nhiên bạn sẽ trở thành một học viên cho mỗi bức ảnh hoặc đoạn phim bạn xem. Tôi thì càng khó xem một cuốn phim mà không phân tích phần cinematography của cách dàn dựng từng cú shot.

Một khi bạn bắt đầu theo đuổi những hình ảnh cực đẹp, lối sống của bạn rất có thể sẽ thay đổi. Thức dậy sớm, và về trễ để tìm ánh sáng đặc biệt (để chụp). Thói quen tốt này trở thành một sinh hoạt thường xuyên trong đời bạn.

2. Một thú tiêu khiển tốn tiền

Môn chơi này có thể rất tốn kém, nhất là khi bạn quyết định mua một máy DSLR, rồi sau đó bạn mua từng ống kính cho đủ bộ “com-plê”. Và ống kính thường mắc tiền hơn máy ảnh.

Có hai cách để giới hạn sự tốn kém này. Trước tiên, bạn phải có khái niệm rằng không nhất thiết có mối liên quan giữa sự thành công của bạn và đồ nghề bạn dùng. Đừng lệ thuộc vào một món dụng cụ sẽ giải quyết mọi vấn đề nhiếp ảnh của bạn. Thứ nhì, giảm chi phí của bạn bằng cách mua đồ nghề xài rồi. Bí quyết là bạn phải biết rõ nguồn gốc của món đồ bạn mua.




3. Dành thời giờ để đi chụp

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đôi khi bạn sẽ “quên mất tiệt” rằng cách duy nhất để thật sự tiến bộ là cầm máy ảnh trong tay mình mỗi ngày, liên tục chụp hình. Những tay chuyên nghiệp chụp hình, cũng cần phải luôn trau dồi kỹ thuật để tiến bộ.




4. Học cho rành về máy của bạn

Cũng như nếu bạn muốn giỏi về nghề sửa xe, bạn cần phải biết dùng rành những món đồ nghề của nó. Bạn không nên phải để tâm đến chuyện bấm những nút khác nhau hoặc những chọn lựa về kỹ thuật. Khi bạn đã thật sự học tất cả đặc điểm của máy ảnh, những nút điều khiển, và những setting trong menu, máy ảnh của bạn sẽ trở thành phần nối thêm của mắt bạn.

5. Chuyển qua Manual

Ngày nào bạn bắt đầu thật sự điều khiển exposure (sự phơi sáng) của bạn, ngày đó bạn sẽ “trưởng thành” từ một người bấm nút thành một “nghệ sĩ ảnh”. Điều này, chẳng phải luôn luôn dễ làm - nó đòi hỏi phải học và thực hành rất nhiều về metering, exposure, focus và nhiều thứ khác. Mặc dù có một số người có thể tìm cách tự học, nhưng những “mày mò” này đôi khi làm bạn nản lòng; một trong những cách chắc chắn và đỡ mất thời gian nhất là đến tham dự những Lớp Nhiếp Ảnh nếu bạn có điều kiện theo đuổi.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

11 dấu hiệu máy tính của bạn bị hack

11 dấu hiệu máy tính của bạn bị hack

Nguồn : PCWorld

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/an-ninh-mang/2014/10/1236378/11-dau-hieu-may-tinh-cua-ban-bi-hack/#at_pco=smlwn-1.0&at_si=55a85018f6952df8&at_ab=per-2&at_pos=0&at_tot=1


(PCWorldVN) Chỉ cần dựa vào những dấu hiệu lạ xuất hiện trong quá trình sử dụng máy tính, bạn có thể biết được máy của bạn đã và đang bị tấn công để tìm cách khắc phục ngay.
Trong bức tranh bảo mật hiện nay, mọi thiết bị đều có nguy cơ bị tấn công với nhiều cách thức phức tạp và tinh vi đến mức khó nhận biết. Những phần mềm chống và diệt virus thực tế chỉ giúp chúng ta an tâm phần nào chứ không giúp cho hệ thống, thông tin, dữ liệu của bạn chắc chắn được an toàn tuyệt đối.
Trong thực tế, việc quét mã độc (malware) toàn hệ thống đôi khi mang lại kết quả không chính xác, đặc biệt là thời gian quét ngắn, khoảng thời gian giữa những lần quét không hợp lý. Lý do rất đơn giản, tin tặc và những phần mềm độc hại do chúng tạo ra hiện “biến hóa khôn lường”, liên tục thay đổi chiến thuật cho phù hợp với từng thời điểm. Thậm chí, chỉ cần một thay đổi nhỏ chỉ vài byte trong bên trong mã độc cũng khiến cho những chương trình phát hiện virus khó có thể phát hiện ra.
Các hãng bảo mật hiện nay cũng có phương pháp để chống lại điều này, nhiều chương trình chống malware có khả năng theo dõi trạng thái và hành vi của các mã độc bị phát hiện, từ đó có thể dự đoán được những biến thể khác của các chương trình nguy hiểm có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Một số chương trình khác sử dụng môi trường ảo hóa, giám sát hệ thống, phát hiện sự bất thường của lưu lượng mạng và tổng hợp những yếu tố này để có được những dự đoán chính xác hơn. Mặc dù vậy, với những thủ đoạn mới của hacker, đôi khi những cách này không hiệu quả và dễ dàng bị chúng qua mặt.
Một khi những chương trình chống tấn công trở nên không mấy tác dụng thì bạn có thể dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng lạ của thiết bị để từ đó có những cách giải quyết, khắc phục hay ít nhất cũng ngăn chặn chúng tấn công vào những thông tin, dữ liệu nhạy cảm. Trong mọi trường hợp, các chuyên gia bảo mật khuyên rằng, tốt nhất là nên khôi phục lại hệ thống hoặc cài mới hệ điều hành. Đối với một số dòng máy tính, chỉ cần một thao tác Restore là xong. Đây là một lời khuyên đúng đắn, vì khi một máy tính bị nhiễm sẽ không thể tin tưởng được, dù được quét đi quét lại bằng những công cụ bảo mật.
Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn biết được hệ thống máy tính của mình chắc chắn đã bị tấn công và cách xử lý cho phù hợp với từng tình huống.
Dấu hiệu thứ 1: Thông báo của trình chống virus giả
Thủ đoạn này đã xuất hiện từ lâu, nhưng cách làm ngày càng tinh vi hơn. Khi máy tính của bạn đã bị tấn công sẽ xuất hiện một chương trình (thường là giao diện web dạng pop-up) hiện ra với thông báo máy tính đang bị xâm nhập và gặp nguy hiểm. Hiện tại đa phần đều có thể biết những thông báo này là giả mạo, nếu làm theo sẽ nguy hiểm, nhưng cũng không ít người ngây thơ, vội vàng làm theo để máy không bị nhiễm virus. Nhưng thực tế việc nhấn vào những cửa sổ này là đã vô tình “rước giặc vào nhà”.


Làm theo những thông báo giả, bạn sẽ tải về những chương trình
nguy hiểm giả mạo tiện ích antivirus.Làm theo những thông báo giả, bạn sẽ tải về những chương trình nguy hiểm giả mạo tiện ích antivirus.
Bạn sẽ nghĩ, chỉ cần nhấn Cancel hoặc tắt cái thông báo giả đó đi là máy tính an toàn. Điều này là sai lầm, vì đa phần những cảnh báo này được thực hiện dựa trên những tiện ích đang bị lỗ hổng và chưa được cập nhật, thường là Java Runtime Environment hoặc các plug-in của Adobe như Flash Player hay Adobe Reader.
Dùng chiêu thông báo giả làm mồi nhử để người dùng tải về những ứng dụng độc trước đây thường là để dụ mua phần mềm, phát tán quảng cáo thì hiện tại được hacker khai thác để trộm thông tin thanh toán, thẻ tín dụng. Tin tặc sẽ có những thủ thuật để kiểm soát hoàn toàn hệ thống và thu thập toàn bộ các thông tin liên quan đến tín dụng, ngân hàng.
Cách xử lý: Ngay khi nhận được thông báo giả về tình trạng máy bị nhiễm virus, bạn hãy nhanh chóng tắt máy tính ngay. Bạn cần quan sát kỹ các dấu hiệu để không bị nhầm, vì các thông báo giả được thiết kế rất giống với thông báo thật của các trình antivirus.
Sau khi tắt máy tính, bạn tiếp tục khởi động lại máy, nhấn F8 sau khi qua màn hình boot để vào Safe mode để tìm và gỡ bỏ ứng dụng hoặc add-on, plug-in hay extension đã vô tình cài đặt. Việc tìm ứng dụng độc hại đòi hỏi phải tinh ý và cần chút kinh nghiệm vì rất dễ xóa nhầm các ứng dụng khác.
Sau khi xóa thành công, bạn hãy dùng máy tính và theo dõi xem các thông báo có còn xuất hiện hay không, nếu chúng vẫn xuất hiện thì bạn dùng một trình antivirus như Trend Micro, AVG, Kaspersky… cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất và quét. Nếu vẫn không tiêu diệt được thì bạn nên cài lại hoặc khôi phục lại hệ điều hành về thời điểm an toàn nhất.
Dấu hiệu thứ 2: Xuất hiện thanh công cụ lạ
Trình duyệt tự dưng có rất nhiều thanh công cụ (toolbar) mặc dù bạn chưa từng cài. Đó là dấu hiệu thứ 2 cho biết máy tính đã bị tấn công.


Hàng chục thanh công cụ tự động cài trên Internet Explorer của một máy tính.Hàng chục thanh công cụ tự động cài trên Internet Explorer của một máy tính.

Cách xử lý: Hầu hết những trình duyệt cho phép người dùng duyệt trước và kích hoạt các thanh công cụ muốn dùng. Chỉ cần nhấn chuột phải lên thanh toolbar của trình duyệt và bỏ chọn những thanh công cụ giả mạo. Để cho chắc chắn, bạn nên gỡ bỏ hoàn toàn. Đối với Internet Explorer, bạn hãy vào Control Panel > Uninstall program và chọn thanh công cụ giả mạo và gỡ bỏ đi là xong. Với Firefox thì bạn gỡ bỏ trong phần Addons, Chrome thì thao tác ở mục Extensions.
Có các thanh công cụ “cứng đầu, không thể gỡ bỏ theo cách thông thường thì bạn hãy dùng cách sau. Ghi lại tên toolbar “lạ” và tìm trên các công cụ tìm kiếm từ khóa “X toolbar + removal tool” (với X là tên thanh công cụ).
Một lưu ý nhỏ là khi cài đặt các ứng dụng, như trình duyệt hay các trình download, bạn nên đọc kỹ từng bước và bỏ chọn hoặc không đồng ý những điều khoản trong các bước cài thêm các ứng dụng bổ sung để không vô tình cài phải các công cụ không mong muốn. Chẳng hạn, khi cài phần mềm uTorrent, thường có bước yêu cầu bạn cài thêm thanh công cụ Ask hay một tên nào khác, chỉ cần bỏ chọn hoặc không đồng ý với điều khoản cài đặt là ứng dụng không thể vào máy tính được. Với những tình huống vô tình cài phải các thanh công cụ hoặc phần mềm độc hại là do chính bạn không đọc kỹ mà muốn cài cho nhanh bằng cách nhấn Next > Next cho đến khi Finish.
Dấu hiệu thứ 3: Kết quả tìm kiếm hiển thị ở một trang “lạ”
Một khi đã xâm nhập vào máy tính của bạn, hacker sẽ tìm cách khai thác tối đa những hành vi của người dùng để thu thập thông tin. Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả là chúng cho ra những kết quả tìm kiếm hiển thị ở một trang lạ, khi người dùng nhấn vào các kết quả thì sẽ chuyển đến những trang độc hại, mặc dù người dùng tìm kiếm với Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào. Những trang mà chúng chuyển tới có thể sẽ dụ bạn thực hiện những khảo sát nhằm mục đích nào đó để nhận những phần quà giá trị cao, tải ứng dụng miễn phí với nhiều chức năng hấp dẫn hay mua hàng giá rẻ để thu thập thông tin thanh toán trực tuyến…

Kiểm soát lưu lượng mạng là cách để xác định chắc chắn máy tính đang bị tấn công.Kiểm soát lưu lượng mạng là cách để xác định chắc chắn máy tính đang bị tấn công.

Khi có dấu hiệu khả nghi về các kết quả tìm kiếm và trình duyệt chuyển đến, nhiều người đã kiểm tra cùng một từ khóa đó ở một máy tính hay điện thoại khác, xem kết quả liệt kê có giống nhau không. Đó là một cách làm hiệu quả, nhưng cũng có thể máy tính kia cũng đã bị nhiễm virus. Các chuyên gia kỹ thuật có thể khẳng định chắc chắn máy tính có bị tấn công hay không khi có dấu hiệu lạ bằng cách giám sát lưu lượng băng thông. Thường khi trình duyệt bị tấn công, lưu lượng gửi đi và trả về lớn hơn rất nhiều so với một máy tính an toàn.
Cách xử lý: Thực hiện các bước tương tự như ở dấu hiệu thứ 2 để gỡ bỏ những công cụ tìm kiếm nguy hiểm.
Dấu hiệu thứ 4: Xuất hiện liên tục các pop-up
Những triệu chứng phổ biến cho dấu hiệu này là bạn thực sự rất phiền phức với nhiều cửa sổ với nhiều nội dung từ quảng cáo, chứa banner khiêu dâm cho đến yêu cầu tải phần mềm miễn phí giả mạo… xuất hiện trên màn hình. Thông thường, số lượng pop-up xuất hiện không cố định mà rất ngẫu nhiên, số lần cũng vậy. Có khi hơn 30 phút, bạn không thấy pop-up nào, nhưng cũng có khi chỉ trong 1 phút bạn nhận được cả chục pop-up.

Pop-up xuất hiện dày đặt trên màn hình máy tính là dấu hiệu chắn chắn là hệ thống đang bị tấn công.Pop-up xuất hiện dày đặt trên màn hình máy tính là dấu hiệu chắn chắn là hệ thống đang bị tấn công.

Thường những pop-up dạng này miễn nhiễm với các công cụ chống pop-up, dù bạn có cài các công cụ hỗ trợ chặn cũng không tác dụng. Chắc chắn các nội dung trên cửa sổ pop-up sẽ dẫn đến các trang độc hại, tần số và số lượng xuất hiện cũng nhằm khiến bạn phải vô tình nhấn nhầm và chúng đạt được mục đích.
Cách xử lý: Ngoài cách gỡ bỏ những công cụ, phần mềm cài gần nhất gây ra hiện tượng xuất hiện pop-up thì bạn nên quét hệ thống bằng các công cụ diệt virus. Nếu vẫn không khắc phục được thì tốt nhất hãy khôi phục hệ thống về thời điểm tốt nhất để đảm bảo an toàn cho thông tin và dữ liệu.
Dấu hiệu thứ 5: Người thân nhận được email hoặc tin nhắn giả mạo tài khoản của bạn
Phương thức gửi email chứa nội dung dẫn tới trang chứa mã độc đến toàn bộ danh sách địa chỉ liên hệ trong Contacts thường được hacker sử dụng để phát tán malware. Hiện tại, đa phần những nội dung email do hacker gửi đi từ chính địa chỉ email của nạn nhân thường chứa một đường link với lời mời mọc hấp dẫn. Trước đây, kẻ tấn công thường chèn một hoặc nhiều tập tin đính kèm vào thẳng email, nhưng cách này hiện tại không hiệu quả vì tường lửa và những trình antivirus mới có thể quét và xóa sạch.

Hacker dùng email của bạn để phát tán virus qua thư điện tử.Hacker dùng email của bạn để phát tán virus qua thư điện tử.

Hacker hiện tại cũng khai thác những lợi thế của các mạng xã hội, nhất là Facebook để phát tán mã độc. Một khi đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản Facebook, kẻ tấn công có thể dùng công cụ để gửi tin nhắn, cập nhật trạng thái mới với đường link chứa malware đến tường hoặc hộp thư, tin nhắn của các tài khoản có trong danh sách bạn của nạn nhân. Các trình antivirus hiện tại cũng bổ sung tiện ích nhằm chống lại những cách phát tán dạng này, nhưng kẻ tấn công luôn thay đổi cách thức tấn công trên mạng xã hội nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của trình chống virus.
Cách xử lý: Ngay lập tức sau khi nhận được thông tin về việc nhận được email chứa mã độc từ bạn bè, bạn hãy nhanh chóng quét virus cho máy tính, đổi mật khẩu cho tài khoản email hay mạng xã hội. Kích hoạt chức năng xác thực 2 bước nhằm đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản email, tham khảo thêm cách kích hoạt bảo mật 2 bước cho Gmail tại www.pcworld.com.vn/T1235742.

Dấu hiệu thứ 6: Mật khẩu của tài khoản trực tuyến đột ngột bị thay đổi
Nếu một hay nhiều mật khẩu của tài khoản email, mạng xã hội… của bạn bất ngờ bị thay đổi thì chắc chắn các tài khoản này đã bị hack. Nhiều nguyên nhân xuất phát từ việc người dùng làm theo những email giả mạo hướng dẫn thay đổi mật khẩu, từ đó tạo điều kiện cho hacker chiếm quyền những tài khoản khác.

Cần lấy lại quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng khi bị hacker tấn công.Cần lấy lại quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng khi bị hacker tấn công.

Cách xử lý: Trước tiên, bạn hãy tìm cách thông báo đến bạn bè, đối tác, người thân tình trạng tài khoản của mình đã bị hack và khuyên họ đừng làm theo những gì mà hacker dùng tài khoản của mình để dụ dỗ. Tiếp theo, hãy tìm cách lấy lại mật khẩu bằng công cụ “Quên mật khẩu” trên các dịch vụ trực tuyến. Một lần nữa, chức năng xác thực 2 bước cần được kích hoạt để đảm bảo an toàn cho các tài khoản của bạn.
Dấu hiệu thứ 7: Máy tính tự cài những phần mềm lạ
Máy tính tự động cài những phần mềm không mong muốn mặc dù người dùng cố gắng nhấn nút Hủy (Cancel) và không thể nào gỡ bỏ được, là dấu hiệu tiếp theo cho thấy máy tính đã bị tấn công.

Sử dụng các công cụ chuyên dụng để tìm những ứng dụng ẩn tự cài đặt.Sử dụng các công cụ chuyên dụng để tìm những ứng dụng ẩn tự cài đặt.
Nhiều trường hợp máy tính được cài trình chống virus nhưng những phần mềm độc hại tự cài vẫn “qua mặt” được vì hacker có khả năng tạo ra những giấy phép giả những hãng phần mềm lớn. Để những phần mềm này có thể nằm trên máy và tự cài được thì trước đó, có một mã độc (thường là trojan) đã xâm nhập vào hệ thống và thực thi những lệnh từ hacker để tải các gói phần mềm khác để phục vụ mục đích của mình.
Cách xử lý: Với thủ đoạn “luồn lách” mới của hacker thì chức năng gỡ bỏ phần mềm tích hợp của Windows không còn hiệu quả nữa. Bạn phải dùng đến những công cụ mạnh hơn, chẳng hạn như Autoruns (http://download.sysinternals.com/files/Autoruns.zip). Tiện ích này có thể hiển thị toàn bộ những phần mềm đã cài trên hệ thống, kể cả những phần mềm được hacker ẩn danh mà tiện ích Uninstall Programs của Windows không thể nhận ra. Bạn có thể vô hiệu các tiến trình và ứng dụng lạ và khởi động lại máy tính, sau đó hãy gỡ bỏ chúng ra khỏi hệ thống.

Dấu hiệu thứ 8: Con trỏ chuột chạy lung tung và dừng lại đúng mục tiêu chỉ định của hacker
Nếu con trỏ chuột trên máy tính của bạn không thể điều khiển được, mà nó tự chạy và cuối cùng dừng lại ở một tùy chọn nào đó được định sẵn, rất chính xác thì chắc chắn máy tính đã bị tấn công.


Cách xử lý: Bạn cần ngắt kết nối mạng ngay lập tức khi có dấu hiệu này, vì rất có thể máy tính đang được điều khiển từ xa bằng một công cụ nào đó do hacker tạo ra. Sau đó, dùng một máy tính an toàn để kiểm tra lại xem các tài khoản thanh toán, ngân hàng có được an toàn không và thay đổi mật khẩu ngay. Cuối cùng, hãy cài lại máy tính hoặc khôi phục hệ thống về nguyên bản của nhà sản xuất.
Dấu hiệu thứ 9: Các chương trình chống virus, Task Manager, Registry Editor bị vô hiệu hóa
Đây là những cách cần thiết và cơ bản nhất để chiếm quyền điều khiển một máy tính của mọi hacker. Khi bị vô hiệu hóa, các trình antivirus, Task Manager hay Registry Editor không thể khởi chạy được, các tùy chọn liên quan sẽ bị mờ. Lúc này, hacker tha hồ lộng hành trên máy tính của bạn mà không sợ bị ngăn chặn.

Task Manager hay những công cụ hệ thống khác bị vô hiệu cho biết bạn đã mất quyền kiểm soát máy tínhTask Manager hay những công cụ hệ thống khác bị vô hiệu cho biết bạn đã mất quyền kiểm soát máy tính

Cách xử lý: Có nhiều công cụ để kích hoạt lại các công cụ Task Manager hay Registry Editor mà bạn có thể thấy trên các kết quả từ các công cụ tìm kiếm, nhưng cách này không giải quyết triệt để. Virus, mã độc vẫn còn trên máy tính và ngày càng phát tán rộng rãi hơn. Do đó, cách tốt nhất vẫn là khôi phục hoặc cài lại hệ điều hành.
Dấu hiệu thứ 10: Tài khoản ngân hàng bị mất tiền
Đến lúc phát hiện tài khoản ngân hàng của bạn bị hao hụt là hacker đã đạt được mục đích, những thông tin cần thiết để thực hiện một giao dịch đã bị chúng chiếm giữ.
Cách xử lý: Nhanh chóng liên hệ với ngân hàng hay các dịch vụ thanh toán để yêu cầu khóa tài khoản và thực hiện các thủ tục cần thiết để lấy lại thông tin tài khoản. Sau đó, hãy reset (cài lại) toàn bộ những thiết bị có thực hiện giao dịch trước đó và chứa thông tin tài khoản ngân hàng, từ máy tính, smartphone đến máy tính bảng.

Dấu hiệu thứ 11: Nhận được cuộc gọi về những đơn đặt hàng
Hacker đã có được thông tin tài khoản thanh toán của bạn nhưng chưa thể trả tiền để mua hàng, các cửa hàng hoặc dịch vụ bán hàng qua mạng phải gọi điện xác nhận trước khi thanh toán. Bạn cần tỉnh táo để không bị mất tiền vì những món đồ không phải do mình đặt mua.
Cách xử lý: Hủy các đơn hàng đã đặt với thông tin thanh toán của bạn, nhờ sợ can thiệp của cơ quan chức năng để được bảo vệ. Sau đó, nhanh chóng đổi mật khẩu cho các tài khoản thanh toán trực tuyến, ngân hàng.
PC World VN, 10/2014


Cách lấy lại tài khoản Facebook bị hack

Nguồn:
http://www.quantrimang.com.vn/cach-lay-lai-tai-khoan-facebook-bi-hack-116851

Khi sử dụng Facebook hoặc bất kỳ các tài khoản nào khác rất dễ bị mất mật khẩu hoặc bị hack tài khoản thông qua nhiều cách khác nhau. Trong trường hợp bị hack, không những mật khẩu bị thay đổi mà có thể email, số điện thoại cũng bị thay đổi vì thế việc phục hồi password không còn có tác dụng nữa. 

Các bạn có thể tham khảo cách làm của chúng tôi ở dưới đây để lấy lại tài khoản Facebook bị hack
Bước 1: Các bạn truy cập vào địa chỉ : https://www.facebook.com/hacked và click chọn My account is Compromised






Bước 2: Nhập địa chỉ email đăng ký tài khoản Facebook của bạn



Bước 3: Các bạn hãy nhập mật khẩu cũ của bạn trước khi bị hack



Bước 4: Sau đó, các bạn sẽ nhận được thông báo đổi mật khẩu và làm như hình dưới đây






Bước 5: Sau khi hoàn thành, các bạn sẽ được chuyển tới trang để nhập mật khẩu mới




Tuy nhiên sau khi đã reset mật khẩu và đăng nhập lại, có thể bạn vẫn sẽ chưa vào được Facebook. Khi đó, bạn hãy đợi 24 giờ sau đăng nhập lại thì có thể đăng nhập bình thường.
Để hạn chế tình trạng bị hack, Facebook cũng đưa ra một số lời khuyên cho người dùng như nên chọn mật khẩu đủ mạnh, có sự kết hợp của nhiều ký tự khác nhau; tập thói quen đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng trên các thiết bị lạ; chạy phần mềm diệt virus và quan trọng nhất là cân nhắc trước khi click chuột vào bất kỳ nội dùng gì.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn!

Để an toàn trước những hiểm họa trên Facebook

Nguồn:

http://www.khoahocphothong.com.vn/newspaper/detail/41281/de-an-toan--truoc-nhung-hiem-hoa-tren-facebook.html




Một loạt giải pháp và các phân tích chuyên sâu trong bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ tài khoản Facebook của mình trước các nguy cơ bị nhiễm virus, mã độc từ các đường link lừa đảo, dẫn dụ bạn bấm vào để tạo hình đẹp, dùng biểu tượng vui nhộn... Không chỉ có vậy, bài viết còn gợi ý các hình thức bảo vệ máy tính khi kết nối Internet.


1. Mối đe dọa Clickjacking

Clickjacking là một trong những công cụ lâu đời nhất được sử dụng bởi những kẻ lừa đảo trên mạng Internet, là thành phần được sử dụng phổ biến nhất cho các mối đe dọa. Bằng các cách đánh lừa người dùng bấm vào liên kết (link) có nội dung được nhiều người quan tâm để hướng đến nội dung độc hại. Chẳng hạn, bạn có thể bấm vào một nút, nhưng thay vì đưa đến một trang cụ thể nó tự kích hoạt webcam trên máy.
Trên Facebook và các trang web truyền thông xã hội khác, clickjacking đã được sử dụng trong nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, likejacking là một biến thể của Clickjack, đây còn là một kỹ thuật độc hại lừa người dùng vô tình “thích (bấm nút Like)” một trang Fan Page nào đó.
Clickjacking trên Facebook cũng đã được sử dụng để lây nhiễm máy tính của người dùng với các mã độc hại.Khi bấm vào một liên kết độc hại, bạn đã vô tình tải về phần mềm độc hại vào máy tính của của mình. Một số kỹ thuật được sử dụng trong các cuộc tấn công clickjacking gần đây bao gồm:
- Tin lừa đảo, thường liên quan đến các tin đồn giải trí gây tranh cãi để thu hút người dùng bấm vào liên kết độc hại. Chẳng hạn, tin lừa đảo về một người nổi tiếng bị chết.
- Nội dung độc quyền: các cuộc tấn công đi kèm với báo cáo gần đây cho biết, kẻ gian lôi kéo người dùng truy cập vào trang web hoặc hình ảnh độc quyền có tính hấp dẫn cao.
- Tin mới nhất: cuộc tấn công này lợi dụng những tin tức mới nhất và các xu hướng tận dụng bản năng của con người là làm thế nào để cập nhật các tin tức sự kiện trong thời gian sớm nhất.
- Khuyến mãi/cuộc thi: cuộc tấn công này được thực hiện nhằm lôi kéo người dùng đến với một chương trình khuyến mãi hoặc cuộc thi lớn. Người dùng sẽ được yêu cầu bấm vào một liên kết để đăng ký xem quảng cáo hoặc tham gia cuộc thi.


Cách phòng ngừa

Facebook tiếp tục thực hiện cập nhật trang web để bảo vệ người dùng khỏi các hình thức Clickjacking, nhưng bạn có thể chủ động phòng tránh những mối đe dọa này. Để bắt đầu, bạn tránh bấm vào liên kết trong trang News Feed của Facebook; nếu nó quá tốt và đảm bảo an toàn thì có thể truy cập.
Ngoài ra, bạn tránh xem những tiêu đề liên quan đến tin một ai đó đã chết. Và hãy cảnh giác với các tiêu đề hấp dẫn mà bạn biết rằng nó không thể nào là sự thật.
Bạn cũng nên hạn chế khả năng xem thông tin cá nhân trên trang Facebook, không bấm vào các liên kết tin tức có nguồn xuất hiện bí ẩn, thay vào đó chỉ đọc những tin tức mới nhất từ các trang tin đáng tin cậy.
Là một công dân mạng tốt và giúp đỡ cộng đồng bằng cách chủ động báo cáo trang web đáng ngờ lên quản trị viên Facebook.
Nếu đang sử dụng trình duyệt Firefox, hãy cài đặt add-on miễn phí NoScript. Tính năng Clear Click của nó có khả năng bảo vệ chống lại Clickjacking.
Cuối cùng, cài đặt các phần mềm phòng chống virus để có khả năng bảo vệ máy tính và người dùng khi truy cập Internet.


2. Lừa đảo

Một cuộc tấn công lừa đảo là phiên bản trực tuyến của hoạt động mạo danh. Những kẻ tấn công sẽ mạo danh một thực thể đáng tin cậy, chẳng hạn như bạn sẽ nhìn thấy một cổng thông tin đăng nhập Facebook trông như thật. Một khi nhập tên tài khoản và mật khẩu của mình vào, thì về cơ bản là bạn đã bàn giao tài khoản Facebook cho kẻ tấn công!
Một trong những cuộc tấn công lừa đảo phổ biến gần đây nhất là một ứng dụng giả mạo được sử dụng để ăn cắp thông tin đăng nhập. Trong năm 2013, một báo cáo liên quan đến ứng dụng cho phép bạn xem ai đã xem trang hồ sơ cá nhân Facebook của mình. Trang web giả mạo xuất hiện như là trang đăng nhập Facebook, cung cấp 2 tùy chọn để kích hoạt ứng dụng giả mạo. Tùy chọn đầu tiên yêu cầu người dùng nhập thông tin của họ vào trang web giả mạo, trong khi lựa chọn thứ hai yêu cầu tải về và cài đặt phần mềm nhận thông báo khi có ai đó xem hồ sơ của mình. Trong thực tế, phần mềm độc hại này sẽ thiết lập một keylogger trên máy tính nạn nhân và gửi dữ liệu đăng nhập đến những kẻ lừa đảo ngay sau khi kết nối Internet được phát hiện.


Cách phòng ngừa

Một trong những cách cơ bản nhất để ngăn chặn một cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến là để kiểm tra URL (link) trong thanh địa chỉ để chắc chắn rằng bạn đang thực sự nhập thông tin đăng nhập vào trang đăng nhập Facebook chính hãng và không phải là giả mạo.Ngoài ra, bạn tìm kiếm biểu tượng ổ khóa để đảm bảo nó là một trang an toàn (https); nếu không chắc chắn, bạn hãy bấm vào biểu tượng ổ khóa để xác nhận danh tính của trang web được xác minh là Facebook.com. Thực hiện việc này một bước xa hơn và đảm bảo bạn đang sử dụng thế hệ mới nhất của trình duyệt web; chắc chắn rằng trình duyệt web của mình được cập nhật một cách thường xuyên. Các trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer và Opera mới nhất hiện nay đều tích hợp khả năng bảo vệ chống lừa đảo và các phần mềm độc hại.
Không bấm vào liên kết Facebook hứa hẹn một cái gì đó mới lạ trước khi xác nhận nó được lấy từ một trang web có uy tín. Chẳng hạn, trong cuộc tấn công lừa đảo nói trên, tất cả các nạn nhân đều muốn tìm hiểu xem ai đã xem hồ sơ của mình, có thể bằng cách đăng một câu hỏi lên một trang web uy tín liên quan đến công nghệ...
Bạn cũng có thể sử dụng một ứng dụng mới có tên Fakeoff (https://www.fakeoff.me) sử dụng thuật toán để phát hiện một hồ sơ giả mạo bằng cách phân tích thông tin hồ sơ cá nhân và thậm chí kiểm tra xem các bức ảnh hồ sơ là giả mạo.


3. Facebook Team

Cuộc tấn công này cũng sử dụng phương pháp mạo danh. Kẻ gian sẽ gửi cho bạn một tin nhắn giả dạng là admin Facebook hoặc hỗ trợ khách hàng. Một tin nhắn thông thường sẽ yêu cầu bạn một số hành động khẩn cấp, chẳng hạn bấm chuột vào một file đính kèm hoặc liên kết để cập nhật tài khoản hoặc đối phó với những truy vấn. Liên kết sẽ dẫn đến trang web phần mềm độc hại, và bất kỳ file đính kèm sẽ được đóng gói với phần mềm độc hại lây nhiễm vào máy tính của bạn.
Một biến thể khác của Facebook Team có thể là mối đe dọa chính là giả mạo lời mời từ một giải thưởng nếu bạn chuyển tiếp nó cho tất cả các bạn bè của mình hoặc đăng nội dung (thư rác) lên tường của họ. Trang web giả mạo cũng có thể được thiết lập cho chương trình clickjacking. Một ví dụ là iBanking, một ứng dụng Android độc hại được thiết kế để gian lận ngân hàng điện tử và đặc biệt là bỏ qua tính năng xác thực hai yếu tố được sử dụng bởi các ngân hàng. Người dùng được thu hút cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông qua JavaScript.


Cách phòng ngừa

Điều này đòi hỏi một chút suy nghĩ và phán đoán từ phía người sử dụng. Facebook có những quy định chống thư rác nghiêm ngặt với lý do ngăn không cho phép một ai đó gửi spam. Ngoài ra, nhiều thông điệp được gửi từ Facebook giả mạo sẽ được viết bằng ngữ pháp nghèo, đó là chưa kể lỗi trong quá trình đánh máy.
Nếu bạn nhận được một tin nhắn đáng ngờ từ “Facebook Team”, hãy xóa nó ngay lập tức mà không cần bấm bất cứ điều gì và báo cáo cho quản trị viên Facebook nhờ giúp đỡ.


4. Ứng dụng Facebook giả mạo

Các game trên Facebook được sử dụng phổ biến như Candy Crush Saga, Family Heroes... là mục tiêu của các game giả mạo, nhằm phục vụ mục đích Clickjacking, phần mềm độc hại hay lừa đảo. Ứng dụng giả mạo trông giống như thật, và nhiều người thường bấm cho phép nó mà không cần suy nghĩ nhiều. Trước khi biết điều này, tài khoản Facebook của bạn đã bị tấn công và được sử dụng để phát tán thư rác tới tất cả bạn bè của mình. Một số ứng dụng cũng thực hiện tính năng tag để phát tán thư rác trên Facebook.


Cách phòng ngừa

Việc phát hiện một ứng dụng giả mạo có thể khá khó khăn bởi vì chúng được thiết kế trông rất giống với thật. Cách tốt nhất để tránh một ứng dụng giả mạo là tránh các ứng dụng của bên thứ ba. Tuy nhiên, đây có thể là một điều rất cực đoan và có thể không phải là lựa chọn tốt cho những ai thích chơi game hàng ngày trên Facebook.
Phương pháp tiếp cận thực tế hơn là phải rất chọn lọc các ứng dụng mà bạn cài đặt. Gắn bó với các nhà phát triển nổi tiếng và luôn thực hiện các nghiên cứu sâu rộng trước khi cho phép một ứng dụng truy cập vào tài khoản Facebook của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra lại danh sách các ứng dụng mà mình đã cho phép truy cập vào tài khoản bằng cách vào mũi tên thả xuống (nằm ở phía góc trên bên phải trang Facebook), di chuyển xuống, bấm vào Settings > Apps. Sau đó, bạn xem lại quyền truy cập của ứng dụng đang sử dụng, hãy xóa bất kỳ ứng dụng mà mình không chắc chắn về nó.
Bạn truy cập vào Timeline and Tagging >Tag Review và kích hoạt phần Review posts friends tag you in before they appear on your timeline.


5. Phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại và virus có thể được cài vào máy tính thông qua Facebook bàng cách sử dụng bất kỳ phương pháp nào nói trên. Các phần mềm này được phát hiện gần đây gồm Zeus (một trojan house), Koobface (sử dụng clickjacking để lây nhiễm máy tính người dùng), virus LOL (lây lan qua chức năng chat của Facebook thu hút bạn bè bấm vào file đính kèm để tải file java có chứa phần mềm độc hại từ Dropbox).


Cách phòng ngừa

Mối đe dọa mọc lên hàng ngày, và cách tốt nhất để tránh phần mềm độc hại là không bấm vào liên kết trong các cuộc trò chuyện từ những người không phải là bạn bè của bạn. Cập nhật bảo mật để bạn không thể nhận tin nhắn như vậy nữa. Cụ thể hơn, Zeus hướng đến mục tiêu người dùng Windows (Mac và như Linux ít bị ảnh hưởng). Do đó, bạn có thể xem xét tránh Windows để chuyển sang một nền tảng hệ điều hành máy tính khác.
Đối với virus LOL, bạn hãy tránh tải những file có từ LoL đính kèm trong tin nhắn. Nếu không chắc chắn tin nhắn đó được gửi từ bạn bè của mình, bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho họ hoặc gửi email để hỏi lại.
Người sử dụng Windows cũng nên đảm bảo cài đặt một chương trình chống virus tốt, và cập nhật trình duyệt web của mình lên phiên bản mới nhất.


NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG thuphuong21111991@gmail.com