Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

100 "điều răn" của nhiếp ảnh(Từ 51 đến 100)

Tác Giả
Andy Nguyễn
Góc Nhiếp Ảnh đã gửi đến quý độc giả và bạn yêu thích nhiếp ảnh 50  trong 100 điều răn trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Kỳ này xin được giới thiệu tiếp theo với #51-100.

51. Hãy quan sát cảnh vật bạn muốn chụp với trái tim trước tiên… và sau đó với máy ảnh.
52. Liên kết với những ‘bạn ảnh’ khác.
53. Luôn luôn bình tĩnh để “đối phó” với mọi tình huống ánh sáng.
54. Không bao giờ tự so sánh mình với người khác, dù ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn.

Buổi thực tập chụp đêm của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Andy NguyenBuổi thực tập chụp đêm của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Andy Nguyen

55. Bình ảnh một cách trung thực nhưng với sự tôn trọng.
56. Tập chụp ảnh “tự chân dung” (khác với selfie)
57. Đọc sách về nhiếp ảnh (càng nhiều càng tốt!)
58. Để có ảnh phong cảnh sống động hơn, nên cho một “người mẫu” vào đó (có thể là chính bạn).
59. Hãy giữ sensor luôn luôn sạch, những chấm đen (hạt bụi) thật là bực mình.
60. Khám phá những gì bạn cho là đẹp.
61. Phải tốn thời gian nếu muốn thành một người chụp ảnh khá.
62. Dụng cụ tốt nhất là những gì bạn đang có.
63. Bạn không thể chụp ảnh mọi loại.
64. Chấp nhận lời khen và nói câu “cám ơn”.
65. ‘Hình đẹp’ không phải là một lời bình hữu dụng đối với người chụp.
66. ‘Hết sẩy!’ cũng không hữu dụng luôn. Cố gắng nói rõ những gì bạn thích hoặc không thích về tấm ảnh đó.
67.  Hãy gắng tham dự vào những cuộc thi nhiếp ảnh.
68. Luôn luôn ghi nhớ điều gì đã đưa bạn đến với nhiếp ảnh.
69. Không bao giờ chụp một người không muốn bị chụp (cần xin phép trước).
70. Luôn luôn nhìn sau lưng, đôi khi tấm ảnh đẹp đang chờ phía sau bạn.


Buổi thực tập chụp Airshow của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh huong NguyenBuổi thực tập chụp Airshow của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh huong Nguyen

71. Tìm hiểu và dựa vào histogram khi chụp ảnh. Trong đó có chứa những dữ kiện quan trọng về ảnh của bạn.
72. Phải thật rành về máy ảnh của bạn. Đừng phí thì giờ lần mò cái nút menu khi đang ở hiện trường.
73. Chụp ảnh càng thường xuyên càng tốt.
74. Nên tự tin nơi mình.
75. Đừng sợ bị dính dơ (càng “lầy lội” lăn bò, bạn càng có cơ hội có những góc cạnh lạ.)
76. Để ý vào chất lượng ảnh của bạn.
77. Đừng tin tưởng vào màn ảnh LCD trên máy ảnh. Thường thì hình trên màn ảnh (viewer)  lúc nào cũng đẹp hơn trong computer.
78. Thà dư thẻ nhớ còn hơn thiếu!
79. Học cách thưởng thức những khoảnh khắc đẹp khi bạn không mang theo máy ảnh.
80. Khi bạn nghĩ bạn đã “chụp đủ”, hãy chụp thêm vài tấm ‘sơ-cua’.
81. In ảnh của bạn ra cỡ lớn. Bạn sẽ yêu thích nó.
82. Chỉnh màn ảnh (calibrate) của bạn cho đúng.
83. Đừng nghĩ về những gì người khác nói về ảnh của bạn. Miễn bạn thích, là đủ rồi. (Beauty is in the eye of the beholder)
84. Cố gắng chống cơn lười! Sự sáng tạo sẽ đến sau kỷ luật.
85. Nên tự hỏi: Bạn muốn diễn tả điều gì trong ảnh của bạn?
86. Tìm kiếm một người thầy, một lớp học về nhiếp ảnh.
87. Nhiếp ảnh không bao giờ là sự phung phí thời gian.
88. Đương nhiên, sẽ có một số người không thích những gì bạn làm (cũng chẳng sao!)
89. Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất.
90. 35mm là tiêu cự tốt nhất khi mang máy ảnh đi dạo.
91. Bạn không cần phải đem theo chân tripod đi khắp nơi.
92. Ai cũng có thể  là người chụp ảnh.
93. Bạn không cần phải bay qua Paris để có ảnh đẹp; những cơ hội tốt nhất nằm ngay trong vườn sau của bạn.
94. Ở phương diện bố cục, nhiếp ảnh và hội họa không khác bao nhiêu.
95. Nhiếp ảnh không chỉ là một thú tiêu khiển – nó là một lối sống.
96. Du lịch và nhiếp ảnh là một “cặp bài trùng”
97. Một tấm ảnh bị nhiều hột (noisy) còn đỡ hơn một tấm ảnh bị mờ.
98. Đừng sợ chụp ảnh trong khi trời mưa.
99. Đừng bao giờ ngưng chụp ảnh.
100. Tự viết 100 “điều răn” riêng của bạn.


Thực tập tại sở thú Dallas của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Quy NguyenThực tập tại sở thú Dallas của lớp nhiếp ảnh VPAD - Ảnh Quy Nguyen

1 nhận xét:

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)