Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Bảy điều bạn không muốn nghe về nhiếp ảnh :D

Theo tác giả Andy Nguyen
Nhiếp ảnh là một thú vui và bổ ích cho nhiều người và là một nghề nghiệp tuyệt vời cho nhiều người khác. Tuy nhiên, không hẳn mọi thứ đều là “hoa hồng và nắng ấm”. Ðây không phải nói rằng nhiếp ảnh có một “dark side” (mặt đen tối), nhưng nó cũng có một vài đặc tính lạt lẽo mà một vài người mới bắt đầu chỉ không muốn nghe qua. Thay vì làm như “từ cung trăng rơi xuống”, bạn có thể chuẩn bị để đối phó thực tế với list của những món mà người mới bước vô nhiếp ảnh (hoặc bà xã của họ) không muốn nghe.
  1. Nó tốn tiền
Thật sự không có cách nào để tránh điều này. Nhiếp ảnh là một môn chơi tốn tiền, dù bạn có nhìn theo cách nào đi nữa. Thường thì những gì liên quan tới máy móc kỹ thuật tối tân đều mắc tiền. Thân máy thì tốn từ bạc trăm tới bạc ngàn, nhiều ống kính còn tốn hơn vậy. Bạn cũng cần kính lọc, chân máy tripod, đèn flash v.v… rồi bạn cũng cần một túi xách để mang đi tất cả những thứ đó. Ngay cả nếu bạn bắt đầu với dụng cụ “lỗi thời” xài rồi, ở một điểm nào đó, bạn sẽ muốn hoặc cần đồ mới hoặc “mới đối với bạn”, và khi thời gian đó tới, hãy chuẩn bị mở bóp và xòe tiền hoặc “chạc” vào thẻ plastic. Nhưng phải thận trọng! Ðừng mua dụng cụ mới chỉ vì nó mới và “láng coóng”. Chỉ mua nó vì bạn cần nó hoặc vì dụng cụ hiện tại của bạn không còn theo kịp với kỹ năng của bạn nữa.

2. Nó đòi hỏi sự tận tâm
Nếu bạn giống nhiều người, có một giai đoạn thời gian “lãng mạn” ở điểm bắt đầu của bất cứ sở thích mới nào. Bạn tự chìm đắm trong nó; bỏ ra từng phút của thời gian rảnh của mình để học hỏi và thực tập. Rồi, một thời gian sau, “cuộc tình” đó bắt đầu phai dần đi và khả năng của bạn cũng… chúi thẳng xuống. Nhiếp ảnh cũng có nhiều cái giống như những thú tiêu khiển khác, như học chơi một nhạc cụ. Bạn sẽ không tiến bộ trừ khi bạn tập luyện – rất nhiều. Bạn phải có sự tận tụy. Chiếc máy ảnh của bạn nằm đóng bụi trên bàn càng lâu, thì cơ hội bạn phát triển khả năng để chụp được những tấm hình đẹp như bạn mong muốn lại càng thấp. Theo tôi biết, có rất nhiều người, lúc đầu họ rất mê chụp hình, mua máy ảnh về cũng mày mò chụp lia chụp lịa. Rồi tới một điểm nào đó, họ gác máy luôn, không đụng tới nữa. Tương tự với một người học đàn guitar, lúc đầu thì rất say mê học hỏi, nhưng lại bị “đau ngón tay” hay vì lý do nào đó, gác đàn vô một góc nào đó trong tủ quần áo luôn. Mặc dù điện thoại cầm tay đã làm nhiếp ảnh khá tiện lợi với những bộ phận chụp hình và có khả năng chạy những apps sửa hình luôn, nếu bạn muốn thật sự tiến một bước cao hơn để thành một người chụp ảnh giỏi hơn, bạn sẽ cần học những căn bản về bố cục, ánh sáng, và sửa hình hậu kỳ, và rồi tập luyện những kỹ năng đó lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tập luyện chụp ảnh thường xuyên với nhóm bạn ảnh.
3. Nhiếp ảnh không phải chỉ để câu Likes
Chúng ta sống trong một thế giới “sống chết” vì mạng xã hội. Ðó không hẳn là một điều sai quấy hoặc xấu xa, nhưng mạng xã hội không phải là nơi tốt nhất cho một người đang bước vào nhiếp ảnh để học và phát triển. Có hai lý do chính cho điểm này: Úp hình lên mạng xã hội (Facebook, v.v.) có thể hút bạn vào một ý niệm ảo tưởng rằng số lượng Likes có liên quan tới phẩm chất của ảnh bạn. Không có chuyện đó đâu. Một bức ảnh thật sự tuyệt vời có thể sẽ không “câu” được nhiều likes; nhưng vẫn không thay đổi thực tế rằng nó thật đẹp. Ngược lại, một tấm ảnh “không đúng kỹ thuật” lại có thể được cả đống likes. Bạn không nên đánh giá phẩm chất ảnh của bạn dựa theo những yếu tố đó. Ða số hình ảnh bạn post (úp) lên mạng xã hội sẽ không nhận lời bình phẩm xây dựng, và nếu không có người “khen đúng” hoặc “sửa sai”, thì làm sao bạn học và phát triển về nhiếp ảnh? Friends của bạn sẽ “like” ảnh của bạn vô điều kiện vì họ muốn bạn vui, feel good. Mặc dù cử chỉ đó rất có ý tứ và dụng ý tốt, nó vẫn không giúp gì nhiều để giúp bạn tiến lên trong phương diện của một người photographer. Ðây không có nghĩa là bạn không nên úp hình lên mạng xã hội. Nhưng bạn nên bổ sung nó với những hoạt động khác có đem lại lời bình xây dựng cho bạn. Gia nhập một câu lạc bộ nhiếp ảnh, học một lớp nhiếp ảnh ở trường college địa phương, hoặc tham dự trên một diễn đàn nhiếp ảnh online để nhận được phản hồi bạn cần thiết để tiến bộ. Và nếu bạn nhất định chỉ post hình trong mạng xã hội, bạn cần tìm đến (và hy vọng kết bạn) với những người chụp ảnh giỏi hơn bạn vài bậc.
4. Bạn cần đúng đồ nghề
Ống kính kit lens đi chung với máy ảnh mới mua của bạn không phải là đồ nghề thích hợp nếu bạn muốn chụp thể loại ảnh cận “đúng điệu”. Bạn muốn chụp thú hoang dã ở khoảng cách xa ư? Bạn sẽ cần một ống kính đặc biệt cho nó. Nếu bạn muốn setup một studio, bạn sẽ cần dàn đèn, hộp lọc ánh sáng, màn phông… Ðó là chỉ nói sơ sơ vài món chính thôi. Mặc dù bộ đồ nghề đầu tiên của bạn sẽ dư sức để giúp bạn học nhiếp ảnh, nhưng rồi sẽ tới một lúc khi bạn cần bắt đầu sưu tầm đồ nghề để đáp ứng những nhu cầu nhiếp ảnh mà bạn muốn theo.

Một ba lô chứa đầy đồ nghề nhiếp ảnh cũng nặng ít nhất 8-10 pounds.
5. Một lần nữa, đồ nghề không thành vấn đề
Dĩ nhiên, có ống kính “ngon” nhất, và máy ảnh “xịn” nhất trên thế giới sẽ không tự động biến bạn thành một người chụp ảnh giỏi. Thời gian bỏ ra học những nguyên tắc căn bản – ánh sáng, bố cục, cách lấy khung… sẽ là những điều có ảnh hưởng lớn nhất vào phẩm chất ảnh do bạn tạo ra. Thật vậy, bạn có thể chụp ảnh đẹp hơn với smartphone nếu bạn tập luyện những khía cạnh kỹ thuật và sáng tạo của nhiếp ảnh hơn là nếu bạn chỉ đi mua dụng cụ mắc tiền nhất rồi nhào vô chụp liền mà không học cách chụp ảnh. Kinh nghiệm thật quan trọng nếu bạn muốn trở thành một tay ảnh giỏi hơn. Chắc chắn là đồ nghề “chiến” sẽ giúp một phần, nhưng trên con đường dài, nhiếp ảnh là một quá trình tận tâm học hỏi, và điều đó sẽ cần thời gian.

Ruồi đậu trên vải quần. Qua ống kính chuyên môn chụp ảnh cận sẽ thấy rõ từng chi tiết mắt ruồi và sớ vải. Photo: Hayath
6. Đồ nghề nặng
Cứ cho là không phải ai cũng bỏ tất cả đồ nghề vào ba lô hoặc túi máy ảnh và vác đi lang thang cả ngày. Nhưng ngay cả việc chuyển tải những món đồ nghề đó từ trong nhà ra chiếc xe đậu ngoài lề đường cũng đã là một việc “oải”, nhất là nếu bạn có thói quen đem theo TẤT CẢ đồ nghề cho mỗi buổi chụp. Dù cho bạn không đem theo tất cả đồ nghề của bạn, tới lúc bạn chất vào túi xách với thân máy DSLR, hai ba ống kính, chân máy, một bộ kính lọc, và những thứ căn bản khác, bạn sẽ phải vác ít nhất 8-10 pounds. Nhiêu đó nghe có vẻ không phải là nặng lắm, nhưng sau vài giờ, nó cũng làm cho bạn… xụi tay, xụi lưng. Bài học của câu chuyện này? Xếp gọn và nhẹ. Nếu bạn có ba ống kính, đem hai thôi. Nếu sẽ không cần chân máy, đừng đem nó theo hoặc chỉ đem một cái nhỏ loại du lịch. Làm những gì bạn có thể làm để giới hạn trọng lượng bạn mang theo và lưng, cổ, và vai sẽ cám ơn bạn.
7. Chuẩn bị mất ngủ
Nhiều thể loại nhiếp ảnh cần diễn ra ở thời điểm sáng sớm hoặc đêm khuya: chụp phong cảnh, chụp trời sao, và chụp ảnh du lịch là một vài ví dụ. Hiển nhiên, bạn sẽ khó chụp mặt trời mọc nếu bạn thức dậy sau khi mặt trời đã lên. Dù bạn theo thể loại ảnh nào đi nữa, chụp một tấm ảnh đẹp lúc 9 giờ sáng là một chuyện, nhưng chụp một tấm ảnh đẹp lúc 4:30 giờ sáng trong trạng thái buồn ngủ là một vấn đề hoàn toàn khác. Tóm lại, chắc chắn nhiếp ảnh là một sự thử thách. Tôi kể ra những điểm này không phải để làm bạn nản lòng, nhưng để giúp bạn thấy được một vài chướng ngại trước mắt. Và ngày nào bạn chấp nhận nó, ngày đó bạn sẽ có thể vượt qua những thử thách của môn chơi cực kỳ thú vị này.

Các tay chụp ảnh nên chuẩn bị tinh thần để… thiếu ngủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)