Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Gỡ bỏ adware cực nhanh với AdwCleaner

Theo PCWORLD.COM
(PCWorldVN) Ứng dụng này còn có khả năng loại bỏ toolbar, phần mềm quảng cáo đã âm thầm tích hợp vào trình duyệt.
Có thể nói, chia sẻ quyền sử dụng máy tính với người dùng khác chẳng bao giờ mang lại cảm giác an toàn cho chủ nhân của nó. Đặc biệt là khi cho phép trẻ em dùng máy tính để chơi game hoặc lướt web.Cụ thể hơn, trong quá trình sử dụng, người dùng (đặc biệt là trẻ em) có thể vô tình tải về những adware, toolbar, hoặc tự động thiết lập các website lạ làm trang chủ mặc định. Điều này sẽ trở thành “cơn ác mộng” cho chủ nhân của máy tính khi họ sử dụng máy ở lần kế tiếp, chẳng hạn như toolbar, trang chủ mặc định xuất hiện làm thay đổi giao diện của trình duyệt,…

Trước tình trạng trên, không ít người dùng đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các ứng dụng/công cụ từ hãng thứ 3, đơn cử đây là ứng dụng mang tên AdwCleaner.Về cơ bản, AdwCleaner (tải về tại đây) có chức năng chính là tự động tìm tất cả toolbar và các tập tin liên quan, được cài đặt ngầm trên hệ thống, sau đó người dùng có thể chọn lọc để giữ lại hoặc loại bỏ hoàn toàn chúng.Việc sử dụng AdwCleaner rất đơn giản, sau khi cài đặt và khởi chạy, tất cả việc bạn cần làm đó là Scanđể ứng dụng bắt đầu quét hệ thống.

Sau khi quá trình quét hoàn tất, danh sách các tập tin được AdwCleaner cho là “rác”, bao gồm: adware, toolbar,Hijacker và một số phần mềm khác, sẽ hiển thị ngay trên giao diện chính của ứng dụng này.Tại đây, bạn cần lưu ý rằng, AdwCleaner có thể không phân biệt được giữa “rác” (bao gồm cả 4 loại trên) với một số tiện ích mở rộng của Chrome (extension) và Firefox (add-on). Do đó, bạn cần phải kiểm tra thủ công lần cuối để đảm bảo rằng không có bất kỳ sai sót nào trước khi nhấn nút Clean để bắt đầu loại bỏ chúng ra khỏi hệ thống.

Trong trường hợp phát hiện ra sự nhầm lẫn, bạn chỉ cần bỏ đánh dấu chọn của đường dẫn tương ứng với tiện ích bị nhầm lẫn trên.

Một khi đã chắc chắn, bạn hãy mạnh dạn nhấn nút Clean.Từ bây giờ, hãy khởi động lại máy để hệ thống áp dụng các thay đổi. 

Phục hồi nhanh ảnh đã xóa trên thiết bị Android

Theo PCWORLD.COM
(PCWorldVN) Bạn vô tình xóa các hình ảnh trên smartphone và đang tìm cách muốn phục hồi chúng mà không cần kết nối smartphone với máy tính?. Hãy thử sử dụng 2 ứng dụng sau đây.
Cách đây không lâu, PC World Vietnam từng giới thiệu một số phương pháp, giúp bạn nhanh chóng phục hồi hình ảnh mình đã xóa trong bài viết: “Khôi phục ảnh bị mất trên điện thoại”.Theo đó, chỉ cần kết nối smartphone với máy tính thông qua dây cáp, sau đó dùng một trong hai ứng dụng trên là đã có thể phục hồi những hình ảnh mình cần. Dĩ nhiên là không phải hình ảnh nào cũng có thể phục hồi lại được.Tuy nhiên, hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi du lịch và không mang theo máy tình bên mình, chắc chắn rằng 2 phương pháp này xem như hoàn toàn vô dụng.Do vậy, nếu chẳng may gặp phải tình trạng trên, bạn hãy sử dụng 2 ứng dụng sau đây để có thể phục hồi lại những hình ảnh vô tình xóa mà không cần dùng đến máy tính.DigDeep Image Recovery Về cơ bản, DigDeep Image Recovery (tải về tại đây) là công cụ/tiện ích có khả năng tìm và cho phép người dùng dễ dàng phục hồi lại các hình ảnh đã xóa trên cả bộ nhớ trong và thẻ SD mà không cần phải kết nối máy tính.Thao tác sử dụng DigDeep Image Recovery có thể nói cực kỳ đơn giản, sau khi khởi chạy, màn hình khởi động của ứng dụng này sẽ xuất hiện và ứng dụng tự động quét tất cả hình ảnh đã xóa trên thiết bị (bao gồm cả bộ nhớ trong và thẻ SD).

Một khi quá trình quét hoàn tất, DigDeep Image Recovery sẽ hiển thị danh sách thư mục chứa các hình ảnh tại từng vị trí (thư mục con) cụ thể trên không gian lưu trữ của thiết bị.Từ bây giờ, bạn chỉ cần tìm những hình ảnh mình muốn phục hồi, sau đó nhấn nút Recover để bắt đầu phục hồi chúng. Sau khi nhấn nút, một hộp thoại sẽ xuất hiện và thông báo cho bạn biết về thư mục sẽ chứa các hình ảnh sau khi phục hồi này.Đáng chú ý, DigDeep Image Recovery có thể chạy trên thiết bị Android bất kể đã được root hay chưa.DiskDigger photo recoveryTương tự DigDeep Image Recovery, DiskDigger cũng là ứng dụng giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng phục hồi lại các hình ảnh đã xóa trên thiết bị.DiskDigger cung cấp cả 2 phiên bản miễn phí (tải về tại đây) và trả phí (nhiều chức năng hơn), tuy nhiên nếu chỉ dùng để phục hồi hình ảnh và video, bản miễn phí có lẽ là quá đủ rồi.Để sử dụng, sau khi cài đặt và khởi chạy, trong giao diện chính của DiskDigger, bạn hãy nhấn nút Start basic photo scan nếu thiết bị của mình chưa root. Đối với thiết bị đã root, bạn có thể chọn và tiến hành quét trên phân vùng cụ thể của thiết bị.

Một khi quá trình quét hoàn tất, bạn chỉ cần tìm và đánh dấu chọn vào các hình ảnh mình muốn phục hồi, sau đó nhấn nút Recover để bắt đầu phục hồi.Nhìn chung, với sự trợ giúp của DigDeep Image Recovery và DiskDigger photo recovery, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm lại những hình ảnh, video mình đã xóa chỉ trong chốc lát mà không cần dùng đến máy tinh.   

Vô hiệu hóa thông báo Windows Defender trên Windows 10

Theo PCWORLD.COM
(PCWorldVN) Bạn khó chịu vì Windows Defender liên tục hiển thị thông báo? Vài phương pháp sau đây sẽ giúp bạn hạn chế hoặc thậm chí vô hiệu hóa hoàn toàn các thông báo này.
Mặc định, Windows Defender trên Windows 10 chạy ngầm và liên tục quét toàn bộ máy tính của bạn để tìm các mối de đọa. Trong trường hợp phát hiện điều khả nghi, công cụ này sẽ thông báo đến người dùng trên thanh Action Center.

Tuy nhiên, kể từ phiên bản Anniversary, Microsoft đã tích hợp thêm một tính năng với tên gọi enhanced notifications, cho phép Windows Defender liên tục hiển thị các thông báo theo dạng pop-up và hiển thị trên Action Center. Điều này vô hình chung đã khiến rất nhiều người dùng cảm thấy rất khó chịu.Chính vì vậy, nếu đang tìm cách hạn chế hay thậm chí vô hiệu hóa hoàn toàn những thông báo của Windows Defender, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.Windows Settings.Để thực hiện, bạn hãy nhấn vào nút Settings (biểu tượng hình bánh răng) trong trình đơn Start. Trong cửa sổ Windows Settings vừa xuất hiện, bạn truy cập Update and security > Windows Defender. Lúc này, ở vùng giao diện chính, hãy tìm và trượt thanh kích hoạt của vùng Enhanced notifications về vị tríOff là hoàn tất.

Từ bây giờ, nếu Windows Defender phát hiện một mối đe dọa trên máy tính, bạn vẫn nhận được thông báo, nhưng chúng không còn được hiển thị trên Action Center. Tuy nhiên, Windows Defender vẫn tiếp tục hiển thị thông báo nếu công cụ này vừa hoàn tất quá trình quét thủ công hoặc lịch quét theo thường nhật.Group PolicyĐể thực hiện, bạn hãy nhập từ khóa gpedit.msc vào thanh tìm kiếm, sau đó nhấn chọn Edit group policy. Trong cửa sổ vừa xuất hiện, bạn truy cập Computer Configuration > Administrative Templates > Windows Components > Windows Defender > Client InterfaceTừ đây, nếu kích hoạt tùy chọn “suppress all notifications”, bạn sẽ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ Windows Defender nữa. Nhưng lưu ý, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ qua tất cả cảnh báo virus từ công cụ này.

Windows RegistryTương tự thao tác với Group Policy, đầu tiên, bạn hãy nhập từ khóa regedit vào thanh tìm kiếm, sau đó nhấn chọn regedit.exe trong vùng kết quả.Tiếp đến, hãy truy cập HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Policies\Microsoft\ Windows Defender \UX Configuration trong cửa sổ vừa xuất hiện.Trong trường hợp khóa UX Configuration không tồn tại, bạn hãy nhấn phải chuột vào khóa Windows Defender và chọn New > Key, sau đó đặt khóa này với tên UX Configuration.

Tiếp đến, hãy nhấn phải chuột vào khóa UX Configuration vừa tạo và chọn New > Dword (32-bit) Value, sau đó đặt tên Notification_Suppress. Từ bây giờ, bạn chỉ cần nhấn đúp vào khóa Notification_Suppress và thay đổi giá trị thành 1 rồi nhấnOk là hoàn tất. 

Kiểm soát thông báo trên Android bằng Windows 10

Theo: PCWORLD.COM
Trong bản cập nhật Windows 10 Anniversary, Microsoft đã bổ sung thêm tính năng mới, cho phép“trợ lý ảo” Cortana nhận tất cả thông báo trên thiết bị Android, và hiển thị chúng trên thanh Action Center. Nhờ vậy, người dùng Windows có thể xem nhanh tất cả thông báo mỗi khi chiếc smartphone reo lên mà không cần phải “giữ khư khư” chiếc điện thoại bên mình.Và để thực hiện điều này, nếu đã nâng cấp hệ điều hành lên phiên bản Anniversary, bạn hãy thực hiện ngay các thao tác đơn giản sau đâyĐối với thiết bị AndroidTrước hết, bạn cần tải về và cài đặt ứng dụng Cortana trên thiết bị của mình thông qua đường dẫn tại đây.Sau khi cài đặt và khởi chạy, ứng dụng Cortana sẽ yêu cầu đăng nhập tài khoản Microsoft của bạn. Lưu ý, bạn cần phải đăng nhập tài khoản Microsoft tương ứng với tài khoản Microsoft đang đăng nhập trênWindows 10.Một khi đăng nhập hoàn tất, bạn hãy nhấn vào biểu tượng hình 3 gạch ngang ở góc trên bên trái và chọn tiếp Settings > Sync notifications.

Trong trang thiết lập Sync notifications, hãy chắc chắn rằng 3 tùy chọn thông báo chính (Cuộc gọi nhỡ, tin nhắn đến, báo pin yếu) đã được kích hoạt.Vẫn tại trang thiết lập này, bạn hãy nhấn vào mục App notifications sync và trượt thanh kích hoạt tương ứng với các ứng dụng mình muốn hiển thị thông báo trên Windows 10.

Đối với Windows 10Đối với Windows 10 Anniversary, trước hết, bạn cần kích hoạt trợ lý ảo Cortana bằng cách nhấn vào thanh tìm kiếm, sau đó nhấn tiếp nút Settings (biểu tượng hình bánh răng).Trong vùng Cortana language, bạn hãy chọn ngôn ngữ mình muốn (nên chọn ngôn ngữ mặc định làEnglish) trong trình đơn thả xuống. Sau đó nhấn Yes ở hộp thoại thông báo vừa xuất hiện. Trong một số trường hợp, hệ thống có thể hiển thị hộp thoại yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản Microsoft của mình.

Một khi kích hoạt Cortana hoàn tất, bạn tiếp tục nhấn vào thanh tìm kiếm (đã được thay đổi thành biểu tượng Cortana) và nhấn tiếp vào nút Settings.Tiếp đến, bạn hãy tìm và trượt thanh kích hoạt của vùng Send notifications between devices về vị tríON, sau đó chờ trong giây lát để hệ thống tiến hành kết nối 2 thiết bị.Lúc này, để chắc chắn rằng Windows 10 đã kết nối với thiết bị Android, bạn hãy nhấn nút Edit sync settings. Nếu tên thiết bị Android được hiển thị tại đây nghĩa là việc kết nối đã diễn ra hoàn tất.

Từ bây giờ, nếu nhận được bất kỳ thông nào nào trên thiết bị Android, thì thông báo này cũng sẽ hiển thị trên Windows 10 thông qua một hộp thoại dạng pop-up và được lưu trữ trên thanh Action Center.Ngoài ra, nếu thông báo được vừa nhận được là một tin nhắn đến, bạn cũng có thể trả lời trực tiếp ngay trên hộp thoại pop-up của Windows 10 mà không cần phải chạm tay vào điện thoại.

Facebook thử nghiệm tính năng Data Saver trên Messenger

Theo PCWORLD.COM
(PCWorldVN) Với tính năng Data Saver, người dùng có thể thỏa thích sử dụng 3G (dữ liệu mạng) để nhắn tin trên Facebook Messenger mà không phải lo lắng ứng dụng này tự động tải ngầm hình ảnh, video.
Theo một số chia sẻ từ người dùng Messenger, Facebook dường như đang âm thầm thử nghiệm tính năng mới mang tên Data Saver cho thiết bị Android, giúp tiết kiệm dữ liệu mạng bằng cách vô hiệu hóa tính năng tự động tải về hình ảnh, video của ứng dụng này.Một khi kích hoạt tính năng Data Saver từ trang Settings, Facebook Messenger sẽ không tải trước bất kỳ hình ảnh, video nào cho đến khi người dùng nhấn để xem ảnh toàn kích thước. Bằng cách này, người dùng có thể tiết kiệm tối đa lưu lượng truyền dữ liệu di động, vốn được trả bằng "hầu bao" của mình.

Tính năng Data Saver sẽ chỉ hoạt động khi thiết bị kết nối mạng viễn thông di động và tự động ngừng sau khi thiết bị được kết nối Wi-Fi.Với bản thử nghiệm lần này, Facebook Messenger còn khả năng thống kê số lượng dữ liệu đã được tiết kiệm thông qua tính năng Data Saver. Nhờ vậy, người dùng có thể biết chính xác tổng dữ liệu đã được sử dụng nhằm đưa ra phương án dùng dữ liệu mạng một cách hợp lý nhất.Hiện tại, Data Saver chỉ mới được cung cấp ở phiên bản thử nghiệm (beta) trên một lượng người dùng nhất định và sớm sẽ dược tung ra chính thức trong thời gian tới. 

Những virus đình đám trên Mac OS X

Theo PCWORLD.COM
(PCWorldVN) Tưởng như an toàn, nhưng trong nhiều năm qua hệ điều hành Mac OS X đã trở thành mục tiêu của hacker nhằm phá hoại và tấn công dữ liệu người dùng.
Trên Windows, mỗi ngày có đến 200.000 loại mã độc mới được phát hiện, nhưng trên macOS (tên cũ làMac OS X hoặc OS X) thì mã độc tấn công hệ điều hành này hiếm hơn.Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cũng không hề thua kém virus trên Windows PC. Sau đây là những mã độc “đình đám” nhất trên hệ điều hành macOS.Elk Cloner (1982)Ít ai ngờ rằng, virus máy tính đầu tiên trên thế giới bị phát hiện không phải trên hệ điều hành Windows mà là trên máy tính Apple II. Mà điều bất ngờ hơn nữa là người “phát minh” ra virus đầu tiên cho máy tính lại là cậu bé 15 tuổi có tên là Richard Skrenta. Skrenta đã dành cả một kỳ nghỉ đông để tìm ra cách bẻ khóa chiếc máy vi tính Apple II của cậu để tìm ra đoạn mã cần thiết nhằm khởi động chức năng tự động hiển thị các lời châm chọc trên màn hình.Kết quả là Skrenta đã “phát minh” ra một loại virus mà ngày nay nó được biết đến bằng tên gọi “boot sector virus”. Mỗi khi PC khởi động Elk Cloner sẽ tự động chép một bản sao của nó vào trong bộ nhớ hệ thống. Nếu người dùng cho một chiếc đĩa mềm sạch 5,25 inch vào hệ thống và sử dụng lệnh “catalog” để xem danh mục tập tin lưu trên đĩa thì họ cũng đã vô tình mở cửa cho phép virus Elk Cloner lây nhiễm lên đĩa. Chiếc đĩa này sau đó được chuyền tay sử dụng hết người này đến người khác. Đó là cách chính là Elk Cloner phát tán rộng.

Dòng “châm chọc” của virus Elk Cloner trên Apple II.
Renepo (2004)Theo thông tin về các chủng loại mã độc trên Mac của hãng bảo mật ESET tại địa chỉwww.eset.com/int/mac-malware-facts, thì virus đầu tiên được viết riêng cho Mac OS X lại xuất hiện vào năm 2004. Renepo, còn được biết đến với tên gọi Opener, là một loại sâu dòng lệnh (shell script worm) với hàng loạt “vũ khí” để tấn công máy tính. Nhờ sự trợ giúp của Renepo, hacker có thể dễ dàng đánh cắp dữ liệu cá nhân được lưu trên máy tính Mac OS X. Thậm chí, virus này còn có thể tắt chức năng tự động cập nhật của hệ thống, vô hiệu hóa tường lửa và thay đổi mật khẩu quản trị của hệ điều hành.

Giao diện tấn công của virus Renepo.
Mặc dù khá nguy hiểm nhưng Renepo lại không thể lây nhiễm qua Internet, nếu muốn cài virus này vào máy, hacker phải tiếp cận được máy tính và chép thủ công virus vào ổ đĩa. Do đó, nó không gây nhiều thiệt hại cho người dùng.Leap (2006)Nếu Renepo không gây nhiều thiệt hại cho người dùng máy Mac vì khả năng lây nhiễm và tấn công kém thì Leap lại hoàn toàn khác. Có thể nói, cuộc tấn công của Leap vào năm 2006 vào mạng lưới người dùng Mac OS X đã khiến cho thế giới thay đổi lại suy nghĩ và khẳng định rằng “virus cho Mac là có thật”.Virus Leap có khả năng lây lan nhanh thông qua phần mềm tán gẫu iChat tích hợp sẵn trên Mac OS X. Chúng có thể tự chuyển tiếp (forward) bản sao của mình dưới dạng file có tên “latestpics.tgz” tới các địa chỉ nhắn tin mà nó tìm thấy trong danh bạ liên lạc của máy bị nhiễm. Nếu người nhận mở file này, virus sẽ được kích hoạt và bắt đầu cài đặt dưới lớp “vỏ” ngụy trang là một biểu tượng file ảnh dạng JPEG vô hại.

File ảnh “giả” chứa mã độc Leap trên Mac OS X.
Hãng bảo mật Anh Sophos cho rằng virus Leap có nguồn gốc từ một trang web của người sử dụng hệ điều hành Apple. Nó được ngụy trang dưới dạng một bản nâng cấp phần mềm (update). Thực tế virus này không thực sự nguy hiểm, nhưng chính nó đã đánh dấu lần đầu tiên một chương trình tấn công thực thụ nhắm vào nền tảng vốn được xem là an toàn, miễn nhiễm với virus. BadBunny (2007)Ngoài việc được xếp vào loại sâu macro nguy hiểm có thể hoạt động được trên mọi nền tảng từ Windows, Linux cho đến Mac, BadBunny còn được mệnh danh là malware tài chính đầu tiên được tạo ra để lây nhiễm vào các hệ thống máy tính Mac. Ngoài phiên bản gốc, BadBunny còn được giới tội phạm mạng tạo ra các biến thể dành cho Windows và trojan OSX/RSPlug. BadBunny được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình StarBasic của OpenOffice. Máy tính Mac sẽ bị nhiễm virus sau khi truy cập vào một file dữ liệu chứa mã độc có tên badbunny.odg. Lúc này, hệ thống sẽ tự động tải về một file ảnh chứa nội dung khiêu dâm.Jahlav (2007)Cũng trong năm 2007, virus Jahlav (tên gọi khác là RSPlug) được phát tán tràn lan trên các hệ thống Mac. Sau khi xâm nhập vào máy tính, virus này sẽ thực hiện việc thay đổi các thiết lập của DNS khiến cho việc truy cập mạng khó khăn, thậm chí mất kết nối Internet. Có nhiều kiểu phát tán virus Jahlav được hacker sử dụng nhằm đánh lừa người dùng, tuy nhiên phổ biến nhất là chèn và làm hiện thông báo máy tính còn thiếu phần mềm giải mã để có thể xem được video (hacker thường chèn vào các trang web khiêu dâm). Sau khi tải file phần mềm giả mạo (dạng .DMG) này về và chạy thì người dùng vô tình “mở cổng” để virus Jahlav xâm nhập vào máy tính. Dấu hiệu nhận biết máy tính nhiễm virus Jahlav là máy tính liên tục xuất hiện các pop-up với nội dung khó chịu quấy rầy người dùng.

Virus Jahlav ấn danh trong gói phần mềm có tên UltraCod.
MacSweep (2008)Không chỉ nổi đình nổi đám trong năm 2008 mà malware quảng cáo MacSweep còn được duy trì cho đến hiện tại với nhiều thủ đoạn phát tán tinh vi hơn. Chiêu thức chủ yếu là hiện thông báo dạng pop-up trên trình duyệt về việc máy tính bị nhiễm virus hoặc bị gặp lỗi nặng, cần được sửa chữa. Thông báo giả này khiến cho nhiều người dùng tin và dẫn đến việc nhấn vào để tải về một file công cụ chứa trojan Gida-B và từ đó máy tính sẽ bị hàng chục cửa sổ quảng cáo làm phiền.Để loại bỏ các quảng cáo này, người dùng chỉ có hai lựa chọn là cài lại hệ điều hành hoặc bỏ tiền mua bản quyền của ứng dụng mà thông báo của mã độc gợi ý.

Giao diện của MacSweeper với thông báo mua bản quyền.
Boonana (2010)Đây là một loại trojan được viết dựa trên nền Java, có thể hoạt động được trên Mac, Linux và cả Windows. Trojan này được phát tán thông qua trình duyệt web với thông báo gây tò mò “Is this you in this video?” (có phải video của bạn ở đây không?). Nếu nhấn Yes, Allow hoặc Run thì máy tính sẽ tải về trojan Boonana.Nếu chấp nhận tải về gói phần mềm dạng Java thì máy tính của bạn trở thành nơi trú ẩn của trojan. Đồng thời trojan này sẽ thay đổi những thiết lập của hệ thống và mở cửa hậu cho hacker chiếm quyền điều khiển máy tính.

Gói phần mềm dạng Java sẽ được tải về máy tính nếu người dùng chấp nhận.
MacDefender (2011)Với thiết kế khá hoàn hảo, MacDefender được đánh giá là một trong những loại malware nguy hiểm trên Mac OS X. MacDefender giả danh là một chương trình bảo mật với thông báo yêu cầu người dùng tải về phần mềm với đường link đi kèm. Nếu vì thông báo giả này mà người dùng chấp nhận tải và cài đặt phần mềm vào máy Mac sau khi khai báo password thì hacker sẽ có được mật khẩu quản trị của máy và tha hồ tung hoành trên máy tính của nạn nhân.Ngay sau đó, Apple đã phát hành các bản cập nhật lớn để khắc phục những lỗ hổng và giúp người dùng tránh khỏi MacDefender nhưng nỗi khiếp đảm của những người dùng máy Mac bị mã độc này tấn công vẫn còn hiện hữu.

Giao diện của phần mềm bảo mật giả mạo MacDefender.

Bản đồ các quốc gia bị Flashback gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lamadai, Kitm và Hackback (2013)Trong năm 2013, một loại trojan cửa hậu có tên là Lamadai khiến cho không ít các tổ chức phi chính phủ lao đao. Mục tiêu của trojan này là tấn công vào các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations) của Tây Tạng nhờ vào việc khai thác những lỗ hổng của Java.

Cũng trong năm này, hai loại virus khác là Kitm và Hackback cũng được tạo ra để tấn công vào Diễn đàn Tự do Oslo để đánh cắp thông tin quan trọng. KeRanger (2016)KeRanger là một loại ransomware (mã độc tống tiền) nhắm đến người dùng Bitcoin. Mã độc này lây nhiễm vào chương trình Transmission 2.90 (được dùng để tải và chia sẻ file torrent). Khi người sử dụng cài bản Transmission này vào máy Mac, mã độc sẽ lập tức được kích hoạt. Nó sẽ âm thầm chạy trên hệ thống trong ba ngày rồi mới kết nối với máy chủ qua mạng ẩn danh Tor và bắt đầu mã hóa dữ liệu trong máy. Sau khi hoàn tất quá trình mã hóa, KeRanger gửi thông báo yêu cầu nạn nhân trả 1 bitcoin (tương đương 400 USD) nếu muốn chuộc lại các dữ liệu của mình.

Thông báo chính thức của Transmission về việc mã độc KeRanger đang lây nhiễm qua ứng dụng này
Năm 2009, lần đầu tiên Apple tích hợp công cụ nhận diện và loại bỏ virus trên hệ điều hành Snow Leopard. Đây là động thái tích cực sau nhiều lần bị tấn công khiến cho nền tảng Mac vốn an toàn trở nên nguy hiểm. Cho đến thời điểm hiện tại, chức năng chống mã độc của OS X (mới nhất là macOS Sierra) ngày càng được cập nhật, cải tiến với nhiều thuật toán nhận diện mạnh mẽ hơn.

Giao diện thông báo nhận diện và xóa virus ở Snow Leopard.

Bảy điều bạn không muốn nghe về nhiếp ảnh :D

Theo tác giả Andy Nguyen
Nhiếp ảnh là một thú vui và bổ ích cho nhiều người và là một nghề nghiệp tuyệt vời cho nhiều người khác. Tuy nhiên, không hẳn mọi thứ đều là “hoa hồng và nắng ấm”. Ðây không phải nói rằng nhiếp ảnh có một “dark side” (mặt đen tối), nhưng nó cũng có một vài đặc tính lạt lẽo mà một vài người mới bắt đầu chỉ không muốn nghe qua. Thay vì làm như “từ cung trăng rơi xuống”, bạn có thể chuẩn bị để đối phó thực tế với list của những món mà người mới bước vô nhiếp ảnh (hoặc bà xã của họ) không muốn nghe.
  1. Nó tốn tiền
Thật sự không có cách nào để tránh điều này. Nhiếp ảnh là một môn chơi tốn tiền, dù bạn có nhìn theo cách nào đi nữa. Thường thì những gì liên quan tới máy móc kỹ thuật tối tân đều mắc tiền. Thân máy thì tốn từ bạc trăm tới bạc ngàn, nhiều ống kính còn tốn hơn vậy. Bạn cũng cần kính lọc, chân máy tripod, đèn flash v.v… rồi bạn cũng cần một túi xách để mang đi tất cả những thứ đó. Ngay cả nếu bạn bắt đầu với dụng cụ “lỗi thời” xài rồi, ở một điểm nào đó, bạn sẽ muốn hoặc cần đồ mới hoặc “mới đối với bạn”, và khi thời gian đó tới, hãy chuẩn bị mở bóp và xòe tiền hoặc “chạc” vào thẻ plastic. Nhưng phải thận trọng! Ðừng mua dụng cụ mới chỉ vì nó mới và “láng coóng”. Chỉ mua nó vì bạn cần nó hoặc vì dụng cụ hiện tại của bạn không còn theo kịp với kỹ năng của bạn nữa.

2. Nó đòi hỏi sự tận tâm
Nếu bạn giống nhiều người, có một giai đoạn thời gian “lãng mạn” ở điểm bắt đầu của bất cứ sở thích mới nào. Bạn tự chìm đắm trong nó; bỏ ra từng phút của thời gian rảnh của mình để học hỏi và thực tập. Rồi, một thời gian sau, “cuộc tình” đó bắt đầu phai dần đi và khả năng của bạn cũng… chúi thẳng xuống. Nhiếp ảnh cũng có nhiều cái giống như những thú tiêu khiển khác, như học chơi một nhạc cụ. Bạn sẽ không tiến bộ trừ khi bạn tập luyện – rất nhiều. Bạn phải có sự tận tụy. Chiếc máy ảnh của bạn nằm đóng bụi trên bàn càng lâu, thì cơ hội bạn phát triển khả năng để chụp được những tấm hình đẹp như bạn mong muốn lại càng thấp. Theo tôi biết, có rất nhiều người, lúc đầu họ rất mê chụp hình, mua máy ảnh về cũng mày mò chụp lia chụp lịa. Rồi tới một điểm nào đó, họ gác máy luôn, không đụng tới nữa. Tương tự với một người học đàn guitar, lúc đầu thì rất say mê học hỏi, nhưng lại bị “đau ngón tay” hay vì lý do nào đó, gác đàn vô một góc nào đó trong tủ quần áo luôn. Mặc dù điện thoại cầm tay đã làm nhiếp ảnh khá tiện lợi với những bộ phận chụp hình và có khả năng chạy những apps sửa hình luôn, nếu bạn muốn thật sự tiến một bước cao hơn để thành một người chụp ảnh giỏi hơn, bạn sẽ cần học những căn bản về bố cục, ánh sáng, và sửa hình hậu kỳ, và rồi tập luyện những kỹ năng đó lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tập luyện chụp ảnh thường xuyên với nhóm bạn ảnh.
3. Nhiếp ảnh không phải chỉ để câu Likes
Chúng ta sống trong một thế giới “sống chết” vì mạng xã hội. Ðó không hẳn là một điều sai quấy hoặc xấu xa, nhưng mạng xã hội không phải là nơi tốt nhất cho một người đang bước vào nhiếp ảnh để học và phát triển. Có hai lý do chính cho điểm này: Úp hình lên mạng xã hội (Facebook, v.v.) có thể hút bạn vào một ý niệm ảo tưởng rằng số lượng Likes có liên quan tới phẩm chất của ảnh bạn. Không có chuyện đó đâu. Một bức ảnh thật sự tuyệt vời có thể sẽ không “câu” được nhiều likes; nhưng vẫn không thay đổi thực tế rằng nó thật đẹp. Ngược lại, một tấm ảnh “không đúng kỹ thuật” lại có thể được cả đống likes. Bạn không nên đánh giá phẩm chất ảnh của bạn dựa theo những yếu tố đó. Ða số hình ảnh bạn post (úp) lên mạng xã hội sẽ không nhận lời bình phẩm xây dựng, và nếu không có người “khen đúng” hoặc “sửa sai”, thì làm sao bạn học và phát triển về nhiếp ảnh? Friends của bạn sẽ “like” ảnh của bạn vô điều kiện vì họ muốn bạn vui, feel good. Mặc dù cử chỉ đó rất có ý tứ và dụng ý tốt, nó vẫn không giúp gì nhiều để giúp bạn tiến lên trong phương diện của một người photographer. Ðây không có nghĩa là bạn không nên úp hình lên mạng xã hội. Nhưng bạn nên bổ sung nó với những hoạt động khác có đem lại lời bình xây dựng cho bạn. Gia nhập một câu lạc bộ nhiếp ảnh, học một lớp nhiếp ảnh ở trường college địa phương, hoặc tham dự trên một diễn đàn nhiếp ảnh online để nhận được phản hồi bạn cần thiết để tiến bộ. Và nếu bạn nhất định chỉ post hình trong mạng xã hội, bạn cần tìm đến (và hy vọng kết bạn) với những người chụp ảnh giỏi hơn bạn vài bậc.
4. Bạn cần đúng đồ nghề
Ống kính kit lens đi chung với máy ảnh mới mua của bạn không phải là đồ nghề thích hợp nếu bạn muốn chụp thể loại ảnh cận “đúng điệu”. Bạn muốn chụp thú hoang dã ở khoảng cách xa ư? Bạn sẽ cần một ống kính đặc biệt cho nó. Nếu bạn muốn setup một studio, bạn sẽ cần dàn đèn, hộp lọc ánh sáng, màn phông… Ðó là chỉ nói sơ sơ vài món chính thôi. Mặc dù bộ đồ nghề đầu tiên của bạn sẽ dư sức để giúp bạn học nhiếp ảnh, nhưng rồi sẽ tới một lúc khi bạn cần bắt đầu sưu tầm đồ nghề để đáp ứng những nhu cầu nhiếp ảnh mà bạn muốn theo.

Một ba lô chứa đầy đồ nghề nhiếp ảnh cũng nặng ít nhất 8-10 pounds.
5. Một lần nữa, đồ nghề không thành vấn đề
Dĩ nhiên, có ống kính “ngon” nhất, và máy ảnh “xịn” nhất trên thế giới sẽ không tự động biến bạn thành một người chụp ảnh giỏi. Thời gian bỏ ra học những nguyên tắc căn bản – ánh sáng, bố cục, cách lấy khung… sẽ là những điều có ảnh hưởng lớn nhất vào phẩm chất ảnh do bạn tạo ra. Thật vậy, bạn có thể chụp ảnh đẹp hơn với smartphone nếu bạn tập luyện những khía cạnh kỹ thuật và sáng tạo của nhiếp ảnh hơn là nếu bạn chỉ đi mua dụng cụ mắc tiền nhất rồi nhào vô chụp liền mà không học cách chụp ảnh. Kinh nghiệm thật quan trọng nếu bạn muốn trở thành một tay ảnh giỏi hơn. Chắc chắn là đồ nghề “chiến” sẽ giúp một phần, nhưng trên con đường dài, nhiếp ảnh là một quá trình tận tâm học hỏi, và điều đó sẽ cần thời gian.

Ruồi đậu trên vải quần. Qua ống kính chuyên môn chụp ảnh cận sẽ thấy rõ từng chi tiết mắt ruồi và sớ vải. Photo: Hayath
6. Đồ nghề nặng
Cứ cho là không phải ai cũng bỏ tất cả đồ nghề vào ba lô hoặc túi máy ảnh và vác đi lang thang cả ngày. Nhưng ngay cả việc chuyển tải những món đồ nghề đó từ trong nhà ra chiếc xe đậu ngoài lề đường cũng đã là một việc “oải”, nhất là nếu bạn có thói quen đem theo TẤT CẢ đồ nghề cho mỗi buổi chụp. Dù cho bạn không đem theo tất cả đồ nghề của bạn, tới lúc bạn chất vào túi xách với thân máy DSLR, hai ba ống kính, chân máy, một bộ kính lọc, và những thứ căn bản khác, bạn sẽ phải vác ít nhất 8-10 pounds. Nhiêu đó nghe có vẻ không phải là nặng lắm, nhưng sau vài giờ, nó cũng làm cho bạn… xụi tay, xụi lưng. Bài học của câu chuyện này? Xếp gọn và nhẹ. Nếu bạn có ba ống kính, đem hai thôi. Nếu sẽ không cần chân máy, đừng đem nó theo hoặc chỉ đem một cái nhỏ loại du lịch. Làm những gì bạn có thể làm để giới hạn trọng lượng bạn mang theo và lưng, cổ, và vai sẽ cám ơn bạn.
7. Chuẩn bị mất ngủ
Nhiều thể loại nhiếp ảnh cần diễn ra ở thời điểm sáng sớm hoặc đêm khuya: chụp phong cảnh, chụp trời sao, và chụp ảnh du lịch là một vài ví dụ. Hiển nhiên, bạn sẽ khó chụp mặt trời mọc nếu bạn thức dậy sau khi mặt trời đã lên. Dù bạn theo thể loại ảnh nào đi nữa, chụp một tấm ảnh đẹp lúc 9 giờ sáng là một chuyện, nhưng chụp một tấm ảnh đẹp lúc 4:30 giờ sáng trong trạng thái buồn ngủ là một vấn đề hoàn toàn khác. Tóm lại, chắc chắn nhiếp ảnh là một sự thử thách. Tôi kể ra những điểm này không phải để làm bạn nản lòng, nhưng để giúp bạn thấy được một vài chướng ngại trước mắt. Và ngày nào bạn chấp nhận nó, ngày đó bạn sẽ có thể vượt qua những thử thách của môn chơi cực kỳ thú vị này.

Các tay chụp ảnh nên chuẩn bị tinh thần để… thiếu ngủ.

Nhiếp ảnh với iPhone 7 Plus

Theo tác giả Andy Nguyen
Từ khi hãng Apple tuyên bố cho ra kiểu điện thoại iPhone 7 và 7 Plus tuần rồi, trên những diễn đàn online có nhiều sự bàn tán sôi nổi, đa số là họ “không care” vì chiếc iPhone 7 bề ngoài nhìn không khác gì với iPhone 6 đời trước. Vậy tại sao họ nên “care”? 12MP thì quá đủ
Ðồng ý rằng hầu hết những máy ảnh DSLR và P&S thời nay có độ phân giải 20MP hoặc cao hơn, nhưng nếu chúng ta nói một cách thật thà, 12MP cũng quá đủ cho nhu cầu của bạn. Chụp được RAW Thêm vào khả năng chụp RAW cho điện thoại iPhone là Apple cho những người thích chụp ảnh thêm cơ hội để sáng tạo, và giảm nhẹ bớt một số giới hạn của việc chụp ảnh với một dụng cụ hơi yếu kém này.

Một số hình ảnh được chụp bằng máy ảnh iPhone 7 Plus: trận đấu football giữa hai đội Titans và Vikings. Photo: David E. Klutho (Sports Illustrated)
Máy iPhone 7 Plus có khả năng “zoom” Chiếc iPhone 7 và 7 Plus có sensor 12MP – rất có thể là loại BSI-CMOS cỡ 4.9 x 3.7mm nên có độ crop khoảng 7X. Riêng chiếc iPhone 7 Plus thì có tới hai sensors, tạo thành hai máy ảnh chụp được tiêu cự 28mm và 56mm. Khẩu độ f1.8 và f2.8 của hai “ống kính” đó ngang hàng với chiều sâu trường cảnh của f12 và f22 của máy bình thường. Ðộ zoom hai bước (nhảy từ 28mm qua 56mm liền) thì chẳng gì “big deal” lắm, nhưng đối với một người mới cầm máy ảnh lần đầu tiên, hoặc một người chuyên chụp ảnh bằng smartphone, sự uyển chuyển của nó để lựa chọn tiêu cự là một điểm “bán hàng” của iPhone 7 Plus trên những phone khác trên thị trường. Một ống kính zoom thực thụ sẽ quá cực kỳ phức tạp, nhưng cách thiết kế của Apple cũng rất có lý. Một ống kính cho chụp phong cảnh, và một cho chân dung. iPhone 7 Plus có thể lấy “bô-kê” Chúng ta đã từng thấy những tấm ảnh được sửa background cho mờ (nhất là những ảnh chân dung) bằng phần mềm chẳng hạn như Photoshop, nhưng những ảnh đó nhìn thấy rất “giả”. Apple có vẻ đang làm hai việc hơi khác. Thứ nhất là đặc điểm này chỉ có thể hoạt động trong mode ‘Portrait’ (khi ống kính 56mm của máy iPhone 7 Plus được chọn). Thứ nhì là thay vì chỉ “nhận diện” chủ thể trong ảnh, làm một màn chắn, rồi làm mờ tất cả những gì mà nhìn không giống chủ thể, phần mềm của chiếc iPhone 7 Plus tạo một sơ đồ rất phức tạp của khung cảnh đó, và áp dụng độ mờ dựa theo khoảng cách của hậu cảnh từ người chụp.

Vô địch US Open 2016 Stan Wawrinka nhận cúp. Giữa nhóm nhà báo có một phóng viên làm phóng sự ảnh bằng iPhone 7 Plus. Photo: Landon Nordeman (ESPN)
Có hệ thống chống rung Ðây không phải là một “tin mới” trong thị trường máy ảnh, nhưng sự chống rung vẫn chưa được cài vào một số máy ảnh đơn kính (không thay ống kính được). Hệ chống rung sẽ làm cho những máy ảnh iPhone 7 và 7 Plus hữu dụng hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng, nới rộng tiềm năng của chúng cho loại nhiếp ảnh xã hội và môi trường. Máy ảnh iPhone tốt sẽ dẫn đến máy ảnh ‘đàng hoàng’ tốt hơn Dù bạn có là một trong những người không ưa chuộng chụp ảnh bằng smartphones gì mấy, hãy cân nhắc điều này:

Máy ảnh của iPhone 7 Plus được trang bị với hai ống kính.
Khi đại chúng đòi hỏi càng nhiều từ những máy ảnh điện thoại của họ, thì họ càng đòi hỏi nhiều hơn từ những máy ảnh ‘đàng hoàng’ khi họ muốn mua nó. Có thể nói rằng lý do chúng ta có những thứ như màn ảnh touch-screen high-resolution tuyệt đẹp, điều khiển cách không (wireless), GPS và video 4K trong những đời máy ảnh thời nay là nhờ iPhone. Rằng mười năm trước, Apple khởi dậy một cuộc cách mạng smartphone với chiếc iPhone đời đầu tiên, dẫn đến sự kết nhập của những đặc điểm này trong máy ảnh thật. Ðiều này khiến những hãng chế tạo máy ảnh cho thêm những đặc điểm đó vào sản phẩm của họ, và tất cả chúng ta đều được hưởng. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ cho Già tui suy nghĩ về một em Iphone 7 Plus gồi á,dù rằng vừa nhận thông tin”Iphone 7 cũng cháy nổ!và một bản so sánh tính hơn hẳn của em LG V20 so với Iphone 7S(xem ở đây)về màn hình và pin cùng một số tính năng khác, nhất là về giá cả. Nhưng thôi, xài smart phone Android nào giờ rồi vì ghét táo. Lần ni thử chuyển đổi, ráng thương táo một lần coi. Dứt khoát, NGÀY MAI Già tui đi tậu một em :P