Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Bí quyết nâng cấp tay máy ảnh :)

Andy Nguyễn, tác giả của những bài báo chuyên đề thật xuất sắc




Những bài học đáng giá nhất được học bằng cách “từng trải”. Đây là vài bí quyết nhiếp ảnh tôi đã học được sau nhiều cơn bực bội, chán nản, và những cơ hội vĩnh viễn mất đi. Tôi hy vọng những bí quyết này sẽ giúp bạn tránh những lỗi như của tôi, và giúp bạn tiến bộ trong môn nhiếp ảnh.
Luôn luôn mang theo máy ảnh. Luôn luôn.
Có bao nhiêu lần bạn đã nghĩ đến chuyện đem theo máy ảnh, nhưng lại không đem vì sợ máy ảnh cồng kềnh, bất tiện?
Điều đó dễ hiểu thôi. Ít ai muốn xách cái DSLR đi tất cả mọi nơi. Ai lại muốn cái máy hình cồng kềnh đen thui đó treo trên cổ khi đi chợ siêu thị? Nhưng một điều tôi biết quá rành, rằng ảnh đẹp không đợi bạn. Tôi đã từng trải qua biết bao nhiêu trường hợp “tôi ước gì tôi có đem theo máy ảnh!”
Đó là lý do tôi vẫn sắm một máy ảnh bỏ túi, mặc dù là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và đem nó theo đi khắp nơi. Nó cho tôi sự tự do (nói theo kiểu nhiếp ảnh), và buộc tôi không nghĩ về sự dàn dựng chụp mà phải suy nghĩ về chuyện bắt lấy những khoảnh khắc của cuộc sống.Thay vì một máy ảnh bỏ túi, đa số người đã có thể dùng một điện thoại di động đời mới có sẵn khả năng chụp ảnh khá tốt. Nên nhớ có những cơ hội ảnh đẹp bất ngờ đến với bạn trong những trường hợp bình thường như đi chợ, trên đường lái xe, hoặc đang rảo bộ trong công viên.


Một tấm ảnh tốt và một tấm ảnh xuất sắc khác nhau như thế nào? Tấm ảnh xuất sắc không những có khả năng cho thấy một hình ảnh thị giác, mà còn diễn đạt cảm xúc.Một tấm ảnh tốt và một tấm ảnh xuất sắc khác nhau như thế nào? Tấm ảnh xuất sắc không những có khả năng cho thấy một hình ảnh thị giác, mà còn diễn đạt cảm xúc.

Hậu cảnh cũng quan trọng
Khi chụp một tấm ảnh, trong đó phải có một chủ đề - một chủ thể chính. Nhưng chủ thể thường chính ít khi “cô đơn”, vì luôn luôn đi đôi với hậu cảnh (background). Đó là lý do trong những studio chụp hình thường có mấy tấm màn cảnh giả. Khi nhìn qua kính nhắm máy ảnh để thấy chủ thể, việc đầu tiên bạn làm không phải là bấm máy, mà là để ý về hậu cảnh phía sau.
Có hai điều background có thể ảnh hưởng đến chủ thể của bạn: nó có thể làm nổi bật chủ thể chính của ảnh, hoặc gây chi phối cho ảnh. Nếu như bạn đang trò chuyện với người yêu, bạn đâu có muốn giọng nói của người khác át đi âm thanh tiếng nói của bạn, đúng không? Vậy sao lại để background “át đi” đối tượng chính của bạn?
Ông da đen trên xe buýt này đã uống hơi nhiều nên bị xỉn, ba hoa chích chòe nên bà con ai cũng nhìn. Nếu tấm hình chỉ tập trung vô đối tượng chính, đó có thể là một tấm chân dung. Nhưng khi có luôn cả background (người hành khách ngó nhìn và cánh cửa xe bus), chúng ta có một tấm hình không những ghi lại khoảnh khắc đó mà còn kể lại câu chuyện trong bố cục.


Tác phẩm “Ngõ thoát” từ một con đường hầm. Photo: Andy NguyễnTác phẩm “Ngõ thoát” từ một con đường hầm. Photo: Andy Nguyễn

Chụp ảnh với tâm hồn
Bạn đã biết những kỹ thuật khá rành. Bạn biết ‘khẩu độ’ là gì, biết khi nào “đẩy” ISO lên, biết cách phơi sáng đúng. Nhưng khi nhìn ảnh của bạn chụp, bạn không biết chính xác nó bị thiếu cái gì. Tôi sẽ đoán thử yếu tố đang thiếu trong ảnh là cái “hồn”. Bạn chưa có mối quan hệ xúc cảm với nhiếp ảnh. Photography không phải chỉ là chụp ảnh những gì ở thế giới bên ngoài, photography cũng là chụp ảnh những gì trong tâm hồn của bạn. Nên tập để lại những cảm xúc của bạn trong tấm ảnh, những tác phẩm của bạn sẽ mạnh mẽ  cảm xúc hơn nhiều.
Và con người cũng đã có thói quen liên quan với nhau bằng cảm xúc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)