Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Zoom bằng chân (kỳ 116)

Lẽ ra chưa giới thiệu đến bài này do hầu hết bè bạn còn dùng máy ảnh Kỷ thuật số_Loại lens liền thân máy_Nhưng do một đứa em xứ Tây Ninh đang cứ đắn đo lưỡng lự về mấy cái lens nên tranh thủ post trước :)

Nguồn bài viết ở đây:
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/zoom-bng-chan-k-116.html


Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Nếu bạn thích những ống kính zoom (thay đổi tiêu cự), tôi chỉ khuyến khích bạn để qua một bên những thói quen đó một lúc, và “băng ngang”  một cái  cầu nối vào một lãnh vực nhiếp ảnh mới, đi “phiêu lưu” với chỉ một ống kính và một tiêu cự.
Đây là một công thức cho những người chơi ảnh và những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để phát triển kỹ năng về cách lấy khung:

1. Chọn một tiêu cự nhất định (35mm, 50mm, 85mm, 105mm - tùy bạn).
2. Tập thực hành với tiêu cự đó trong suốt buổi chụp, ngày, hoặc tuần.
3. Dùng “zoom bằng chân.”


Một số ống kính một tiêu cự (prime lens) của các hiệu Canon, Nikon, Tamron và SigmaMột số ống kính một tiêu cự (prime lens) của các hiệu Canon, Nikon, Tamron và Sigma

Có một số lý do ủng hộ sự lựa chọn một “prime” lens để chụp hình tổng quát ngoài trời. Tôi đã khám phá những lợi điểm này sau một thời gian kinh nghiệm “gồng vác” những ống kính zoom nặng nề .
Tất cả ảnh minh họa trong bài này đều được chụp với những ống kính prime vừa nhanh, vừa nhẹ cân. Một ống kính prime là một ống kính chỉ có một tiêu cự. Những tay chụp ảnh không tự hạn chế mình khi chỉ đem theo một ống kính prime? Không đâu – ngược lại, bạn được tự do thay đổi khía cạnh của cái nhìn, bước vào một khung cảnh để đắm chìm vào đó.
Trí óc sẽ đi theo mắt của mình. Cũng như đậu xe ở cùng một chỗ đậu mỗi ngày đi làm – có nhiều chỗ để bạn chọn nhưng bạn vẫn đậu ở một chỗ quen thuộc, để bạn biết xe của bạn ở đâu mà không cần phải nặn óc suy nghĩ khi ra khỏi chỗ làm cuối ngày. Con mắt của bạn sẽ học cách nhìn một phối cảnh ở một tiêu cự vì bạn luôn luôn dùng cùng một lối lấy khung khi bạn chụp với một ống kính prime.
Thay đổi tiêu cự với một ống kính zoom đòi hỏi phải cùng cả hai tay. Khi bạn đang đi ngoài đường, sự đòi hỏi này có thể làm bạn bị rối trí và không để ý những gì ngay trước mắt bạn. Khi chụp ảnh phiêu lưu, một ống kính prime có auto-focus cho phép bạn điều khiển máy ảnh của bạn với một tay và để tay kia được rảnh rỗi. Thông thường, bạn cũng đặt bố cục một cách hữu hiệu hơn nếu không dùng ống kính zoom. Những ống kính có một tiêu cự buộc bạn phải di chuyển để lấy bố cục đúng. Bạn phải đi tới hoặc đi lùi từ chủ thể của bạn, và “zoom” với đôi chân của bạn.


“Tâm tình”, ống kính 85mm f/1.4, ISO 200, f/2, 1/200s.“Tâm tình”, ống kính 85mm f/1.4, ISO 200, f/2, 1/200s.


Những người có ống kính zoom hoặc có máy ảnh bỏ túi (point-and-shoot camera) có thể chọn chỉ một tiêu cự để làm một bài tập. Đây có thể là một cách tập luyện “học nhìn” có hiệu quả. Dĩ nhiên, những ai có ống kính prime (thí dụ, 35mm f/1.8, hoặc 50mm f/1.8…vv.) có thể chỉ để ống kính đó gắn sẵn trên máy.
Trong những trường hợp đầy nhiệt khí, trong đám đông, hay khi bạn đi du lịch nước ngoài, thực tập càng nhiều với dụng cụ của bạn, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để chụp được những hình đẹp. Nên nhớ, quan điểm của bạn là dụng cụ quan trọng nhất bạn có thể đem theo khi đi chụp hình. Khi một học viên trong Lớp Nhiếp Ảnh của tôi hỏi rằng bộ phận nào của máy ảnh là quan trọng nhất, tôi trả lời, “Đó là nút ‘mở mang trí óc để thu thập kiến thức’ trên máy ảnh của bạn.”
Nhưng hãy trở lại những ý tưởng để tiến bộ cách lấy khung của bạn. Đây là hai quy tắc căn bản cho những người mới chơi ảnh và những NAG chuyên nghiệp:
- Bí quyết:
1. Gắn một ống kính “bửu bối” trên máy ảnh của bạn luôn luôn. Đây là ống kính mà bạn có thể dùng auto-focus, hoặc focus bằng tay, mà không cần phải nhìn nó, tập trung tinh thần của bạn vào bố cục bạn đang nhìn qua lỗ nhắm.
2. Chọn một tiêu cự và chụp với nó khoảng 100 tấm. Dùng nhiều ống kính khác nhau, nhưng để ống kính prime gắn sẵn trên máy như một ống kính ưu tiên. Thử những ống kính nhẹ tay, lấy nét nhanh. Để một ống kính wide angle lôi cuốn bạn gần vào khung cảnh, đến khi bạn tiếp xúc với cảnh đó, kết quả là những tấm ảnh bạn chụp cũng lôi cuốn người xem. Họ nên cảm thấy họ là một phần thân thiết của khoảnh khắc đó.
Bây giờ bạn đã biết một vài lợi điểm khi dùng ống kính “đơn-cự”, bạn hỏi, “Rồi sao nữa?” Bạn hẳn muốn chụp được những tấm hình tốt hơn với “công thức” này.
Khi bạn nhìn những tấm ảnh chuyên môn, lão luyện, nhìn kỹ vào cách lấy khung của ảnh. Tất cả mọi vật trong khung ảnh đều thích hợp với địa điểm của nó. Tất cả khoảng trống trong hình đều cân đối. Tập với một ống kính prime sẽ giúp bạn lấy khung tốt hơn; đặt một khung cố định lên trên khung cảnh trước mặt làm bạn và để ý nhiều hơn về không gian của ảnh, và rồi phát triển tay nghề đặt bố cục của bạn.
Bạn có thể kích thích cái nhìn của bạn bằng cách đơn giản hóa dụng cụ của bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy rằng bạn tạo những tấm ảnh “ấn tượng” nhất khi bạn phải bước hai chân của mình để chụp được chúng. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ernst Haas đã nói với kinh nghiệm của ông rằng, “Ống kính zoom lens tốt nhất là hai chân của bạn.”☺


“Hình vẽ trên tường”, ống kính 35mm f/1.8, ISO200, f/8, 1/160s.“Hình vẽ trên tường”, ống kính 35mm f/1.8, ISO200, f/8, 1/160s.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)