Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Dùng hình dạng trong nhiếp ảnh (Kỳ 115)

Link :http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/dung-hinh-dng-trong-nhip-nh.html


tác giả Andy Nguyễntác giả Andy Nguyễn

Trừ khi bạn tính luôn không khí, trong thế giới của chúng ta có rất ít vật thể mà không có hình dáng. Hình dạng có ở khắp nơi. Đó là cái đầu tiên bạn nhìn thấy khi bạn xem một cảnh vật, mặc dù bạn có ý thức nó hay không.
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, hình dạng là một trong sáu yếu tố bao gồm đường nét, hình thể, kết cấu, màu sắc, và không gian. Gần như tất cả ảnh đều chứa ít nhất một hình dạng, nhưng những bức ảnh hay là những tác phẩm mà người chụp đã dùng hình dạng trong một cách độc đáo và thú vị.


Hình dáng cự âm Photo: Andy NguyễnHình dáng cự âm Photo: Andy Nguyễn

Hình dạng chỉ liên quan tới những giá trị hai chiều (2D) của một vật thể. Hình thể, anh em sinh đôi của “hình dạng”, cung cấp những giá trị ba chiều. Bạn có thể tìm nó trong bất cứ chủ thể nào với một đường viền rõ rệt. Để hiểu đơn giản nhất về ý tưởng này, hãy xem một tấm ảnh chụp ngược nắng, khi chủ thể được đặt đối diện một hậu cảnh sáng chói, thí dụ cảnh mặt trời lặn. Không tài liệu ba chiều nào được ghi lại trong một tấm ảnh in bóng, cho nên người xem được tự do tập trung vào hình dạng thôi.
Hình dạng không chỉ giới hạn với ảnh in bóng. Một chủ thể ba chiều (3D) cũng vẫn có thể có một hình dạng mạnh. Bí quyết là học cách tìm chủ thể với những hình dạng thú vị và chụp nó trong một cách tương đương thú vị. Giống những yếu tố thiết kế cổ điển khác, cách dùng hình dạng khéo léo có thể cho ảnh của bạn ý nghĩa và sự hấp dẫn. Hiểu về những loại hình dạng khác nhau và làm thế nào để đưa chúng vào tác phẩm của bạn là một phương pháp bạn có thể “vượt bực” tăng phẩm chất ảnh của bạn.
Hình dạng hữu cơ vs. hình dạng hình học
Những hình dạng hữu cơ thường có trong thiên nhiên. Chúng gồm có những đường cong, như những hình dạng bạn có thể thấy trên cánh hoa, cọng cỏ, và những hình dạng bất thường bạn có thể thấy trên mặt đá.
Ngược lại, những hình dạng hình học, thường thì thẳng và đối xứng. Như bạn có thể đã đoán biết, những hình dạng hình học thường có trong thế giới nhân tạo hơn trong thiên nhiên - và gồm những vật như kiến trúc, đường sá, và cầu.


Chiếc lá mùa thu hình trái tim.Chiếc lá mùa thu hình trái tim.

Hình dáng cự dương vs. hình dáng cự âm
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu ý thức nghĩ về hình dạng trong nhiếp ảnh của bạn, chắc bạn đang tập trung chủ yếu vào hình dạng cự dương. Những hình dạng cự dương được tìm trong những vật có thể thấy được. Một trái bí rợ có hình dáng cự dương. Một con chim có hình dáng cự dương. Nhưng bạn cũng nên dành thời giờ để tìm những hình dạng cự âm, hoặc những hình dạng được tạo thành bởi những vật thể bao quanh nhưng không tự có một hình thù nào rõ rệt. Loại hình dạng này có thể được tìm thấy ở những khung cổng, hoặc trong hình trái tim khi hai con chim cong cổ ngó nhau.


Những hình dáng hình học của đội Blue Angels. Photo: Andy NguyễnNhững hình dáng hình học của đội Blue Angels. Photo: Andy Nguyễn

Chuẩn bị thực hành
Đôi khi bạn cần trở thành một người xem ảnh để trở thành một người chụp ảnh giỏi hơn. Một bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện trên con đường “tinh thông” hình dạng là nhìn qua ảnh của bạn và khám xét từng tấm để xem nếu bạn có thể tìm được những hình dáng cự dương hoặc cự âm. Chọn những tấm bạn thích, cũng như những tấm “không ra gì”. Tìm những tấm có hình dạng hình học rõ rệt, và tự hỏi mình tại sao đó là một tấm ảnh tốt. Và để tập quan sát, hãy tìm những hình dáng hữu cơ trong những bức ảnh bạn chụp.
Một khi bạn xong với bộ ảnh của mình, tìm kiếm ý tưởng với những ảnh trào lưu và những bộ ảnh chụp bởi những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Chắc bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hình dạng trong những tác phẩm này.
Áp dụng những kỹ năng mới này với bạn mỗi khi đi chụp. Nếu bạn không thể tìm hình dáng rõ rệt nào trong cảnh vật, thử ở một góc cạnh khác. “Tự ép” mình để ý những hình dạng trong mọi nơi sẽ giúp  bạn phát triển một “cái nhìn” tự nhiên mỗi khi đưa máy lên để click.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)