Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Sử dụng các chế độ ưu tiên khẩu độ(A-Av)tốc độ(S-Tv) và lập trình(P)

Nguồn ở link này:http://vinacamera.com/?p=248

How to use Program, Aperture Priority and Shutter Speed Priority modes

 


VinaCamera.com – Đối với nhiều người sử dụng máy ảnh KTS, lúc nào nên chọn chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A ở Nikon / Av ở Canon), ưu tiên tốc độ cửa chập (S ở Nikon / Tv ở Canon) và chế độ lập trình sẵn (P) là một câu hỏi phức tạp. Sau đây là hướng dẫn giúp các bạn hiểu rõ các yếu tố tạo nên một bức ảnh cũng như đặc điểm của từng yếu tố để sử dụng từng chế độ cho phù hợp.
1. Phơi sáng (exposure)
Một bức ảnh được tạo ra bởi quá trình thu nhận ánh sáng lên cảm biến của máy ảnh KTS (image sensor) – mà trước đây là bản phim nhựa – tức là cho cảm biến hay phim “phơi sáng” (exposure). Có ba yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phơi sáng: Độ nhạy ISO, khẩu độ mở (của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính) và tốc độ cửa chập (thời gian – thường tính bằng một phần của giây đồng hồ).

- Độ nhạy ISO: càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy, ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
- Khẩu độ mở: càng lớn thì luồng ánh sáng lọt qua lỗ điều tiết ánh sáng (aperture) càng nhiều làm ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi). Chú ý: Khẩu độ mở được tính bằng chỉ số f/stop, ví dụ f/1.4, f/2.8, f/8 hay f/32; chỉ số này càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại.
- Tốc độ cửa chập: Cửa chập là bộ phận mở ra (rồi đóng lại) khi bấm máy nhằm điều chỉnh thời gian phơi sáng của cảm biến. Tốc độ cửa chập càng chậm, thì thời gian phơi sáng càng nhiều, dẫn tới ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
Ở máy ảnh sử dụng phim nhựa truyền thống, độ nhạy ISO phụ thuộc vào loại phim người chụp sử dụng, ví dụ phim ISO-100, ISO-400; hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập đều được điều chỉnh bằng tay (cơ học) bằng cánh điều chỉnh vòng khẩu độ trên ống kính (aperture ring) và vòng tốc độ trên thân máy (shutter speed dial), và vì vậy các máy này thường được gọi là các máy “cơ” (manual). Chế độ “cơ” hoàn toàn -  được ký hiệu là M (Manual) ở mọi loại thân máy – này hiện vẫn còn được sử dụng ở các máy ảnh KTS trung/cao cấp và chuyên nghiệp để giúp nhiếp ảnh gia có thể làm chủ hoàn toàn các yếu tố phơi sáng một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, để máy ảnh trở nên “thân thiện” hơn với người chơi ảnh thuộc mọi tầng lớp, dựa vào sự tiến bộ của công nghệ chế tạo máy ảnh, các nhà sản xuất đã phát triển nhiều tính năng tự động cho máy ảnh như chế độ lập trình sẵn (progam), ưu tiên khẩu độ mở (aperture priority) và ưu tiên tốc độ cửa chập (shutter speed priorty).

Ký hiệu các chế độ này có khác nhau đôi chút ở các hãng khác nhau. Ví dụ:
- Lập trình sẵn: Program (P) ở cả Canon và Nikon
- Ưu tiên khẩu độ mở: Aperture value (Av) ở Canon và Aperture priority (A) ở Nikon
- Ưu tiên tốc độ cửa chập: Time value (Tv) ở Canon và Shutter speed priority (S) ở Nikon
2. Đặc điểm các yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
Để bức ảnh được phơi sáng hợp lý, người chụp cần điều chỉnh tăng giảm các yếu tố nêu trên một cách linh hoạt. Đối với độ nhạy ISO, trong những trường hợp đã tận dụng hết khả năng hai yếu tố còn lại mà máy ảnh cho phép nhưng vẫn không đạt được hiệu quả ánh sáng mong muốn, người chụp thường phải tăng độ nhạy ISO của cảm biến (hay phim).
Vậy còn hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập? Tại sao không luôn cố định một trong hai yếu tố và chỉ cần tăng giảm yếu tố còn lại cho bớt phức tạp, chẳng hạn tại sao không luôn để ống kính mở ở khẩu độ tối đa rồi chỉ cần điều chỉnh tốc độ chụp? Thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy bởi mỗi yếu tố đều đi kèm với những điều kiện và hiệu ứng nhất định đối với bức ảnh.
Đặc điểm tốc độ cửa chập
Tốc độ cửa chập điều tiết thời gian phơi sáng của cảm biến. Nếu khoảng thời gian phơi sáng dài (tốc độ chậm), ảnh sẽ bị ảnh hưởng bởi các chuyển động của chủ thể muốn chụp và việc rung tay máy cầm chụp (hand-holding), dẫn tới hình ảnh ghi nhận sẽ bị nhòe mất nét (blur). Mỗi người chụp có khả năng giữ cho máy không rung ở tốc độ tối thiểu cho phép, nhưng nhìn chung, để đảm bảo ảnh không bị nhòe do rung tay máy, tốc độ cửa chập an toàn nhất để có được hình ảnh nét căng (stack sharp) phải là 1/250s (giây). Trong nhiều trường hợp ánh sáng quá yếu đòi hỏi phải đặt tốc độ của chập rất chậm – như 1/60s, 1/30s hay 1 giây và thấp hơn, thâm chí ngay cả những tay máy lão luyện cũng phải đặt máy lên chân máy (tripod) mới có thể triệt tiêu được hiện tượng rung tay. Tuy vậy, dù tay máy của bạn có vững đến đâu đi chăng nữa và ngay cả chân máy cũng không thể khiến chủ thể đứng yên để chụp (như trong chụp thể thao, chim thú, v.v…) vì vậy vẫn phải tăng tốc độ cửa chập lên cao – ví dụ: chụp chim trời bay lượn thường phải đặt ở tốc độ lớn hơn 1/1250s) để loại bỏ hiện tượng nhòe ảnh.
Trong điều kiện ánh sáng không thuận lợi như quá sáng hay quá tối, điều chỉnh tốc độ cửa chập là giải pháp duy nhất tạo phơi sáng hợp lý. Trong điều kiện quá sáng, sau khi đã khép tối đa khẩu độ mở mà ống kính cho phép, người chụp sẽ phải điều chỉnh tăng tốc độ cửa chập để giảm hơn nữa giá trị phơi sáng của bức ảnh. Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng quá yếu, sau khi đã mở ống kính ở khẩu độ lớn nhất, người chụp sẽ phải giảm tốc độ cửa chập, đôi khi xuống rất thấp mới bảo đảm đủ sáng cho ảnh – và sẽ phải sử dụng chân máy để bảo đảm ảnh không bị nhòe.
Đặc điểm khẩu độ mở
Điều dễ hiểu là khẩu độ mở càng lớn (chỉ số f/stop càng nhỏ) thì ảnh càng sáng. Tuy nhiên, đi kèm mới lượng ánh sáng đi qua “lỗ” điều tiết ánh sáng (aperture) trong ống kính còn có các đặc điểm (cả mong muốn và không mong muốn) tạo hiệu ứng khác nhau cho mỗi bức ảnh.
Khẩu độ mở lớn giúp người chụp tạo phơi sáng phù hợp cho ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà vẫn muốn duy trì tốc độ cao để tránh hiện tượng rung tay máy. Nhưng khẩu độ mở càng lớn lại làm cho chiều sâu ảnh trường (depth of field / DOF) càng nhỏ và tăng hiệu ứng nhòa mờ mất nét ngoài vùng căn nét (bokeh) trên cùng một bức ảnh. Hơn nữa do công nghệ sản xuất ống kính, các khẩu độ mở lớn còn tạo ra hiện tượng tối hơn ở các mép ảnh (vignetting).
Việc điểu chỉnh khẩu độ mở giúp người chụp làm chủ chiều sâu ảnh trường của bức ảnh, chủ động tạo DOF lớn (hay còn gọi là “dày”) để mọi chủ thể trong khuôn hình đều nết, như trong ảnh phong cảnh hay chụp nhóm nhiều người; hay ngược lại tạo DOF nhỏ (hay còn gọi là “mỏng”) để đạt được những hiệu ứng xóa phông (blur background) hay bokeh cũng như vignetting mong muốn.
Như vây ta thấy, không thể luôn cố định một trong hai yếu tố khẩu độ mở hay tốc độ cửa chập để chỉ phải điều chỉnh yếu tố còn lại cho bớt phức tạp mà phải điều chỉnh cả hai yếu tố một cách linh hoạt tùy thuộc điều kiện ánh sáng và mục đích chụp để đạt được những hiệu ứng mong muốn.
Với máy ảnh KTS, ở chế độ “cơ” hoàn toàn (full manual), người chụp sẽ làm chủ mọi yếu tố phơi sáng. Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng “tính toán” cho người chơi ảnh không chuyên nghiệp, giúp xử lý nhanh trong các tình huống đặc biệt, công nghệ chế tạo máy ảnh KTS hiện đại – đặc biệt là công nghệ đo sáng tự động (metering) – đã cho ra đời những tính năng mới với các chế độ tự động và bán tự động làm hài lòng đông đảo người chơi ảnh
3. Chế độ lập trình sẵn (program)
Khác với chế độ tự động hoàn toàn (Auto / A) theo đó máy ảnh KTS sẽ tự động điều chỉnh mọi giá trị phơi sáng và tự động kích hoạt đèn flash khi thiếu sáng, với chế độ lập trình sẵn (P), máy ảnh KTS sẽ tự động điều chỉnh hai giá trị khẩu độ mở và tốc độ cửa chập, và cho phép người chụp điều chỉnh độ nhạy ISO, cân bằng trắng (White Balance / WB) và chế độ bật/tắt đèn flash (Flash ON/OFF).
Ngoài ra, ở chế độ P, người chụp còn có thể xoay bánh xe điều khiển để tạo các tổ hợp giá trị giữa khẩu độ mở và tốc độ, tạo ra các giá trị mong muốn; ví dụ, nếu đang ở chế độ P, máy căn sáng cho giá trị khẩu độ mở (A) = 4, và tốc độ cửa chập tương ứng là 1/60s để có ánh sáng phù hợp, người sử dụng có thể xoay bánh xe điều khiển về chiều này hoặc chiều kia để có các giá trị phơi sáng tương đương nhưng với tổ hợp khác nhau, nhưng tạo chiều sâu ảnh trường hay tốc độ để chống rung tay máy khác nhau: (1) xoay vòng bánh xe để mở khẩu ra f/2.8 và máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ nhanh lên 1/125s (tương đương về EV với f/4 + 1/60s), hoặc khép khẩu lên f/8 (để tạo chiều sâu ảnh trường lớn hơn với f/4) thì lúc này máy sẽ tự động giảm tốc độ xuống còn 1/15s (bù trừ 2 khẩu) để bảo đảm ánh sáng cho ảnh.

Gợi ý sử dụng chế độ P
- Khi chưa chủ động cách điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
- Muốn để máy tự động hoàn toàn nhưng muốn chủ động bật hay tắt đèn flash
- Muốn điều chỉnh độ nhạy ISO
- Muốn điều chỉnh chế độ cân bằng trắng

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Dùng hình dạng trong nhiếp ảnh (Kỳ 115)

Link :http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/dung-hinh-dng-trong-nhip-nh.html


tác giả Andy Nguyễntác giả Andy Nguyễn

Trừ khi bạn tính luôn không khí, trong thế giới của chúng ta có rất ít vật thể mà không có hình dáng. Hình dạng có ở khắp nơi. Đó là cái đầu tiên bạn nhìn thấy khi bạn xem một cảnh vật, mặc dù bạn có ý thức nó hay không.
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, hình dạng là một trong sáu yếu tố bao gồm đường nét, hình thể, kết cấu, màu sắc, và không gian. Gần như tất cả ảnh đều chứa ít nhất một hình dạng, nhưng những bức ảnh hay là những tác phẩm mà người chụp đã dùng hình dạng trong một cách độc đáo và thú vị.


Hình dáng cự âm Photo: Andy NguyễnHình dáng cự âm Photo: Andy Nguyễn

Hình dạng chỉ liên quan tới những giá trị hai chiều (2D) của một vật thể. Hình thể, anh em sinh đôi của “hình dạng”, cung cấp những giá trị ba chiều. Bạn có thể tìm nó trong bất cứ chủ thể nào với một đường viền rõ rệt. Để hiểu đơn giản nhất về ý tưởng này, hãy xem một tấm ảnh chụp ngược nắng, khi chủ thể được đặt đối diện một hậu cảnh sáng chói, thí dụ cảnh mặt trời lặn. Không tài liệu ba chiều nào được ghi lại trong một tấm ảnh in bóng, cho nên người xem được tự do tập trung vào hình dạng thôi.
Hình dạng không chỉ giới hạn với ảnh in bóng. Một chủ thể ba chiều (3D) cũng vẫn có thể có một hình dạng mạnh. Bí quyết là học cách tìm chủ thể với những hình dạng thú vị và chụp nó trong một cách tương đương thú vị. Giống những yếu tố thiết kế cổ điển khác, cách dùng hình dạng khéo léo có thể cho ảnh của bạn ý nghĩa và sự hấp dẫn. Hiểu về những loại hình dạng khác nhau và làm thế nào để đưa chúng vào tác phẩm của bạn là một phương pháp bạn có thể “vượt bực” tăng phẩm chất ảnh của bạn.
Hình dạng hữu cơ vs. hình dạng hình học
Những hình dạng hữu cơ thường có trong thiên nhiên. Chúng gồm có những đường cong, như những hình dạng bạn có thể thấy trên cánh hoa, cọng cỏ, và những hình dạng bất thường bạn có thể thấy trên mặt đá.
Ngược lại, những hình dạng hình học, thường thì thẳng và đối xứng. Như bạn có thể đã đoán biết, những hình dạng hình học thường có trong thế giới nhân tạo hơn trong thiên nhiên - và gồm những vật như kiến trúc, đường sá, và cầu.


Chiếc lá mùa thu hình trái tim.Chiếc lá mùa thu hình trái tim.

Hình dáng cự dương vs. hình dáng cự âm
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu ý thức nghĩ về hình dạng trong nhiếp ảnh của bạn, chắc bạn đang tập trung chủ yếu vào hình dạng cự dương. Những hình dạng cự dương được tìm trong những vật có thể thấy được. Một trái bí rợ có hình dáng cự dương. Một con chim có hình dáng cự dương. Nhưng bạn cũng nên dành thời giờ để tìm những hình dạng cự âm, hoặc những hình dạng được tạo thành bởi những vật thể bao quanh nhưng không tự có một hình thù nào rõ rệt. Loại hình dạng này có thể được tìm thấy ở những khung cổng, hoặc trong hình trái tim khi hai con chim cong cổ ngó nhau.


Những hình dáng hình học của đội Blue Angels. Photo: Andy NguyễnNhững hình dáng hình học của đội Blue Angels. Photo: Andy Nguyễn

Chuẩn bị thực hành
Đôi khi bạn cần trở thành một người xem ảnh để trở thành một người chụp ảnh giỏi hơn. Một bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện trên con đường “tinh thông” hình dạng là nhìn qua ảnh của bạn và khám xét từng tấm để xem nếu bạn có thể tìm được những hình dáng cự dương hoặc cự âm. Chọn những tấm bạn thích, cũng như những tấm “không ra gì”. Tìm những tấm có hình dạng hình học rõ rệt, và tự hỏi mình tại sao đó là một tấm ảnh tốt. Và để tập quan sát, hãy tìm những hình dáng hữu cơ trong những bức ảnh bạn chụp.
Một khi bạn xong với bộ ảnh của mình, tìm kiếm ý tưởng với những ảnh trào lưu và những bộ ảnh chụp bởi những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Chắc bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hình dạng trong những tác phẩm này.
Áp dụng những kỹ năng mới này với bạn mỗi khi đi chụp. Nếu bạn không thể tìm hình dáng rõ rệt nào trong cảnh vật, thử ở một góc cạnh khác. “Tự ép” mình để ý những hình dạng trong mọi nơi sẽ giúp  bạn phát triển một “cái nhìn” tự nhiên mỗi khi đưa máy lên để click.

4 cách tạo ảnh tốt hơn mà không cần phải mua thêm đồ nghề (kỳ 114)

Nguồn ở đây: http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/4-cach-to-nh-tt-hn-ma-khong-cn-phi-mua-them-ngh-k-114.html


Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Bạn là một người chụp ảnh. Bạn thích ra ngoài và cố gắng tận lực để tạo nên những hình ảnh tốt đẹp. Những tay ảnh còn thích một cái gì khác nữa: đồ nghề nhiếp ảnh. Đôi khi bạn có thể nhận thấy rằng bạn bỏ ra nhiều thời giờ để tìm ống kính mới, máy ảnh mới, hoặc đồ phụ tùng hơn là thật sự chụp ảnh với nó. Khi bạn tiếp xúc với những tay ảnh khác, bạn sẽ nghe họ “tán” về những “đồ chơi”  mới nhất vừa mới ra thị trường.

Vì sao một số tay ảnh lại “ghiền” đồ nghề? Có những ý kiến cho rằng những tay máy đã bị rơi vào cái bẫy quảng cáo. Có đôi khi ta nghĩ rằng một ống kính mới, một thân máy mới, sẽ “cải tiến” những hình ảnh vì nó là một dụng cụ tốt hơn. Điều này có thể đúng, nhưng chỉ đúng phân nửa. Một ống kính mới có thể làm ảnh của bạn một tí sắc bén hơn hoặc có bokeh (hậu cảnh) đẹp hơn, nhưng cách tốt nhất để chụp được ảnh đẹp sự tiến bộ trong  khả năng chụp ảnh của bạn. Sau đây là một vài ý tưởng có thể giúp bạn tạo nên ảnh đẹp hơn.
1. Trở thành một người “kén” ánh sáng
Ánh sáng là chủ chốt cho mỗi tấm ảnh bạn chụp. Nếu bạn muốn một tấm ảnh tốt, chụp trong ánh sáng tốt, nếu bạn muốn một tấm ảnh ngoạn mục, chụp trong ánh sáng ngoạn mục. Thật sự không có gì gọi là ánh sáng xấu mà chỉ có ánh sáng tốt hơn để chụp ảnh.
Ánh sáng là yếu tố tối quan trọng trong nhiếp ảnh cao cấp. Bạn có thể nghĩ rằng chụp ảnh ngay giữa ngày là tốt nhất vì trời sáng chói, và tất cả ánh sáng bạn cần đều hiện lên trong ảnh đó. Đúng, lúc đó có thể có rất nhiều ánh sáng, nhưng cũng có rất nhiều độ tương phản (những phần chói quá sáng và những phần bóng quá tối). Kết quả là một tấm ảnh không “ăn ảnh” bởi vì ánh sáng “xẹp lép” và không hấp dẫn cho lắm.
Làm cách nào để bạn thoát khỏi khuynh hướng chụp ảnh bất cứ giờ nào? Trở thành một người kén ánh sáng. Có nghĩa, lần sau bạn đi ra với máy ảnh của bạn. Ráng đi vào những giờ có “ánh sáng vàng”. Đi chụp trong buổi sáng sớm hoặc buổi chiều trước hoàng hôn. Cẩn thận chọn chủ thể của bạn, đặt bố cục một cách quả quyết, và chụp với chủ ý rõ rệt.


Thành phần chủ chốt của một tấm ảnh là ánh sáng. Photo: Andy NguyễnThành phần chủ chốt của một tấm ảnh là ánh sáng. Photo: Andy Nguyễn

2. Trở nên uyển chuyển hơn
Bạn có thường xuyên chụp ảnh từ chiều cao đang đứng của bạn và chụp theo chiều ngang? Tôi đã từng thấy rất nhiều người làm như vậy khi họ cầm cell phone hoặc iPad của họ để chụp hình. Đó là vì chúng ta cảm thấy thoải mái với cách đó. Hãy thay đổi một tí. Tìm những góc cạnh bất thường và vị trí thuận lợi.


Góc cạnh khác thường của chiếc B-29. Photo: Andy NguyễnGóc cạnh khác thường của chiếc B-29. Photo: Andy Nguyễn

3. Lấy đúng khoảnh khắc
Nếu bạn bấm nút chụp quá sớm, cảnh quan trọng chưa diễn ra, nếu bạn bấm nút chụp quá trễ, cảnh đó đã qua, bạn phải bấm nút cửa chập ở đúng giây phút đó. Điều này không phải dễ làm. Nó đòi hỏi nhiều thực tập và khả năng cảm nhận hoặc suy đoán những gì sắp xảy ra kế tiếp. Vậy khi nào là khoảnh khắc đó? Thời điểm này khác nhau cho mỗi người chụp và mỗi tấm ảnh. Bạn sẽ biết khi bạn chụp được khoảnh khắc đó vì tấm ảnh sẽ đáng nhớ. Một ngày nào đó, khoảnh khắc sẽ tới, nhưng bạn phải sẵn sàng và bạn có thể phải kiên nhẫn.


Khoảnh khắc ‘đứng tim’ Photo: Andy NguyễnKhoảnh khắc ‘đứng tim’ Photo: Andy Nguyễn

4. Dùng những gì bạn đã có
Nếu đời máy ảnh của bạn ít hơn năm năm cũ, nhiêu đó hoàn toàn đủ để chụp những tấm ảnh làm “sững sờ “người xem. Một thân máy mới sẽ chụp ảnh với độ phân giải cao hơn (nhiều Megapixels hơn) hoặc có bộ phận giảm noise tốt hơn, nhưng tôi tin chắc rằng bạn có thể chụp được những ảnh tuyệt vời với máy ảnh hiện tại của bạn.