Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cách kiểm tra nhanh tính riêng tư tài khoản Facebook

Nguồn: PC World
Với công cụ Privacy Checkup Tool tích hợp trong Facebook, người dùng có thể kiểm tra, thiết lập nhanh các tính năng riêng tư cho tài khoản của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Facebook mới hồi đầu tháng đã ra mắt Privacy Checkup Tool, công cụ giúp người dùng kiểm tra sự riêng tư trên dịch vụ mạng xã hội của mình. Với công cụ này, người dùng Facebook có thể quản lý, kiểm soát các nội dung mà mình chia sẻ trên mạng xã hội một cách dễ dàng.
Để sử dụng Privacy Checkup Tool, trước hết bạn cần đăng nhập tài khoản Facebook của mình. Sau đó, trong giao diện website, nhấn chuột vào biểu tượng hình chiếc ổ khóa (bên phải biểu tượng Notifications) rồi chọn tiếp “Privacy checkup”.
Privacy Checkup Tool cho phép bạn kiểm soát nội dung được chia sẻ và đối tượng được xem nội dung chia sẻ này gói gọn trong 3 tùy chọn bao gồm “Your Posts”, “Your Apps” và “Your Profiles”.



Trong số 3 tùy chọn, “Your Post” là hạng mục quan trọng nhất vì bạn được quyền kiểm soát đối tượng được xem những nội dung chính bạn chia sẻ. Mặc định Facebook sẽ ghi nhớ chọn lựa đối tượng dự định chia sẻ mà bạn chọn trong giao diện này. Vì vậy bạn hãy cẩn thận với lựa chọn của mình, vì những nội dung được chia sẻ trong tương lai sẽ không thay đổi cho đến khi chính bạn thiết lập lại.
Bên cạnh tính năng kiểm soát đối tượng được xem các nội dung mà bạn chia sẻ, Privacy Checkup Tool cũng cho phép người dùng kiểm soát tất cả các ứng dụng mà họ đã đăng nhập bằng tài khoản Facebook trong mục “Your Apps”. Trong mục này, chủ tài khoản Facebook có thể chọn ai sẽ là người được thấy những ứng dụng mà bạn đang sử dụng, xóa những ứng dụng không còn sử dụng đến hay tùy chỉnh những nội dung ứng dụng đăng tải dưới danh nghĩa của bạn sau này.



Để thiết lập thay đổi một ứng dụng, bạn nhấn chọn nút sổ xuống bên cạnh tên ứng dụng đó để chọn lựa giữa các tùy chọn như “public, friends, family, only me hay custom”. Để xóa một ứng dụng, bạn chỉ cần nhấn chuột vào dấu “x” nằm phía ngoài cùng bên tay phải của tên ứng dụng đó. Một khi xóa ứng dụng, Facebook sẽ hỏi bạn có muốn xóa các nội dung đăng tải liên quan đến ứng dụng đó hay không. Nếu muốn, bạn chỉ cần đánh dấu chọn vào mục “Delete all your...” rồi chọn Remove là xong.
Bước cuối cùng trong việc kiểm tra tính riêng tư trên Facebook chính là kiểm soát việc chia sẻ các thông tin trong hồ sơ cá nhân (Profile) của bạn. Trong mục Your Profiles bạn có thể thiết lập lại các đối tượng được xem thông tin cá nhân của mình như email, số điện thoại... Nếu muốn có thêm nhiều lựa chọn về thiết lập tính riêng tư, bạn có thể truy cập mục Privacy Settings and Tools bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng hình chiếc ổ khóa, chọn “see more settings”.



Trong giao diện Privacy Settings and Tools, bạn có thể tùy chọn đối tượng có thể liên lạc hoặc có thể tìm kiếm thông tin về bạn trên Facebook.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

100 "điều răn" của nhiếp ảnh(phần 1, từ 1 đến 50)

Như các phần đã từng giới thiệu, chuyên mục này là của anh Andy Nguyễn trên báo Trẻ Online. Vì các bạn bên nhà thường khó vào được các trang báo hải ngoại nên Già tui chịu khó post lại trong các Notes trên nhà FB. Cảm ơn anh Andy về tất cả những bài viết trong chuyên mục"Góc Nhiếp Ảnh"trên báo Trẻ Online.

Góc Nhiếp Ảnh đã lên đến kỳ thứ một trăm. Với điểm mốc đặc biệt này, tôi sẽ “ăn mừng” bằng cách “ấn hành”  “100 điều răn” trong ngành nhiếp ảnh. Điều này nhằm vào giúp các tay ảnh học hỏi thêm những kinh nghiệm, và quan trọng nhất là đem nụ cười vui đến với người đọc.



1. Chỉ vì một người có máy ảnh đắt tiền, không hẳn người đó là một người chụp hình giỏi.
2. Luôn luôn chụp theo dạng JPEG, trừ khi chụp những gì “trong đời chỉ một lần”.
3. Ống kính fix (không zoom được) giúp bạn trở thành một tay ảnh khá hơn.
4. Chỉnh sửa ảnh là một nghệ thuật riêng biệt.
5. Luật một-phần-ba hữu dụng khoảng 99 trên 100 lần.
6. Thể loại chụp macro  (chụp vi ảnh) không hẳn thích hợp với mọi người.
7. Kính lọc UV (ultraviolet) còn có tác dụng tương tự  như cái nắp đậy ống kính.
8. Đi ra ngoài chụp ảnh còn có lợi ích hơn bỏ nhiều giờ mỗi ngày để sinh hoạt trong diễn đàn online.
9. Vẻ đẹp của đời thường là một tấm ảnh vô giá
10. Máy phim không tốt hơn máy ảnh số !
11. Máy ảnh số không tốt hơn máy ảnh phim!
12. Không có máy ảnh hoặc ống kính có “phép lạ” nào hết.
13. Ống kính tốt hơn không hẳn sẽ cho bạn hình đẹp hơn.
14. Bớt thời gian nhìn ảnh của người khác và tăng thời gian tự chụp ảnh của mình.
15. Đừng mang máy DSLR của bạn đi tiệc party.
16. Làm nghề nhiếp ảnh không sướng như người ta nghĩ.
17. Làm nghề nhiếp ảnh không cực như người ta nghĩ.
18. Biến hình của bạn thành trắng đen (B&W) không có nghĩa nó sẽ tự động trở nên một “tác phẩm”.
19. Bạn không cần phải chụp ảnh mọi thứ.
20. Nên giữ ít nhất 2 bản sao của tất cả hình bạn chụp để lưu giữ.
21. Tháo sợi dây đeo cổ, bạn sẽ khỏi bị vướng víu nhưng coi chừng cái máy ảnh bị… nhảy dù
22. Tập “zoom bằng chân”. Bạn sẽ lose weight nhanh hơn.
23. Mọp xuống khi chụp ảnh đôi khi sẽ có những góc cạnh ảnh hấp dẫn hơn.
24. Thực tập, thực tập, thực tập, và thực tập thêm.
25. Hãy lo ít hơn về mặt kỹ thuật và chú ý hơn về phương diện mỹ thuật của nhiếp ảnh (khi bạn đã thành thạo kỹ thuật.)
26. Vào sinh hoạt với một “phố-rùm” nhiếp ảnh trên mạng. (VPAD)
27. Luôn luôn giảm phơi sáng khoảng 2/3 độ f-stop khi chụp ngoài trời ban ngày.
28. Chụp càng nhiều hình, bạn sẽ càng giỏi hơn.
29. Đừng ngần ngại chụp vài tấm ảnh ở cùng một cảnh với những cách phơi sáng, góc cạnh, và khẩu độ khác nhau.
30. Chỉ khoe ảnh đẹp nhất của bạn.
31. Một máy ảnh bỏ túi thì vẫn là một máy ảnh!
32. Gia nhập một Hội Nhiếp Ảnh.
33. Tập bình phẩm những bức ảnh của người khác để tiến bộ.
34. Nghĩ trước khi bấm máy.
35. Một tấm ảnh hay không cần lời giải thích (mặc dù những thông tin hậu cảnh thường thường làm cho ảnh có giá trị hơn).
36. Rượu nặng không đi đôi với nhiếp ảnh.
37. Đừng sợ trời mưa. Đó là cơ hội lấy ảnh lạ.
38. Hạt nhểu cũng là một nghệ thuật.
39. Tìm mua một loại túi đựng máy ảnh có thể đựng chân máy hoặc máng được.
40. Đơn giản là … đang giỡn !?! hì hì, là bí quyết.
41. Định nghĩa của chữ photography là “vẽ với ánh sáng”. Dùng ánh sáng để có lợi cho bạn.
42. Tìm style chụp ảnh của bạn và giữ luôn style đó.
43. Có được một màn ảnh thứ nhì là một điều quá “ngon lành” cho việc hậu kỳ.
44. Photoshop là một con dao hai lưỡi.
45. Mang máy ảnh với bạn đi khắp nơi. K-h-ắ-p n-ơ-i.
46. Đừng bao giờ để nhiếp ảnh cản trở lối sống yêu đời của bạn.
47. Hãy tự tin mỗi khi bấm máy.
48. Chụp ảnh thẳng, không xéo.
49. Đừng cưng máy ảnh như trứng mỏng. Cứ dùng và tận dụng tối đa. Nó là đồ nghề mà.


100 "điều răn" của nhiếp ảnh(Từ 51 đến 100)

Tác Giả
Andy Nguyễn
Góc Nhiếp Ảnh đã gửi đến quý độc giả và bạn yêu thích nhiếp ảnh 50  trong 100 điều răn trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Kỳ này xin được giới thiệu tiếp theo với #51-100.

51. Hãy quan sát cảnh vật bạn muốn chụp với trái tim trước tiên… và sau đó với máy ảnh.
52. Liên kết với những ‘bạn ảnh’ khác.
53. Luôn luôn bình tĩnh để “đối phó” với mọi tình huống ánh sáng.
54. Không bao giờ tự so sánh mình với người khác, dù ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn.

Buổi thực tập chụp đêm của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Andy NguyenBuổi thực tập chụp đêm của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Andy Nguyen

55. Bình ảnh một cách trung thực nhưng với sự tôn trọng.
56. Tập chụp ảnh “tự chân dung” (khác với selfie)
57. Đọc sách về nhiếp ảnh (càng nhiều càng tốt!)
58. Để có ảnh phong cảnh sống động hơn, nên cho một “người mẫu” vào đó (có thể là chính bạn).
59. Hãy giữ sensor luôn luôn sạch, những chấm đen (hạt bụi) thật là bực mình.
60. Khám phá những gì bạn cho là đẹp.
61. Phải tốn thời gian nếu muốn thành một người chụp ảnh khá.
62. Dụng cụ tốt nhất là những gì bạn đang có.
63. Bạn không thể chụp ảnh mọi loại.
64. Chấp nhận lời khen và nói câu “cám ơn”.
65. ‘Hình đẹp’ không phải là một lời bình hữu dụng đối với người chụp.
66. ‘Hết sẩy!’ cũng không hữu dụng luôn. Cố gắng nói rõ những gì bạn thích hoặc không thích về tấm ảnh đó.
67.  Hãy gắng tham dự vào những cuộc thi nhiếp ảnh.
68. Luôn luôn ghi nhớ điều gì đã đưa bạn đến với nhiếp ảnh.
69. Không bao giờ chụp một người không muốn bị chụp (cần xin phép trước).
70. Luôn luôn nhìn sau lưng, đôi khi tấm ảnh đẹp đang chờ phía sau bạn.


Buổi thực tập chụp Airshow của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh huong NguyenBuổi thực tập chụp Airshow của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh huong Nguyen

71. Tìm hiểu và dựa vào histogram khi chụp ảnh. Trong đó có chứa những dữ kiện quan trọng về ảnh của bạn.
72. Phải thật rành về máy ảnh của bạn. Đừng phí thì giờ lần mò cái nút menu khi đang ở hiện trường.
73. Chụp ảnh càng thường xuyên càng tốt.
74. Nên tự tin nơi mình.
75. Đừng sợ bị dính dơ (càng “lầy lội” lăn bò, bạn càng có cơ hội có những góc cạnh lạ.)
76. Để ý vào chất lượng ảnh của bạn.
77. Đừng tin tưởng vào màn ảnh LCD trên máy ảnh. Thường thì hình trên màn ảnh (viewer)  lúc nào cũng đẹp hơn trong computer.
78. Thà dư thẻ nhớ còn hơn thiếu!
79. Học cách thưởng thức những khoảnh khắc đẹp khi bạn không mang theo máy ảnh.
80. Khi bạn nghĩ bạn đã “chụp đủ”, hãy chụp thêm vài tấm ‘sơ-cua’.
81. In ảnh của bạn ra cỡ lớn. Bạn sẽ yêu thích nó.
82. Chỉnh màn ảnh (calibrate) của bạn cho đúng.
83. Đừng nghĩ về những gì người khác nói về ảnh của bạn. Miễn bạn thích, là đủ rồi. (Beauty is in the eye of the beholder)
84. Cố gắng chống cơn lười! Sự sáng tạo sẽ đến sau kỷ luật.
85. Nên tự hỏi: Bạn muốn diễn tả điều gì trong ảnh của bạn?
86. Tìm kiếm một người thầy, một lớp học về nhiếp ảnh.
87. Nhiếp ảnh không bao giờ là sự phung phí thời gian.
88. Đương nhiên, sẽ có một số người không thích những gì bạn làm (cũng chẳng sao!)
89. Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất.
90. 35mm là tiêu cự tốt nhất khi mang máy ảnh đi dạo.
91. Bạn không cần phải đem theo chân tripod đi khắp nơi.
92. Ai cũng có thể  là người chụp ảnh.
93. Bạn không cần phải bay qua Paris để có ảnh đẹp; những cơ hội tốt nhất nằm ngay trong vườn sau của bạn.
94. Ở phương diện bố cục, nhiếp ảnh và hội họa không khác bao nhiêu.
95. Nhiếp ảnh không chỉ là một thú tiêu khiển – nó là một lối sống.
96. Du lịch và nhiếp ảnh là một “cặp bài trùng”
97. Một tấm ảnh bị nhiều hột (noisy) còn đỡ hơn một tấm ảnh bị mờ.
98. Đừng sợ chụp ảnh trong khi trời mưa.
99. Đừng bao giờ ngưng chụp ảnh.
100. Tự viết 100 “điều răn” riêng của bạn.


Thực tập tại sở thú Dallas của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Quy NguyenThực tập tại sở thú Dallas của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Quy Nguyen

Nhiếp ảnh để giảm stress :)

Tác Giả
Andy Nguyễn

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường được (bị?) tiếp xúc với chữ sì-trét (stress) ở khắp nơi. Với một người chỉ thích chụp ảnh bình thường, nhiếp ảnh cũng là một trong những thú tiêu khiển có thể giúp bạn giảm stress và có được sức khoẻ tâm lý lành mạnh. Nhiếp ảnh còn là một sở thích riêng vui tươi và sáng tạo có thể giúp bạn lãng quên đi cái stress, mối lo âu, và những “sầu muộn” (nếu có).
Người ta thường thích chụp hình hầu như tất cả mọi thứ. Tôi thì thường yêu thích chụp ảnh nhất là những buổi mặt trời lặn và bãi biển. Tìm một hoàng hôn hoàn hảo để “đánh lạc hướng” tâm trí khỏi những điều stress của mỗi ngày,và sống trong những gì tôi tuyệt đối yêu thích.
Một vài điều có thể  giúp bạn áp dụng trong nhiếp ảnh để giảm stress.


Ảnh “tự chân dung” của người viết đang ngắm trời và biển.Ảnh “tự chân dung” của người viết đang ngắm trời và biển.

1. Tự dắt mình đi ‘săn ảnh’ với máy hình của mình
Đi từ từ. Hít thở.Thật sự quan sát. Chụp ảnh của tất cả những chi tiết dọc đường. Tiến gần chủ thể và chụp thêm nữa. Đó là một cách “thiền” bằng đi bộ và chụp ảnh. Đây là khoảnh khắc để bạn tìm thấy những mới lạ đang chờ đợi bạn ngay ngoài cửa.
2. Tìm những dấu hiệu
Thế giới quanh bạn thường gởi bạn những thông điệp. Bạn cần phải để tâm để nhìn thấy những dấu hiệu này. Và ghi vào ảnh ngay lập tức. Dấu hiệu đó có ý nghĩa gì đối với bạn?
3. Chọn một giờ trong ngày và dành giờ đó để chụp một ảnh
Ráng nhớ giờ này. Tập nhận thức trong khi bạn nhìn qua lăng kính.


Chọn một giờ trong ngày và dành giờ đó để chụp một ảnhChọn một giờ trong ngày và dành giờ đó để chụp một ảnh

4. Ghi lại ảnh
Ghi vào ảnh tất cả những nơi chốn, con người và những vật trong đời sống mà bạn cảm giác “biết ơn” và đem lại cảm xúc. Ngay cả MỘT điều, cũng đã là điểm bắt đầu tốt. Làm điều này thường xuyên. Nó sẽ đem lại cho bạn sự chú ý từ những chuyện bình thường đến những cảm xúc tâm hồn. Và đó là điều quan trọng nhất.


5. Viết xuống một cái list

Một bản “kê khai” những gì  liên hệ với nhiếp ảnh. Viết vô list. Rồi đi chỗ khác chơi. Với máy ảnh vẫn còn trên tay, đi tìm một cảnh vật hoặc một “sự sắp xếp" thú vị nào đó  rồi chụp tấm hình. Bài tập này có thể giúp bạn có thêm niềm vui. Chụp một tấm ảnh và lặp lại. Dùng óc sáng tạo trong tấm ảnh bạn chụp. Nó có thể là một tấm ảnh “tự chân dung” trong gương hoặc chụp “hai bàn chân” của bạn trên sân cỏ. Đạp ga. Thực hành.


Điển hình của một ảnh đời thường, mỗi ngày chụp một tấm (a photo a day).Điển hình của một ảnh đời thường, mỗi ngày chụp một tấm (a photo a day).

Nhiếp ảnh là bộ môn tuyệt vời để giảm stress
Nó có thể giúp thay đổi sự chú ý của bạn. Bạn có thể trở nên định tâm và hữu ích hơn. Nhìn qua ống kính như một lối thoát ra khỏi một đống “chuyện để làm”. Khi thực hành được, nó sẽ đem lại cho bạn một “chốn bình yên” và vui thú.
Vậy bạn còn đợi gì nữa? Hãy vác máy ảnh đi tìm cho mình một niềm vui!
AN

Bí quyết nâng cấp tay máy ảnh :)

Andy Nguyễn, tác giả của những bài báo chuyên đề thật xuất sắc




Những bài học đáng giá nhất được học bằng cách “từng trải”. Đây là vài bí quyết nhiếp ảnh tôi đã học được sau nhiều cơn bực bội, chán nản, và những cơ hội vĩnh viễn mất đi. Tôi hy vọng những bí quyết này sẽ giúp bạn tránh những lỗi như của tôi, và giúp bạn tiến bộ trong môn nhiếp ảnh.
Luôn luôn mang theo máy ảnh. Luôn luôn.
Có bao nhiêu lần bạn đã nghĩ đến chuyện đem theo máy ảnh, nhưng lại không đem vì sợ máy ảnh cồng kềnh, bất tiện?
Điều đó dễ hiểu thôi. Ít ai muốn xách cái DSLR đi tất cả mọi nơi. Ai lại muốn cái máy hình cồng kềnh đen thui đó treo trên cổ khi đi chợ siêu thị? Nhưng một điều tôi biết quá rành, rằng ảnh đẹp không đợi bạn. Tôi đã từng trải qua biết bao nhiêu trường hợp “tôi ước gì tôi có đem theo máy ảnh!”
Đó là lý do tôi vẫn sắm một máy ảnh bỏ túi, mặc dù là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và đem nó theo đi khắp nơi. Nó cho tôi sự tự do (nói theo kiểu nhiếp ảnh), và buộc tôi không nghĩ về sự dàn dựng chụp mà phải suy nghĩ về chuyện bắt lấy những khoảnh khắc của cuộc sống.Thay vì một máy ảnh bỏ túi, đa số người đã có thể dùng một điện thoại di động đời mới có sẵn khả năng chụp ảnh khá tốt. Nên nhớ có những cơ hội ảnh đẹp bất ngờ đến với bạn trong những trường hợp bình thường như đi chợ, trên đường lái xe, hoặc đang rảo bộ trong công viên.


Một tấm ảnh tốt và một tấm ảnh xuất sắc khác nhau như thế nào? Tấm ảnh xuất sắc không những có khả năng cho thấy một hình ảnh thị giác, mà còn diễn đạt cảm xúc.Một tấm ảnh tốt và một tấm ảnh xuất sắc khác nhau như thế nào? Tấm ảnh xuất sắc không những có khả năng cho thấy một hình ảnh thị giác, mà còn diễn đạt cảm xúc.

Hậu cảnh cũng quan trọng
Khi chụp một tấm ảnh, trong đó phải có một chủ đề - một chủ thể chính. Nhưng chủ thể thường chính ít khi “cô đơn”, vì luôn luôn đi đôi với hậu cảnh (background). Đó là lý do trong những studio chụp hình thường có mấy tấm màn cảnh giả. Khi nhìn qua kính nhắm máy ảnh để thấy chủ thể, việc đầu tiên bạn làm không phải là bấm máy, mà là để ý về hậu cảnh phía sau.
Có hai điều background có thể ảnh hưởng đến chủ thể của bạn: nó có thể làm nổi bật chủ thể chính của ảnh, hoặc gây chi phối cho ảnh. Nếu như bạn đang trò chuyện với người yêu, bạn đâu có muốn giọng nói của người khác át đi âm thanh tiếng nói của bạn, đúng không? Vậy sao lại để background “át đi” đối tượng chính của bạn?
Ông da đen trên xe buýt này đã uống hơi nhiều nên bị xỉn, ba hoa chích chòe nên bà con ai cũng nhìn. Nếu tấm hình chỉ tập trung vô đối tượng chính, đó có thể là một tấm chân dung. Nhưng khi có luôn cả background (người hành khách ngó nhìn và cánh cửa xe bus), chúng ta có một tấm hình không những ghi lại khoảnh khắc đó mà còn kể lại câu chuyện trong bố cục.


Tác phẩm “Ngõ thoát” từ một con đường hầm. Photo: Andy NguyễnTác phẩm “Ngõ thoát” từ một con đường hầm. Photo: Andy Nguyễn

Chụp ảnh với tâm hồn
Bạn đã biết những kỹ thuật khá rành. Bạn biết ‘khẩu độ’ là gì, biết khi nào “đẩy” ISO lên, biết cách phơi sáng đúng. Nhưng khi nhìn ảnh của bạn chụp, bạn không biết chính xác nó bị thiếu cái gì. Tôi sẽ đoán thử yếu tố đang thiếu trong ảnh là cái “hồn”. Bạn chưa có mối quan hệ xúc cảm với nhiếp ảnh. Photography không phải chỉ là chụp ảnh những gì ở thế giới bên ngoài, photography cũng là chụp ảnh những gì trong tâm hồn của bạn. Nên tập để lại những cảm xúc của bạn trong tấm ảnh, những tác phẩm của bạn sẽ mạnh mẽ  cảm xúc hơn nhiều.
Và con người cũng đã có thói quen liên quan với nhau bằng cảm xúc.


6 Cách dễ dàng để làm hình của bạn nhìn ‘pro’ hơn (kỳ 106)

Vẫn là những bài viết đơn giản nhưng rất thực tế và hữu ích của tác giả Andy Nguyễn. Già tui xin được tiếp tục giới thiệu cùng các bạn...


Nhiếp ảnh số ngày nay rất thông dụng, mọi người đều có thể chụp ảnh được, chỉ cần bỏ tiền ra mua máy ảnh (điện thoại thông minh, tablet, máy ảnh bỏ túi, hoặc hàng “xịn” - máy DSLR). Nhưng để có được hình đẹp lại là vấn đề khác hoàn toàn. Không phải ai cũng chụp được hình đẹp mắt, hoặc thu hút người xem.
Trong Góc Nhiếp Ảnh kỳ này, tôi chia sẻ với những bạn thích chụp ảnh sáu cách để có ảnh nhìn chuyên nghiệp hơn, dễ dàng thôi! Chỉ cần đọc kỹ những bước lý thuyết rồi xách máy ra ngoài thực tập.
1. Gỡ rối

Hãy nhìn một tấm ảnh chuyên nghiệp và bạn sẽ để ý thấy rằng không có yếu tố nào không nên có trong đó. Những gì có trong khung ảnh đều do sự cố ý của người chụp. Cố gắng tránh bất cứ chi tiết dư thừa nào khác để người xem có thể tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất. Nếu bạn chụp hình phong cảnh, điều này có nghĩa bạn có thể phải lượm nhặt một tí rác hoặc dời đi một vài cọng cành khô.
2. Chú ý những chi tiết
Những chi tiết dù nhỏ cách mấy có thể có ảnh hưởng lớn cho một tấm ảnh. Có lẽ bạn không để ý mặt dây chuyền cẩm thạch bị che bởi vạt áo khi bạn bấm nút cửa chập, nhưng chi tiết đó sẽ “la to” kêu gọi sự chú ý của người xem khi rọi in lớn và treo trên tường.
Ráng tập thói quen dò mắt của bạn quanh cả khung hình để khám xét tất cả chi tiết trước khi chụp. Xem kỹ quần áo của người mẫu không bị nhăn, hậu cảnh trông sạch và không bị nếp, nếu có nữ trang thì đặt đúng chỗ, và make-up phải perfect.
Những tĩnh vật nên trong tình trạng “ngon lành”, cánh hoa hoặc lá bị héo, thí dụ, sẽ không “ăn ảnh” lắm.


Chú ý những chi tiếtChú ý những chi tiết

3. Khoảnh khắc
Cartier-Bresson có công đã đặt ra câu ‘the decisive moment’ - tạm dịch là ‘khoảnh khắc quyết định’, diễn tả giây phút lý tưởng nhất để chụp tấm ảnh. Quyết định khoảnh khắc này là một kỹ năng chủ cốt trong nhiếp ảnh và có thể đòi hỏi sự phản ứng nhanh như tích-tắc.

Khi chụp ảnh một cầu thủ túc cầu sút cú đá vào khung thành, thí dụ, thì thường tấm ảnh chụp lúc bàn chân chạm trái banh (hoặc ngay sau đó) hấp dẫn hơn tấm ảnh của bàn chân trên không sau khi trái banh đã bay khỏi khung hình. Khi đang chụp ảnh, hãy nhớ quan sát những hoạt động đang diễn ra hoặc những thay đổi với thời tiết. Và cố gắng đoán trước những gì sắp xảy ra để bạn có thể sẵn sàng bấm nút cửa chập ở ngay khoảnh khắc quyết định.


Cố gắng đoán trước những gì sắp xảy ra để bạn có thể sẵn sàng bấm nút cửa chập ở ngay khoảnh khắc quyết định.Cố gắng đoán trước những gì sắp xảy ra để bạn có thể sẵn sàng bấm nút cửa chập ở ngay khoảnh khắc quyết định.

4. Chân trời phẳng
Trong cơn sốt lấy ảnh, khi bạn đang tập trung tinh thần vào chủ thể chính, bạn sẽ dễ quên về đường chân trời (hoặc mặt nước) trong hậu cảnh.
Có những ngoại lệ khi một đường xéo “cố ý” có thể làm ảnh hấp dẫn hơn, nhưng theo quy luật nói chung thì đường chân trời nên bằng phẳng - đặc biệt khi có mặt nước trong hình.
Nếu máy ảnh của bạn có dụng cụ đo mặt phẳng điện tử, hãy dùng. Nếu máy của bạn không có, bạn có thể mua thiết bị làm phẳng và gắn vào chỗ gắn đèn flash trên máy, hoặc dùng đồ đo của chân máy (tripod). Trong trường hợp bất đắc dĩ, dùng Photoshop để làm phẳng.


Thiết bị làm phẳng được gắn vào chấu đèn flash trên máy ảnh.Thiết bị làm phẳng được gắn vào chấu đèn flash trên máy ảnh.

5. Loại trừ những hạt bụi(Vụ ni Già tui là chứa hay quên, huhuhu. Bị miết, hư dze kiu!)
Một điểm thực tế trong ngành nhiếp ảnh số là sensor của máy trước sau cũng sẽ bị dơ.  Đó không phải là một trở ngại lớn nếu bạn biết cách khám xét và sửa những tấm ảnh mà bạn sẽ cho người khác xem. Để chắc chắn bạn loại đi tất cả những điểm chấm hạt bụi, rọi ảnh lên 100% và làm việc có cách thức từ góc trái trên tới góc phải dưới.
Nếu bạn phải thường xuyên “lau chùi” hoài những điểm bụi thì cũng đã tới lúc bạn phải đi làm sạch sensor của máy bạn rồi.
6. Editing
Ấn tượng tốt về một bộ ảnh có chất lượng sẽ bị giảm đáng kể khi bộ ảnh đó bị lẫn lộn với những tấm ảnh “thiếu đánh bóng”. Do đó, thà bạn đưa ra 8 tấm ảnh tốt nhất của bạn còn hơn đưa ra 20 tấm mà có 12 tấm không đủ tiêu chuẩn. Tự  “chỉ trích”  ảnh của bạn và dành thì giờ ‘cắt xén’ bộ ảnh đến khi bạn chắc chắn rằng bạn đã lựa ra the best. Nếu bạn có nguyên loạt những ảnh tương tự, có lẽ đã được chụp với chức năng “bắn đại liên”, bạn phải quyết định chọn một tấm tốt nhất.
Những bí quyết kể trên có thể sẽ giúp bạn chụp được nhiều hình đẹp hơn. Chúc bạn may mắn khi click máy.
                                                                                                                                                                                                              AN

Hình đẹp vì máy ảnh "ngon"? (Kỳ 105)

Tác giả bài viết: Andy Nguyễn


Nếu bạn đã từng sinh hoạt trong những diễn đàn nhiếp ảnh hoặc theo dõi những bài viết về Nhiếp ảnh trên mạng. Có lẽ, bạn khá quen thuộc với câu “thần chú” - Hình đẹp không phải vì máy tốt mà do người chụp giỏi!  Có những “giả thuyết” rằng:  lý do chính của một tấm hình đẹp là cái nhìn mỹ thuật của người chụp, không phải là máy ảnh hoặc ống kính hoặc bất cứ dụng cụ nhiếp ảnh nào khác. Một người chụp giỏi vẫn có thể tạo ảnh đẹp chỉ với một máy ảnh căn bản.
Tôi từng đề cập đến câu “Tác phẩm không do máy chụp” với những học viên mới “nhập môn” nhiếp ảnh. Vì điều này sẽ giúp “làm dịu” nỗi lo ngại của những người sắp mua cái máy ảnh DSLR đầu tiên của họ. Bức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền, tôi vẫn còn thích. Với trình độ căn bản, bạn vẫn có thể tạo được ảnh đẹp  với đồ nghề khá căn bản. Đặc biệt đối với những người mới học chụp.



Điều kiện
Bạn không cần đồ nghề mắc tiền để bước vào thế giới nhiếp ảnh. Ngay cả một máy DSLR rẻ tiền nhất cũng đủ. Dùng đồ nghề căn bản để học những kỹ thuật căn bản của nhiếp ảnh trước. Sau khi đã thành thạo thì bạn có thể bắt đầu để ý tới đồ nghề “chiến”.
OK. Ở đây thì:  Đồ nghề không thành vấn đề - trừ khi mình cần nó.
Có hai lý do chính tại sao - và khi nào - đồ nghề là vấn đề:
1. Khi bạn bắt đầu theo chuyên ngành
Khi bạn mới khởi đầu trong sở thích nhiếp ảnh, bạn chỉ thăm dò những điều căn bản. Bạn học về bố cục và cách phơi sáng, biết rành về những cách chỉnh máy của bạn, và phản ứng của máy ảnh trong nhiều trường hợp khác nhau.
Ở lúc này, khi bạn mới bắt đầu, đồ nghề không quan trọng. Bạn sẽ cần những thứ căn bản, như một máy ảnh số DSLR và một ống kính căn bản (kit lens) để giúp bạn học những kỹ thuật căn bản.
Nhưng sẽ có thời điểm nào đó, bạn sẽ đi xa hơn trình độ căn bản. Và bạn sẽ bắt đầu nghiêng về một thể loại nhiếp ảnh riêng biệt. Đó là lúc đồ nghề sẽ “thành vấn đề!”
Nếu khi bạn có khuynh hướng chụp ảnh một con chim ruồi (hummingbird) tí xíu bằng lóng tay đang bay trong bóng mát. Và “bắn” nó với một cái ống kính to kếch xù và một máy ảnh tối tân hiện đại. Hay nếu bạn chụp cầu thủ tiền vệ đang sút thủng khung thành dưới ánh đèn sân vận động, mà không có ống kính dài (tele) với khẩu độ tối đa (f/2.8).
Khi bạn nghiêng về một thể loại nào đó, đồ nghề của bạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng để chụp những ảnh bạn muốn. Những ống kính tầm xa và nhanh, và ngay cả những máy ảnh “chiến” với độ ISO cực cao có thể là dụng cụ cần thiết cho một vài thể loại nhiếp ảnh; trong khi độ phân giải cao và đèn flash chớp nhanh có thể thích hợp hơn với những thể loại khác.
Đó là khi nào đồ nghề sẽ thành vấn đề.
2. Khi bạn đã đạt được một trình độ chuyên môn
Khi gặp một tấm ảnh đẹp, người xem ảnh có thể thốt lên “tấm ảnh này đẹp bạo! Chắc phải được chụp bằng đồ nghề ngon!”  Ở đây, họ “quên mất” sự quan trọng của tác giả bức ảnh.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ đôi khi “điên cuồng” về chất lượng cọ vẽ của họ, hoặc các đầu bếp nổi tiếng lại dùng nồi niêu soong chảo tốn cả ngàn đô. Vì nhà chuyên môn nhận thức rằng việc sở hữu đồ nghề tốt sẽ đem tới kết quả khác cho nghệ thuật của họ - không phải vì họ không thể tạo ra những tác phẩm đó với đồ nghề tầm thường, nhưng vì đồ nghề “xịn” làm công việc thực hiện cái nhìn của họ dễ dàng và “chất lượng” hơn!


Nếu bạn đã từng sinh hoạt trong những diễn đàn nhiếp ảnh hoặc theo dõi những bài viết về Nhiếp ảnh trên mạng. Có lẽ, bạn khá quen thuộc với câu “thần chú” - Hình đẹp không phải vì máy tốt mà do người chụp giỏi!  Có những “giả thuyết” rằng:  lý do chính của một tấm hình đẹp là cái nhìn mỹ thuật của người chụp, không phải là máy ảnh hoặc ống kính hoặc bất cứ dụng cụ nhiếp ảnh nào khác. Một người chụp giỏi vẫn có thể tạo ảnh đẹp chỉ với một máy ảnh căn bản.
Tôi từng đề cập đến câu “Tác phẩm không do máy chụp” với những học viên mới “nhập môn” nhiếp ảnh. Vì điều này sẽ giúp “làm dịu” nỗi lo ngại của những người sắp mua cái máy ảnh DSLR đầu tiên của họ. Bức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền, tôi vẫn còn thích. Với trình độ căn bản, bạn vẫn có thể tạo được ảnh đẹp  với đồ nghề khá căn bản. Đặc biệt đối với những người mới học chụp.

Bức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền Photo: Andy NguyễnBức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền Photo: Andy Nguyễn

Kết luận
Bạn chỉ cần những thứ căn bản để học những điều căn bản.

Phải chi có ai giải thích điều này cho tôi trong ‘thuở ban đầu’ – tôi đã bỏ ra rất NHIỀU thì giờ đuổi theo những tấm ảnh “impossible” với ống kính rẻ tiền của mình. Và vài lần cũng đã “xém”  goodbye cái máy ảnh!


Ảnh chim ruồi (hummingbird) được chụp với máy Nikon D300 và ống kính 500mm f/4. Photo: Andy NguyễnẢnh chim ruồi (hummingbird) được chụp với máy Nikon D300 và ống kính 500mm f/4. Photo: Andy Nguyễn