Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Chụp trăng: Làm và Không làm (kỳ 120)


Nguồn bài viết ở đây:http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/chp-trng-lam-va-khong-lam-k-120.html

Tác giả: Andy Nguyễn




Mặt trăng là một chủ thể rất phổ thông để chụp cho người chụp ảnh ở mọi trình độ. Nhưng nếu bạn đã từng thử chụp “chị Hằng”, có lẽ bạn cũng đã khám phá rằng cũng chẳng dễ thực hành lắm đâu. Trong bài viết này tôi và bạn hãy tìm hiểu về một vài điều nên làm và không nên làm để biến hình trăng của bạn từ hình “bấm đại” thành tác phẩm.




1.  Dùng chân máy
Một trong những đồ nghề quan trọng nhất đối với chụp ảnh buổi tối là một chân máy (tripod) tốt. Vì lẽ rằng cung trăng cách chúng ta quá xa, người chụp cần phải có một chỗ tựa vững vàng vì ngay cả một sự di chuyển mảy may trên máy ảnh sẽ làm cho tấm hình bị mờ. Có thể bạn nghĩ rằng nếu bạn dùng một tốc độ cửa chập đủ nhanh thì có thể cầm máy ảnh trên tay, nhưng người chụp cần phải nhận thức rằng chủ thể của bạn cách xa 238,900 dặm và dù một cử động nhẹ nhất sẽ bị phóng đại rất nhiều.
2. Đừng dùng tốc độ chậm
Thật sự mặt trăng bay rất nhanh vòng quanh trái đất ở tốc độ 2,288 dặm một giờ (3,683 cây số/giờ). Mặt trăng ở quá xa, nó có vẻ không bay nhanh lắm dưới mắt thường. Vì tốc độ của mặt trăng và tiêu cự dài cần thiết để chụp ảnh trăng, bạn cần dùng một tốc độ cửa chập càng nhanh càng tốt. Một quy luật căn bản để có hình trăng sắc bén là một tốc độ không chậm hơn 1/125 giây.
3. Dùng một ống kính têlê
Để thành công chụp được chi tiết của mặt trăng, bạn cần ít nhất một ống kính tele 300mm. Nếu muốn có hình toàn khung (không cắt xén), bạn sẽ cần ống kính khoảng 800mm.
4. Đừng gắn bất cứ kính lọc nào trên ống kính
Gỡ tất cả kính lọc ra khỏi ống kính của bạn! Và gỡ ngay cả UV filter. Điều này có vẻ “đáng sợ” nếu bạn không bao giờ tháo UV filter ra khỏi ống kính, nhưng trong trường hợp này thì tốt nhất nên làm vậy. Để tránh cơ hội bị hình không rõ, đừng dùng bất cứ kính lọc nào.
5. Thử nguyên tắc “Trăng 11”
Nguyên tắc “Trăng 11” tương tự như nguyên tắc “Trời Nắng 16”. Chỉnh khẩu độ của bạn qua f/11, rồi đối chiếu tốc độ cửa chập với độ nhạy ISO. Để thí dụ, nếu ISO của bạn đang ở 100, chỉnh tốc độ của bạn qua 1/125. (Đây không phải là một công thức tuyệt đối, nhưng nó sẽ cho bạn một điểm bắt đầu tốt.)
6. Đừng đụng tay vào máy
Đừng bấm nút chụp với tay của bạn, hoặc chạm chân máy của bạn khi bắt đầu bấm nút chụp ảnh trăng. Nên nhớ rằng một di động nhẹ nhất cũng đủ làm ống kính rung động và làm mờ ảnh. Dùng một dây bấm hoặc bộ phận “cách không” là cách hay nhất để bắt đầu phơi sáng. Nếu bạn không có cả hai thứ đồ nghề này, bạn có thể dùng đặc điểm tự chụp (self timer) trong máy.
7. Đừng dùng hệ thống chống rung
Bạn phải tắt IS (Image Stabilization) của Canon hoặc VR (Vibration Reduction) của Nikon mỗi khi máy ảnh của bạn đứng trên chân máy. Mở hệ thống chống rung trên ống kính của bạn khi đang gắn trên tripod sẽ làm hình của bạn bị mờ.
8. Đổi qua hệ thống lấy nét bằng tay
Có hai cách khác nhau để bạn có thể lấy nét mặt trăng. Trước tiên, thử dùng hệ thống autofocus trên máy, và một khi lấy độ nét mong muốn, tắt hệ thống lấy nét tự động và bật qua manual. Thay vào đó, bạn có thể để máy ảnh qua hệ thống lấy nét bằng tay, và với màn ảnh Live View, rọi lớn vào mặt trăng và xoay vòng focus đến khi mặt trăng thấy rõ. Rồi đừng đụng vào vòng xoay nữa.
9. Đừng lệ thuộc vào hệ thống đo ánh sáng
Rất có thể dụng cụ đo ánh sáng trên máy ảnh của bạn sẽ bị lừa bởi lượng ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. Cũng quan trọng để ghi chú rằng khi trăng đang lên, độ sáng của nó sẽ tiếp tục thay đổi. Trăng càng sáng hơn khi nó càng mọc cao, vậy bạn cần phải liên tục chỉnh tốc độ của bạn.
10. Thực tập, thực tập, thực tập
Đi ra ngoài để chụp trăng đi. Nên nhớ rằng điều này không dễ như bạn nghĩ, nên cứ tiếp tục cố gắng nếu kết quả đầu tiên của bạn chưa được mỹ mãn như bạn mong muốn.☺


Ảnh của Andy NguyễnẢnh của Andy Nguyễn

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)

Vì còn nhiều bạn chưa rỏ...

Nguồn bài viết này ở đây:

http://vinacamera.com/?p=195

Lưu ý các bạn xài máy du lịch, và cả máy DSLR: Tùy vào độ zoom và loại lens chứ hông phải em nào cũng có khẩu độ"bự"như trong bài viết nghen "D

APERTURE REVISITED
Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ mở. VinaCamera.com có bài viết cung cấp thêm thông tin sau đây.

Khẩu độ mở (aperture) được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn (sở dĩ như vậy vì giá trị f/ là một hệ số).  Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng.


Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.

Trước tiên, ta hãy trở lại với vấn đề giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Một bức ảnh được tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản là: (1) tốc độ của chập (shutter speed) – thường tính bằng phần của giây; (2) độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính (aperture) – thường tính bằng giá trị f/ và (3) độ nhạy bắt sáng ISO của phim hay cảm biến đối với máy ảnh số. Kết hợp 3 yếu tố này lại ta được giá trị phơi sáng của một bức ảnh (xem thêm tại đây). Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến càng nhiều và nếu giá trị tốc độ cửa chập và độ nhạy ISO là không đổi, khẩu độ mở càng lớn thì bức ảnh càng sáng.
Như vậy, tác dụng đầu tiên của khẩu độ mở là điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở không chỉ ảnh hưởng tới mức độ sáng tối chung của ảnh mà còn ảnh hưởng tới các yếu tố khác, bao gồm:


Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnhHình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh

• Chiều sâu ảnh trường (khoảng nét giữa các chủ thể xa gần máy ảnh và điểm căn nét chính). Khẩu độ mở càng lớn (f/ càng nhỏ) thì ảnh càng có chiều sâu nét mỏng hơn. Nói cách khác, với khẩu độ mở càng lớn, các chủ thể cách điểm căn nét (trước và sau) càng có xu hướng mất nét lớn hơn. Khẩu độ mở nhỏ làm tăng chiều sâu ảnh trường, tạo điều kiện để các chủ thể xa điểm căn nét chính về phía trước và phía sau đều nét hơn. Khẩu độ mở nhỏ thường được sử dụng để chụp phong cảnh khi đòi hỏi toàn bộ bức ảnh có độ nét (tương đối) như nhau, trong khi đó, khẩu độ mở lớn thường được sử dụng để chụp chân dung hay đặc tả trong đó chỉ có người/ vật cần nêu bật mới nét còn hậu cảnh và tiền cảnh mờ để làm tăng sự nổi bật của chủ thể chính.
• Diện tích khu vực nét. Với khẩu độ mở lớn, xung quanh điểm căn nét chính (có cự ly ngang bằng với chủ thể chính tới máy ảnh) có xu hướng nhòa mờ, càng xa chủ thể căn nét chính càng mờ hơn. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ khiến mọi vật xung quanh điểm căn nét tăng độ nét. Như vậy, nếu chụp một nhóm người, ta cần giảm khẩu độ mở xuống (tăng giá trị f/) – lên khoảng 5.6-8 – để bảm đảm mọi người trong ảnh đều nét.
• Hiệu ứng boke (bokeh). Hiệu ứng boke là sự xuất hiện của những vòng tròng sáng nhòa xung quanh các điểm sáng ở hậu cảnh, theo thẩm mĩ thời nay, các vòng tròn sáng này càng nhòa mịn càng đẹp, tạo ánh sáng lung linh lấp lánh cho hậu cảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì hiệu ứng boke càng lớn (tất nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng từng loại ống kính).
• Cường độ sáng xung quanh tâm điểm. Với khẩu độ mở nhỏ, ánh sáng trên toàn bức ảnh có xu hướng điều hòa hơn (sáng như nhau ở các khu vực khác nhau). Khẩu độ mở lớn tạo sự khác biệt giữa tâm điểm của bức ảnh với khu vực xung quanh. Khi đặt ở khẩu độ mở lớn, khu vực trung tâm bức ảnh sáng hơn, trong khi đó khu vực quanh tâm điểm giảm dần ánh sáng (rất ít và phải để ý mới phát hiện được; thường rõ hơn khi chụp diện tích lớn), càng xa tâm điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn.








Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)

Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở thực sự là một kỹ thuật khó, và càng khó hơn khi phải kết hợp với tốc độ cửa chập để tạo ra bức ảnh vừa đủ sáng, vừa có được các hiệu ứng khác mang tính nghệ thuật cho bức ảnh.

Các trường hợp thường cần khẩu độ mở lớn hơn (mở khẩu)
- Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu
- Chụp chân dung
- Chụp đặc tả một chủ thể chính (người / vật)
- Tạo hiệu ứng xóa phông (hậu cảnh nhòa mờ)
- Tạo hiệu ứng boke
- Cần tăng tốc độ cửa chập để chống rung tay máy

Các trường hợp thường cần khẩu độ mở nhỏ hơn (khép khẩu)
- Chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Chụp nhóm người (càng nhiều người dàn hàng ngang hoặc đứng trước sau càng cần khép khẩu hơn)
- Chụp phong cảnh, kiến trúc
- Chụp tĩnh vật, quảng cáo cần mọi người/ vật đều nét
Ghi chú: Do các yêu cầu về kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thấu kính và ống kính, ống kính có khẩu độ mở càng lớn, đặc biệt là duy trì được khẩu độ mở lớn trên toàn tiêu cự ở các ống zoom (tiêu cự thay đổi) mà vẫn cho hình ảnh đẹp thì giá thành càng cao, và càng đắt. Các ống kính có khẩu độ mở lớn luôn là niềm mơ ước của người chơi ảnh, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.


Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Zoom bằng chân (kỳ 116)

Lẽ ra chưa giới thiệu đến bài này do hầu hết bè bạn còn dùng máy ảnh Kỷ thuật số_Loại lens liền thân máy_Nhưng do một đứa em xứ Tây Ninh đang cứ đắn đo lưỡng lự về mấy cái lens nên tranh thủ post trước :)

Nguồn bài viết ở đây:
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/zoom-bng-chan-k-116.html


Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Nếu bạn thích những ống kính zoom (thay đổi tiêu cự), tôi chỉ khuyến khích bạn để qua một bên những thói quen đó một lúc, và “băng ngang”  một cái  cầu nối vào một lãnh vực nhiếp ảnh mới, đi “phiêu lưu” với chỉ một ống kính và một tiêu cự.
Đây là một công thức cho những người chơi ảnh và những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để phát triển kỹ năng về cách lấy khung:

1. Chọn một tiêu cự nhất định (35mm, 50mm, 85mm, 105mm - tùy bạn).
2. Tập thực hành với tiêu cự đó trong suốt buổi chụp, ngày, hoặc tuần.
3. Dùng “zoom bằng chân.”


Một số ống kính một tiêu cự (prime lens) của các hiệu Canon, Nikon, Tamron và SigmaMột số ống kính một tiêu cự (prime lens) của các hiệu Canon, Nikon, Tamron và Sigma

Có một số lý do ủng hộ sự lựa chọn một “prime” lens để chụp hình tổng quát ngoài trời. Tôi đã khám phá những lợi điểm này sau một thời gian kinh nghiệm “gồng vác” những ống kính zoom nặng nề .
Tất cả ảnh minh họa trong bài này đều được chụp với những ống kính prime vừa nhanh, vừa nhẹ cân. Một ống kính prime là một ống kính chỉ có một tiêu cự. Những tay chụp ảnh không tự hạn chế mình khi chỉ đem theo một ống kính prime? Không đâu – ngược lại, bạn được tự do thay đổi khía cạnh của cái nhìn, bước vào một khung cảnh để đắm chìm vào đó.
Trí óc sẽ đi theo mắt của mình. Cũng như đậu xe ở cùng một chỗ đậu mỗi ngày đi làm – có nhiều chỗ để bạn chọn nhưng bạn vẫn đậu ở một chỗ quen thuộc, để bạn biết xe của bạn ở đâu mà không cần phải nặn óc suy nghĩ khi ra khỏi chỗ làm cuối ngày. Con mắt của bạn sẽ học cách nhìn một phối cảnh ở một tiêu cự vì bạn luôn luôn dùng cùng một lối lấy khung khi bạn chụp với một ống kính prime.
Thay đổi tiêu cự với một ống kính zoom đòi hỏi phải cùng cả hai tay. Khi bạn đang đi ngoài đường, sự đòi hỏi này có thể làm bạn bị rối trí và không để ý những gì ngay trước mắt bạn. Khi chụp ảnh phiêu lưu, một ống kính prime có auto-focus cho phép bạn điều khiển máy ảnh của bạn với một tay và để tay kia được rảnh rỗi. Thông thường, bạn cũng đặt bố cục một cách hữu hiệu hơn nếu không dùng ống kính zoom. Những ống kính có một tiêu cự buộc bạn phải di chuyển để lấy bố cục đúng. Bạn phải đi tới hoặc đi lùi từ chủ thể của bạn, và “zoom” với đôi chân của bạn.


“Tâm tình”, ống kính 85mm f/1.4, ISO 200, f/2, 1/200s.“Tâm tình”, ống kính 85mm f/1.4, ISO 200, f/2, 1/200s.


Những người có ống kính zoom hoặc có máy ảnh bỏ túi (point-and-shoot camera) có thể chọn chỉ một tiêu cự để làm một bài tập. Đây có thể là một cách tập luyện “học nhìn” có hiệu quả. Dĩ nhiên, những ai có ống kính prime (thí dụ, 35mm f/1.8, hoặc 50mm f/1.8…vv.) có thể chỉ để ống kính đó gắn sẵn trên máy.
Trong những trường hợp đầy nhiệt khí, trong đám đông, hay khi bạn đi du lịch nước ngoài, thực tập càng nhiều với dụng cụ của bạn, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để chụp được những hình đẹp. Nên nhớ, quan điểm của bạn là dụng cụ quan trọng nhất bạn có thể đem theo khi đi chụp hình. Khi một học viên trong Lớp Nhiếp Ảnh của tôi hỏi rằng bộ phận nào của máy ảnh là quan trọng nhất, tôi trả lời, “Đó là nút ‘mở mang trí óc để thu thập kiến thức’ trên máy ảnh của bạn.”
Nhưng hãy trở lại những ý tưởng để tiến bộ cách lấy khung của bạn. Đây là hai quy tắc căn bản cho những người mới chơi ảnh và những NAG chuyên nghiệp:
- Bí quyết:
1. Gắn một ống kính “bửu bối” trên máy ảnh của bạn luôn luôn. Đây là ống kính mà bạn có thể dùng auto-focus, hoặc focus bằng tay, mà không cần phải nhìn nó, tập trung tinh thần của bạn vào bố cục bạn đang nhìn qua lỗ nhắm.
2. Chọn một tiêu cự và chụp với nó khoảng 100 tấm. Dùng nhiều ống kính khác nhau, nhưng để ống kính prime gắn sẵn trên máy như một ống kính ưu tiên. Thử những ống kính nhẹ tay, lấy nét nhanh. Để một ống kính wide angle lôi cuốn bạn gần vào khung cảnh, đến khi bạn tiếp xúc với cảnh đó, kết quả là những tấm ảnh bạn chụp cũng lôi cuốn người xem. Họ nên cảm thấy họ là một phần thân thiết của khoảnh khắc đó.
Bây giờ bạn đã biết một vài lợi điểm khi dùng ống kính “đơn-cự”, bạn hỏi, “Rồi sao nữa?” Bạn hẳn muốn chụp được những tấm hình tốt hơn với “công thức” này.
Khi bạn nhìn những tấm ảnh chuyên môn, lão luyện, nhìn kỹ vào cách lấy khung của ảnh. Tất cả mọi vật trong khung ảnh đều thích hợp với địa điểm của nó. Tất cả khoảng trống trong hình đều cân đối. Tập với một ống kính prime sẽ giúp bạn lấy khung tốt hơn; đặt một khung cố định lên trên khung cảnh trước mặt làm bạn và để ý nhiều hơn về không gian của ảnh, và rồi phát triển tay nghề đặt bố cục của bạn.
Bạn có thể kích thích cái nhìn của bạn bằng cách đơn giản hóa dụng cụ của bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy rằng bạn tạo những tấm ảnh “ấn tượng” nhất khi bạn phải bước hai chân của mình để chụp được chúng. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ernst Haas đã nói với kinh nghiệm của ông rằng, “Ống kính zoom lens tốt nhất là hai chân của bạn.”☺


“Hình vẽ trên tường”, ống kính 35mm f/1.8, ISO200, f/8, 1/160s.“Hình vẽ trên tường”, ống kính 35mm f/1.8, ISO200, f/8, 1/160s.