Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Chụp trăng: Làm và Không làm (kỳ 120)


Nguồn bài viết ở đây:http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/chp-trng-lam-va-khong-lam-k-120.html

Tác giả: Andy Nguyễn




Mặt trăng là một chủ thể rất phổ thông để chụp cho người chụp ảnh ở mọi trình độ. Nhưng nếu bạn đã từng thử chụp “chị Hằng”, có lẽ bạn cũng đã khám phá rằng cũng chẳng dễ thực hành lắm đâu. Trong bài viết này tôi và bạn hãy tìm hiểu về một vài điều nên làm và không nên làm để biến hình trăng của bạn từ hình “bấm đại” thành tác phẩm.




1.  Dùng chân máy
Một trong những đồ nghề quan trọng nhất đối với chụp ảnh buổi tối là một chân máy (tripod) tốt. Vì lẽ rằng cung trăng cách chúng ta quá xa, người chụp cần phải có một chỗ tựa vững vàng vì ngay cả một sự di chuyển mảy may trên máy ảnh sẽ làm cho tấm hình bị mờ. Có thể bạn nghĩ rằng nếu bạn dùng một tốc độ cửa chập đủ nhanh thì có thể cầm máy ảnh trên tay, nhưng người chụp cần phải nhận thức rằng chủ thể của bạn cách xa 238,900 dặm và dù một cử động nhẹ nhất sẽ bị phóng đại rất nhiều.
2. Đừng dùng tốc độ chậm
Thật sự mặt trăng bay rất nhanh vòng quanh trái đất ở tốc độ 2,288 dặm một giờ (3,683 cây số/giờ). Mặt trăng ở quá xa, nó có vẻ không bay nhanh lắm dưới mắt thường. Vì tốc độ của mặt trăng và tiêu cự dài cần thiết để chụp ảnh trăng, bạn cần dùng một tốc độ cửa chập càng nhanh càng tốt. Một quy luật căn bản để có hình trăng sắc bén là một tốc độ không chậm hơn 1/125 giây.
3. Dùng một ống kính têlê
Để thành công chụp được chi tiết của mặt trăng, bạn cần ít nhất một ống kính tele 300mm. Nếu muốn có hình toàn khung (không cắt xén), bạn sẽ cần ống kính khoảng 800mm.
4. Đừng gắn bất cứ kính lọc nào trên ống kính
Gỡ tất cả kính lọc ra khỏi ống kính của bạn! Và gỡ ngay cả UV filter. Điều này có vẻ “đáng sợ” nếu bạn không bao giờ tháo UV filter ra khỏi ống kính, nhưng trong trường hợp này thì tốt nhất nên làm vậy. Để tránh cơ hội bị hình không rõ, đừng dùng bất cứ kính lọc nào.
5. Thử nguyên tắc “Trăng 11”
Nguyên tắc “Trăng 11” tương tự như nguyên tắc “Trời Nắng 16”. Chỉnh khẩu độ của bạn qua f/11, rồi đối chiếu tốc độ cửa chập với độ nhạy ISO. Để thí dụ, nếu ISO của bạn đang ở 100, chỉnh tốc độ của bạn qua 1/125. (Đây không phải là một công thức tuyệt đối, nhưng nó sẽ cho bạn một điểm bắt đầu tốt.)
6. Đừng đụng tay vào máy
Đừng bấm nút chụp với tay của bạn, hoặc chạm chân máy của bạn khi bắt đầu bấm nút chụp ảnh trăng. Nên nhớ rằng một di động nhẹ nhất cũng đủ làm ống kính rung động và làm mờ ảnh. Dùng một dây bấm hoặc bộ phận “cách không” là cách hay nhất để bắt đầu phơi sáng. Nếu bạn không có cả hai thứ đồ nghề này, bạn có thể dùng đặc điểm tự chụp (self timer) trong máy.
7. Đừng dùng hệ thống chống rung
Bạn phải tắt IS (Image Stabilization) của Canon hoặc VR (Vibration Reduction) của Nikon mỗi khi máy ảnh của bạn đứng trên chân máy. Mở hệ thống chống rung trên ống kính của bạn khi đang gắn trên tripod sẽ làm hình của bạn bị mờ.
8. Đổi qua hệ thống lấy nét bằng tay
Có hai cách khác nhau để bạn có thể lấy nét mặt trăng. Trước tiên, thử dùng hệ thống autofocus trên máy, và một khi lấy độ nét mong muốn, tắt hệ thống lấy nét tự động và bật qua manual. Thay vào đó, bạn có thể để máy ảnh qua hệ thống lấy nét bằng tay, và với màn ảnh Live View, rọi lớn vào mặt trăng và xoay vòng focus đến khi mặt trăng thấy rõ. Rồi đừng đụng vào vòng xoay nữa.
9. Đừng lệ thuộc vào hệ thống đo ánh sáng
Rất có thể dụng cụ đo ánh sáng trên máy ảnh của bạn sẽ bị lừa bởi lượng ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. Cũng quan trọng để ghi chú rằng khi trăng đang lên, độ sáng của nó sẽ tiếp tục thay đổi. Trăng càng sáng hơn khi nó càng mọc cao, vậy bạn cần phải liên tục chỉnh tốc độ của bạn.
10. Thực tập, thực tập, thực tập
Đi ra ngoài để chụp trăng đi. Nên nhớ rằng điều này không dễ như bạn nghĩ, nên cứ tiếp tục cố gắng nếu kết quả đầu tiên của bạn chưa được mỹ mãn như bạn mong muốn.☺


Ảnh của Andy NguyễnẢnh của Andy Nguyễn

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)

Vì còn nhiều bạn chưa rỏ...

Nguồn bài viết này ở đây:

http://vinacamera.com/?p=195

Lưu ý các bạn xài máy du lịch, và cả máy DSLR: Tùy vào độ zoom và loại lens chứ hông phải em nào cũng có khẩu độ"bự"như trong bài viết nghen "D

APERTURE REVISITED
Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ mở. VinaCamera.com có bài viết cung cấp thêm thông tin sau đây.

Khẩu độ mở (aperture) được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn (sở dĩ như vậy vì giá trị f/ là một hệ số).  Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng.


Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.

Trước tiên, ta hãy trở lại với vấn đề giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Một bức ảnh được tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản là: (1) tốc độ của chập (shutter speed) – thường tính bằng phần của giây; (2) độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính (aperture) – thường tính bằng giá trị f/ và (3) độ nhạy bắt sáng ISO của phim hay cảm biến đối với máy ảnh số. Kết hợp 3 yếu tố này lại ta được giá trị phơi sáng của một bức ảnh (xem thêm tại đây). Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến càng nhiều và nếu giá trị tốc độ cửa chập và độ nhạy ISO là không đổi, khẩu độ mở càng lớn thì bức ảnh càng sáng.
Như vậy, tác dụng đầu tiên của khẩu độ mở là điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở không chỉ ảnh hưởng tới mức độ sáng tối chung của ảnh mà còn ảnh hưởng tới các yếu tố khác, bao gồm:


Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnhHình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh

• Chiều sâu ảnh trường (khoảng nét giữa các chủ thể xa gần máy ảnh và điểm căn nét chính). Khẩu độ mở càng lớn (f/ càng nhỏ) thì ảnh càng có chiều sâu nét mỏng hơn. Nói cách khác, với khẩu độ mở càng lớn, các chủ thể cách điểm căn nét (trước và sau) càng có xu hướng mất nét lớn hơn. Khẩu độ mở nhỏ làm tăng chiều sâu ảnh trường, tạo điều kiện để các chủ thể xa điểm căn nét chính về phía trước và phía sau đều nét hơn. Khẩu độ mở nhỏ thường được sử dụng để chụp phong cảnh khi đòi hỏi toàn bộ bức ảnh có độ nét (tương đối) như nhau, trong khi đó, khẩu độ mở lớn thường được sử dụng để chụp chân dung hay đặc tả trong đó chỉ có người/ vật cần nêu bật mới nét còn hậu cảnh và tiền cảnh mờ để làm tăng sự nổi bật của chủ thể chính.
• Diện tích khu vực nét. Với khẩu độ mở lớn, xung quanh điểm căn nét chính (có cự ly ngang bằng với chủ thể chính tới máy ảnh) có xu hướng nhòa mờ, càng xa chủ thể căn nét chính càng mờ hơn. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ khiến mọi vật xung quanh điểm căn nét tăng độ nét. Như vậy, nếu chụp một nhóm người, ta cần giảm khẩu độ mở xuống (tăng giá trị f/) – lên khoảng 5.6-8 – để bảm đảm mọi người trong ảnh đều nét.
• Hiệu ứng boke (bokeh). Hiệu ứng boke là sự xuất hiện của những vòng tròng sáng nhòa xung quanh các điểm sáng ở hậu cảnh, theo thẩm mĩ thời nay, các vòng tròn sáng này càng nhòa mịn càng đẹp, tạo ánh sáng lung linh lấp lánh cho hậu cảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì hiệu ứng boke càng lớn (tất nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng từng loại ống kính).
• Cường độ sáng xung quanh tâm điểm. Với khẩu độ mở nhỏ, ánh sáng trên toàn bức ảnh có xu hướng điều hòa hơn (sáng như nhau ở các khu vực khác nhau). Khẩu độ mở lớn tạo sự khác biệt giữa tâm điểm của bức ảnh với khu vực xung quanh. Khi đặt ở khẩu độ mở lớn, khu vực trung tâm bức ảnh sáng hơn, trong khi đó khu vực quanh tâm điểm giảm dần ánh sáng (rất ít và phải để ý mới phát hiện được; thường rõ hơn khi chụp diện tích lớn), càng xa tâm điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn.








Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)

Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở thực sự là một kỹ thuật khó, và càng khó hơn khi phải kết hợp với tốc độ cửa chập để tạo ra bức ảnh vừa đủ sáng, vừa có được các hiệu ứng khác mang tính nghệ thuật cho bức ảnh.

Các trường hợp thường cần khẩu độ mở lớn hơn (mở khẩu)
- Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu
- Chụp chân dung
- Chụp đặc tả một chủ thể chính (người / vật)
- Tạo hiệu ứng xóa phông (hậu cảnh nhòa mờ)
- Tạo hiệu ứng boke
- Cần tăng tốc độ cửa chập để chống rung tay máy

Các trường hợp thường cần khẩu độ mở nhỏ hơn (khép khẩu)
- Chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Chụp nhóm người (càng nhiều người dàn hàng ngang hoặc đứng trước sau càng cần khép khẩu hơn)
- Chụp phong cảnh, kiến trúc
- Chụp tĩnh vật, quảng cáo cần mọi người/ vật đều nét
Ghi chú: Do các yêu cầu về kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thấu kính và ống kính, ống kính có khẩu độ mở càng lớn, đặc biệt là duy trì được khẩu độ mở lớn trên toàn tiêu cự ở các ống zoom (tiêu cự thay đổi) mà vẫn cho hình ảnh đẹp thì giá thành càng cao, và càng đắt. Các ống kính có khẩu độ mở lớn luôn là niềm mơ ước của người chơi ảnh, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.


Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Zoom bằng chân (kỳ 116)

Lẽ ra chưa giới thiệu đến bài này do hầu hết bè bạn còn dùng máy ảnh Kỷ thuật số_Loại lens liền thân máy_Nhưng do một đứa em xứ Tây Ninh đang cứ đắn đo lưỡng lự về mấy cái lens nên tranh thủ post trước :)

Nguồn bài viết ở đây:
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/zoom-bng-chan-k-116.html


Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Nếu bạn thích những ống kính zoom (thay đổi tiêu cự), tôi chỉ khuyến khích bạn để qua một bên những thói quen đó một lúc, và “băng ngang”  một cái  cầu nối vào một lãnh vực nhiếp ảnh mới, đi “phiêu lưu” với chỉ một ống kính và một tiêu cự.
Đây là một công thức cho những người chơi ảnh và những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để phát triển kỹ năng về cách lấy khung:

1. Chọn một tiêu cự nhất định (35mm, 50mm, 85mm, 105mm - tùy bạn).
2. Tập thực hành với tiêu cự đó trong suốt buổi chụp, ngày, hoặc tuần.
3. Dùng “zoom bằng chân.”


Một số ống kính một tiêu cự (prime lens) của các hiệu Canon, Nikon, Tamron và SigmaMột số ống kính một tiêu cự (prime lens) của các hiệu Canon, Nikon, Tamron và Sigma

Có một số lý do ủng hộ sự lựa chọn một “prime” lens để chụp hình tổng quát ngoài trời. Tôi đã khám phá những lợi điểm này sau một thời gian kinh nghiệm “gồng vác” những ống kính zoom nặng nề .
Tất cả ảnh minh họa trong bài này đều được chụp với những ống kính prime vừa nhanh, vừa nhẹ cân. Một ống kính prime là một ống kính chỉ có một tiêu cự. Những tay chụp ảnh không tự hạn chế mình khi chỉ đem theo một ống kính prime? Không đâu – ngược lại, bạn được tự do thay đổi khía cạnh của cái nhìn, bước vào một khung cảnh để đắm chìm vào đó.
Trí óc sẽ đi theo mắt của mình. Cũng như đậu xe ở cùng một chỗ đậu mỗi ngày đi làm – có nhiều chỗ để bạn chọn nhưng bạn vẫn đậu ở một chỗ quen thuộc, để bạn biết xe của bạn ở đâu mà không cần phải nặn óc suy nghĩ khi ra khỏi chỗ làm cuối ngày. Con mắt của bạn sẽ học cách nhìn một phối cảnh ở một tiêu cự vì bạn luôn luôn dùng cùng một lối lấy khung khi bạn chụp với một ống kính prime.
Thay đổi tiêu cự với một ống kính zoom đòi hỏi phải cùng cả hai tay. Khi bạn đang đi ngoài đường, sự đòi hỏi này có thể làm bạn bị rối trí và không để ý những gì ngay trước mắt bạn. Khi chụp ảnh phiêu lưu, một ống kính prime có auto-focus cho phép bạn điều khiển máy ảnh của bạn với một tay và để tay kia được rảnh rỗi. Thông thường, bạn cũng đặt bố cục một cách hữu hiệu hơn nếu không dùng ống kính zoom. Những ống kính có một tiêu cự buộc bạn phải di chuyển để lấy bố cục đúng. Bạn phải đi tới hoặc đi lùi từ chủ thể của bạn, và “zoom” với đôi chân của bạn.


“Tâm tình”, ống kính 85mm f/1.4, ISO 200, f/2, 1/200s.“Tâm tình”, ống kính 85mm f/1.4, ISO 200, f/2, 1/200s.


Những người có ống kính zoom hoặc có máy ảnh bỏ túi (point-and-shoot camera) có thể chọn chỉ một tiêu cự để làm một bài tập. Đây có thể là một cách tập luyện “học nhìn” có hiệu quả. Dĩ nhiên, những ai có ống kính prime (thí dụ, 35mm f/1.8, hoặc 50mm f/1.8…vv.) có thể chỉ để ống kính đó gắn sẵn trên máy.
Trong những trường hợp đầy nhiệt khí, trong đám đông, hay khi bạn đi du lịch nước ngoài, thực tập càng nhiều với dụng cụ của bạn, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để chụp được những hình đẹp. Nên nhớ, quan điểm của bạn là dụng cụ quan trọng nhất bạn có thể đem theo khi đi chụp hình. Khi một học viên trong Lớp Nhiếp Ảnh của tôi hỏi rằng bộ phận nào của máy ảnh là quan trọng nhất, tôi trả lời, “Đó là nút ‘mở mang trí óc để thu thập kiến thức’ trên máy ảnh của bạn.”
Nhưng hãy trở lại những ý tưởng để tiến bộ cách lấy khung của bạn. Đây là hai quy tắc căn bản cho những người mới chơi ảnh và những NAG chuyên nghiệp:
- Bí quyết:
1. Gắn một ống kính “bửu bối” trên máy ảnh của bạn luôn luôn. Đây là ống kính mà bạn có thể dùng auto-focus, hoặc focus bằng tay, mà không cần phải nhìn nó, tập trung tinh thần của bạn vào bố cục bạn đang nhìn qua lỗ nhắm.
2. Chọn một tiêu cự và chụp với nó khoảng 100 tấm. Dùng nhiều ống kính khác nhau, nhưng để ống kính prime gắn sẵn trên máy như một ống kính ưu tiên. Thử những ống kính nhẹ tay, lấy nét nhanh. Để một ống kính wide angle lôi cuốn bạn gần vào khung cảnh, đến khi bạn tiếp xúc với cảnh đó, kết quả là những tấm ảnh bạn chụp cũng lôi cuốn người xem. Họ nên cảm thấy họ là một phần thân thiết của khoảnh khắc đó.
Bây giờ bạn đã biết một vài lợi điểm khi dùng ống kính “đơn-cự”, bạn hỏi, “Rồi sao nữa?” Bạn hẳn muốn chụp được những tấm hình tốt hơn với “công thức” này.
Khi bạn nhìn những tấm ảnh chuyên môn, lão luyện, nhìn kỹ vào cách lấy khung của ảnh. Tất cả mọi vật trong khung ảnh đều thích hợp với địa điểm của nó. Tất cả khoảng trống trong hình đều cân đối. Tập với một ống kính prime sẽ giúp bạn lấy khung tốt hơn; đặt một khung cố định lên trên khung cảnh trước mặt làm bạn và để ý nhiều hơn về không gian của ảnh, và rồi phát triển tay nghề đặt bố cục của bạn.
Bạn có thể kích thích cái nhìn của bạn bằng cách đơn giản hóa dụng cụ của bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy rằng bạn tạo những tấm ảnh “ấn tượng” nhất khi bạn phải bước hai chân của mình để chụp được chúng. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ernst Haas đã nói với kinh nghiệm của ông rằng, “Ống kính zoom lens tốt nhất là hai chân của bạn.”☺


“Hình vẽ trên tường”, ống kính 35mm f/1.8, ISO200, f/8, 1/160s.“Hình vẽ trên tường”, ống kính 35mm f/1.8, ISO200, f/8, 1/160s.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Sử dụng các chế độ ưu tiên khẩu độ(A-Av)tốc độ(S-Tv) và lập trình(P)

Nguồn ở link này:http://vinacamera.com/?p=248

How to use Program, Aperture Priority and Shutter Speed Priority modes

 


VinaCamera.com – Đối với nhiều người sử dụng máy ảnh KTS, lúc nào nên chọn chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A ở Nikon / Av ở Canon), ưu tiên tốc độ cửa chập (S ở Nikon / Tv ở Canon) và chế độ lập trình sẵn (P) là một câu hỏi phức tạp. Sau đây là hướng dẫn giúp các bạn hiểu rõ các yếu tố tạo nên một bức ảnh cũng như đặc điểm của từng yếu tố để sử dụng từng chế độ cho phù hợp.
1. Phơi sáng (exposure)
Một bức ảnh được tạo ra bởi quá trình thu nhận ánh sáng lên cảm biến của máy ảnh KTS (image sensor) – mà trước đây là bản phim nhựa – tức là cho cảm biến hay phim “phơi sáng” (exposure). Có ba yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phơi sáng: Độ nhạy ISO, khẩu độ mở (của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính) và tốc độ cửa chập (thời gian – thường tính bằng một phần của giây đồng hồ).

- Độ nhạy ISO: càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy, ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
- Khẩu độ mở: càng lớn thì luồng ánh sáng lọt qua lỗ điều tiết ánh sáng (aperture) càng nhiều làm ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi). Chú ý: Khẩu độ mở được tính bằng chỉ số f/stop, ví dụ f/1.4, f/2.8, f/8 hay f/32; chỉ số này càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại.
- Tốc độ cửa chập: Cửa chập là bộ phận mở ra (rồi đóng lại) khi bấm máy nhằm điều chỉnh thời gian phơi sáng của cảm biến. Tốc độ cửa chập càng chậm, thì thời gian phơi sáng càng nhiều, dẫn tới ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
Ở máy ảnh sử dụng phim nhựa truyền thống, độ nhạy ISO phụ thuộc vào loại phim người chụp sử dụng, ví dụ phim ISO-100, ISO-400; hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập đều được điều chỉnh bằng tay (cơ học) bằng cánh điều chỉnh vòng khẩu độ trên ống kính (aperture ring) và vòng tốc độ trên thân máy (shutter speed dial), và vì vậy các máy này thường được gọi là các máy “cơ” (manual). Chế độ “cơ” hoàn toàn -  được ký hiệu là M (Manual) ở mọi loại thân máy – này hiện vẫn còn được sử dụng ở các máy ảnh KTS trung/cao cấp và chuyên nghiệp để giúp nhiếp ảnh gia có thể làm chủ hoàn toàn các yếu tố phơi sáng một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, để máy ảnh trở nên “thân thiện” hơn với người chơi ảnh thuộc mọi tầng lớp, dựa vào sự tiến bộ của công nghệ chế tạo máy ảnh, các nhà sản xuất đã phát triển nhiều tính năng tự động cho máy ảnh như chế độ lập trình sẵn (progam), ưu tiên khẩu độ mở (aperture priority) và ưu tiên tốc độ cửa chập (shutter speed priorty).

Ký hiệu các chế độ này có khác nhau đôi chút ở các hãng khác nhau. Ví dụ:
- Lập trình sẵn: Program (P) ở cả Canon và Nikon
- Ưu tiên khẩu độ mở: Aperture value (Av) ở Canon và Aperture priority (A) ở Nikon
- Ưu tiên tốc độ cửa chập: Time value (Tv) ở Canon và Shutter speed priority (S) ở Nikon
2. Đặc điểm các yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
Để bức ảnh được phơi sáng hợp lý, người chụp cần điều chỉnh tăng giảm các yếu tố nêu trên một cách linh hoạt. Đối với độ nhạy ISO, trong những trường hợp đã tận dụng hết khả năng hai yếu tố còn lại mà máy ảnh cho phép nhưng vẫn không đạt được hiệu quả ánh sáng mong muốn, người chụp thường phải tăng độ nhạy ISO của cảm biến (hay phim).
Vậy còn hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập? Tại sao không luôn cố định một trong hai yếu tố và chỉ cần tăng giảm yếu tố còn lại cho bớt phức tạp, chẳng hạn tại sao không luôn để ống kính mở ở khẩu độ tối đa rồi chỉ cần điều chỉnh tốc độ chụp? Thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy bởi mỗi yếu tố đều đi kèm với những điều kiện và hiệu ứng nhất định đối với bức ảnh.
Đặc điểm tốc độ cửa chập
Tốc độ cửa chập điều tiết thời gian phơi sáng của cảm biến. Nếu khoảng thời gian phơi sáng dài (tốc độ chậm), ảnh sẽ bị ảnh hưởng bởi các chuyển động của chủ thể muốn chụp và việc rung tay máy cầm chụp (hand-holding), dẫn tới hình ảnh ghi nhận sẽ bị nhòe mất nét (blur). Mỗi người chụp có khả năng giữ cho máy không rung ở tốc độ tối thiểu cho phép, nhưng nhìn chung, để đảm bảo ảnh không bị nhòe do rung tay máy, tốc độ cửa chập an toàn nhất để có được hình ảnh nét căng (stack sharp) phải là 1/250s (giây). Trong nhiều trường hợp ánh sáng quá yếu đòi hỏi phải đặt tốc độ của chập rất chậm – như 1/60s, 1/30s hay 1 giây và thấp hơn, thâm chí ngay cả những tay máy lão luyện cũng phải đặt máy lên chân máy (tripod) mới có thể triệt tiêu được hiện tượng rung tay. Tuy vậy, dù tay máy của bạn có vững đến đâu đi chăng nữa và ngay cả chân máy cũng không thể khiến chủ thể đứng yên để chụp (như trong chụp thể thao, chim thú, v.v…) vì vậy vẫn phải tăng tốc độ cửa chập lên cao – ví dụ: chụp chim trời bay lượn thường phải đặt ở tốc độ lớn hơn 1/1250s) để loại bỏ hiện tượng nhòe ảnh.
Trong điều kiện ánh sáng không thuận lợi như quá sáng hay quá tối, điều chỉnh tốc độ cửa chập là giải pháp duy nhất tạo phơi sáng hợp lý. Trong điều kiện quá sáng, sau khi đã khép tối đa khẩu độ mở mà ống kính cho phép, người chụp sẽ phải điều chỉnh tăng tốc độ cửa chập để giảm hơn nữa giá trị phơi sáng của bức ảnh. Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng quá yếu, sau khi đã mở ống kính ở khẩu độ lớn nhất, người chụp sẽ phải giảm tốc độ cửa chập, đôi khi xuống rất thấp mới bảo đảm đủ sáng cho ảnh – và sẽ phải sử dụng chân máy để bảo đảm ảnh không bị nhòe.
Đặc điểm khẩu độ mở
Điều dễ hiểu là khẩu độ mở càng lớn (chỉ số f/stop càng nhỏ) thì ảnh càng sáng. Tuy nhiên, đi kèm mới lượng ánh sáng đi qua “lỗ” điều tiết ánh sáng (aperture) trong ống kính còn có các đặc điểm (cả mong muốn và không mong muốn) tạo hiệu ứng khác nhau cho mỗi bức ảnh.
Khẩu độ mở lớn giúp người chụp tạo phơi sáng phù hợp cho ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà vẫn muốn duy trì tốc độ cao để tránh hiện tượng rung tay máy. Nhưng khẩu độ mở càng lớn lại làm cho chiều sâu ảnh trường (depth of field / DOF) càng nhỏ và tăng hiệu ứng nhòa mờ mất nét ngoài vùng căn nét (bokeh) trên cùng một bức ảnh. Hơn nữa do công nghệ sản xuất ống kính, các khẩu độ mở lớn còn tạo ra hiện tượng tối hơn ở các mép ảnh (vignetting).
Việc điểu chỉnh khẩu độ mở giúp người chụp làm chủ chiều sâu ảnh trường của bức ảnh, chủ động tạo DOF lớn (hay còn gọi là “dày”) để mọi chủ thể trong khuôn hình đều nết, như trong ảnh phong cảnh hay chụp nhóm nhiều người; hay ngược lại tạo DOF nhỏ (hay còn gọi là “mỏng”) để đạt được những hiệu ứng xóa phông (blur background) hay bokeh cũng như vignetting mong muốn.
Như vây ta thấy, không thể luôn cố định một trong hai yếu tố khẩu độ mở hay tốc độ cửa chập để chỉ phải điều chỉnh yếu tố còn lại cho bớt phức tạp mà phải điều chỉnh cả hai yếu tố một cách linh hoạt tùy thuộc điều kiện ánh sáng và mục đích chụp để đạt được những hiệu ứng mong muốn.
Với máy ảnh KTS, ở chế độ “cơ” hoàn toàn (full manual), người chụp sẽ làm chủ mọi yếu tố phơi sáng. Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng “tính toán” cho người chơi ảnh không chuyên nghiệp, giúp xử lý nhanh trong các tình huống đặc biệt, công nghệ chế tạo máy ảnh KTS hiện đại – đặc biệt là công nghệ đo sáng tự động (metering) – đã cho ra đời những tính năng mới với các chế độ tự động và bán tự động làm hài lòng đông đảo người chơi ảnh
3. Chế độ lập trình sẵn (program)
Khác với chế độ tự động hoàn toàn (Auto / A) theo đó máy ảnh KTS sẽ tự động điều chỉnh mọi giá trị phơi sáng và tự động kích hoạt đèn flash khi thiếu sáng, với chế độ lập trình sẵn (P), máy ảnh KTS sẽ tự động điều chỉnh hai giá trị khẩu độ mở và tốc độ cửa chập, và cho phép người chụp điều chỉnh độ nhạy ISO, cân bằng trắng (White Balance / WB) và chế độ bật/tắt đèn flash (Flash ON/OFF).
Ngoài ra, ở chế độ P, người chụp còn có thể xoay bánh xe điều khiển để tạo các tổ hợp giá trị giữa khẩu độ mở và tốc độ, tạo ra các giá trị mong muốn; ví dụ, nếu đang ở chế độ P, máy căn sáng cho giá trị khẩu độ mở (A) = 4, và tốc độ cửa chập tương ứng là 1/60s để có ánh sáng phù hợp, người sử dụng có thể xoay bánh xe điều khiển về chiều này hoặc chiều kia để có các giá trị phơi sáng tương đương nhưng với tổ hợp khác nhau, nhưng tạo chiều sâu ảnh trường hay tốc độ để chống rung tay máy khác nhau: (1) xoay vòng bánh xe để mở khẩu ra f/2.8 và máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ nhanh lên 1/125s (tương đương về EV với f/4 + 1/60s), hoặc khép khẩu lên f/8 (để tạo chiều sâu ảnh trường lớn hơn với f/4) thì lúc này máy sẽ tự động giảm tốc độ xuống còn 1/15s (bù trừ 2 khẩu) để bảo đảm ánh sáng cho ảnh.

Gợi ý sử dụng chế độ P
- Khi chưa chủ động cách điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
- Muốn để máy tự động hoàn toàn nhưng muốn chủ động bật hay tắt đèn flash
- Muốn điều chỉnh độ nhạy ISO
- Muốn điều chỉnh chế độ cân bằng trắng

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Dùng hình dạng trong nhiếp ảnh (Kỳ 115)

Link :http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/dung-hinh-dng-trong-nhip-nh.html


tác giả Andy Nguyễntác giả Andy Nguyễn

Trừ khi bạn tính luôn không khí, trong thế giới của chúng ta có rất ít vật thể mà không có hình dáng. Hình dạng có ở khắp nơi. Đó là cái đầu tiên bạn nhìn thấy khi bạn xem một cảnh vật, mặc dù bạn có ý thức nó hay không.
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, hình dạng là một trong sáu yếu tố bao gồm đường nét, hình thể, kết cấu, màu sắc, và không gian. Gần như tất cả ảnh đều chứa ít nhất một hình dạng, nhưng những bức ảnh hay là những tác phẩm mà người chụp đã dùng hình dạng trong một cách độc đáo và thú vị.


Hình dáng cự âm Photo: Andy NguyễnHình dáng cự âm Photo: Andy Nguyễn

Hình dạng chỉ liên quan tới những giá trị hai chiều (2D) của một vật thể. Hình thể, anh em sinh đôi của “hình dạng”, cung cấp những giá trị ba chiều. Bạn có thể tìm nó trong bất cứ chủ thể nào với một đường viền rõ rệt. Để hiểu đơn giản nhất về ý tưởng này, hãy xem một tấm ảnh chụp ngược nắng, khi chủ thể được đặt đối diện một hậu cảnh sáng chói, thí dụ cảnh mặt trời lặn. Không tài liệu ba chiều nào được ghi lại trong một tấm ảnh in bóng, cho nên người xem được tự do tập trung vào hình dạng thôi.
Hình dạng không chỉ giới hạn với ảnh in bóng. Một chủ thể ba chiều (3D) cũng vẫn có thể có một hình dạng mạnh. Bí quyết là học cách tìm chủ thể với những hình dạng thú vị và chụp nó trong một cách tương đương thú vị. Giống những yếu tố thiết kế cổ điển khác, cách dùng hình dạng khéo léo có thể cho ảnh của bạn ý nghĩa và sự hấp dẫn. Hiểu về những loại hình dạng khác nhau và làm thế nào để đưa chúng vào tác phẩm của bạn là một phương pháp bạn có thể “vượt bực” tăng phẩm chất ảnh của bạn.
Hình dạng hữu cơ vs. hình dạng hình học
Những hình dạng hữu cơ thường có trong thiên nhiên. Chúng gồm có những đường cong, như những hình dạng bạn có thể thấy trên cánh hoa, cọng cỏ, và những hình dạng bất thường bạn có thể thấy trên mặt đá.
Ngược lại, những hình dạng hình học, thường thì thẳng và đối xứng. Như bạn có thể đã đoán biết, những hình dạng hình học thường có trong thế giới nhân tạo hơn trong thiên nhiên - và gồm những vật như kiến trúc, đường sá, và cầu.


Chiếc lá mùa thu hình trái tim.Chiếc lá mùa thu hình trái tim.

Hình dáng cự dương vs. hình dáng cự âm
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu ý thức nghĩ về hình dạng trong nhiếp ảnh của bạn, chắc bạn đang tập trung chủ yếu vào hình dạng cự dương. Những hình dạng cự dương được tìm trong những vật có thể thấy được. Một trái bí rợ có hình dáng cự dương. Một con chim có hình dáng cự dương. Nhưng bạn cũng nên dành thời giờ để tìm những hình dạng cự âm, hoặc những hình dạng được tạo thành bởi những vật thể bao quanh nhưng không tự có một hình thù nào rõ rệt. Loại hình dạng này có thể được tìm thấy ở những khung cổng, hoặc trong hình trái tim khi hai con chim cong cổ ngó nhau.


Những hình dáng hình học của đội Blue Angels. Photo: Andy NguyễnNhững hình dáng hình học của đội Blue Angels. Photo: Andy Nguyễn

Chuẩn bị thực hành
Đôi khi bạn cần trở thành một người xem ảnh để trở thành một người chụp ảnh giỏi hơn. Một bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện trên con đường “tinh thông” hình dạng là nhìn qua ảnh của bạn và khám xét từng tấm để xem nếu bạn có thể tìm được những hình dáng cự dương hoặc cự âm. Chọn những tấm bạn thích, cũng như những tấm “không ra gì”. Tìm những tấm có hình dạng hình học rõ rệt, và tự hỏi mình tại sao đó là một tấm ảnh tốt. Và để tập quan sát, hãy tìm những hình dáng hữu cơ trong những bức ảnh bạn chụp.
Một khi bạn xong với bộ ảnh của mình, tìm kiếm ý tưởng với những ảnh trào lưu và những bộ ảnh chụp bởi những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Chắc bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hình dạng trong những tác phẩm này.
Áp dụng những kỹ năng mới này với bạn mỗi khi đi chụp. Nếu bạn không thể tìm hình dáng rõ rệt nào trong cảnh vật, thử ở một góc cạnh khác. “Tự ép” mình để ý những hình dạng trong mọi nơi sẽ giúp  bạn phát triển một “cái nhìn” tự nhiên mỗi khi đưa máy lên để click.

4 cách tạo ảnh tốt hơn mà không cần phải mua thêm đồ nghề (kỳ 114)

Nguồn ở đây: http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/4-cach-to-nh-tt-hn-ma-khong-cn-phi-mua-them-ngh-k-114.html


Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Bạn là một người chụp ảnh. Bạn thích ra ngoài và cố gắng tận lực để tạo nên những hình ảnh tốt đẹp. Những tay ảnh còn thích một cái gì khác nữa: đồ nghề nhiếp ảnh. Đôi khi bạn có thể nhận thấy rằng bạn bỏ ra nhiều thời giờ để tìm ống kính mới, máy ảnh mới, hoặc đồ phụ tùng hơn là thật sự chụp ảnh với nó. Khi bạn tiếp xúc với những tay ảnh khác, bạn sẽ nghe họ “tán” về những “đồ chơi”  mới nhất vừa mới ra thị trường.

Vì sao một số tay ảnh lại “ghiền” đồ nghề? Có những ý kiến cho rằng những tay máy đã bị rơi vào cái bẫy quảng cáo. Có đôi khi ta nghĩ rằng một ống kính mới, một thân máy mới, sẽ “cải tiến” những hình ảnh vì nó là một dụng cụ tốt hơn. Điều này có thể đúng, nhưng chỉ đúng phân nửa. Một ống kính mới có thể làm ảnh của bạn một tí sắc bén hơn hoặc có bokeh (hậu cảnh) đẹp hơn, nhưng cách tốt nhất để chụp được ảnh đẹp sự tiến bộ trong  khả năng chụp ảnh của bạn. Sau đây là một vài ý tưởng có thể giúp bạn tạo nên ảnh đẹp hơn.
1. Trở thành một người “kén” ánh sáng
Ánh sáng là chủ chốt cho mỗi tấm ảnh bạn chụp. Nếu bạn muốn một tấm ảnh tốt, chụp trong ánh sáng tốt, nếu bạn muốn một tấm ảnh ngoạn mục, chụp trong ánh sáng ngoạn mục. Thật sự không có gì gọi là ánh sáng xấu mà chỉ có ánh sáng tốt hơn để chụp ảnh.
Ánh sáng là yếu tố tối quan trọng trong nhiếp ảnh cao cấp. Bạn có thể nghĩ rằng chụp ảnh ngay giữa ngày là tốt nhất vì trời sáng chói, và tất cả ánh sáng bạn cần đều hiện lên trong ảnh đó. Đúng, lúc đó có thể có rất nhiều ánh sáng, nhưng cũng có rất nhiều độ tương phản (những phần chói quá sáng và những phần bóng quá tối). Kết quả là một tấm ảnh không “ăn ảnh” bởi vì ánh sáng “xẹp lép” và không hấp dẫn cho lắm.
Làm cách nào để bạn thoát khỏi khuynh hướng chụp ảnh bất cứ giờ nào? Trở thành một người kén ánh sáng. Có nghĩa, lần sau bạn đi ra với máy ảnh của bạn. Ráng đi vào những giờ có “ánh sáng vàng”. Đi chụp trong buổi sáng sớm hoặc buổi chiều trước hoàng hôn. Cẩn thận chọn chủ thể của bạn, đặt bố cục một cách quả quyết, và chụp với chủ ý rõ rệt.


Thành phần chủ chốt của một tấm ảnh là ánh sáng. Photo: Andy NguyễnThành phần chủ chốt của một tấm ảnh là ánh sáng. Photo: Andy Nguyễn

2. Trở nên uyển chuyển hơn
Bạn có thường xuyên chụp ảnh từ chiều cao đang đứng của bạn và chụp theo chiều ngang? Tôi đã từng thấy rất nhiều người làm như vậy khi họ cầm cell phone hoặc iPad của họ để chụp hình. Đó là vì chúng ta cảm thấy thoải mái với cách đó. Hãy thay đổi một tí. Tìm những góc cạnh bất thường và vị trí thuận lợi.


Góc cạnh khác thường của chiếc B-29. Photo: Andy NguyễnGóc cạnh khác thường của chiếc B-29. Photo: Andy Nguyễn

3. Lấy đúng khoảnh khắc
Nếu bạn bấm nút chụp quá sớm, cảnh quan trọng chưa diễn ra, nếu bạn bấm nút chụp quá trễ, cảnh đó đã qua, bạn phải bấm nút cửa chập ở đúng giây phút đó. Điều này không phải dễ làm. Nó đòi hỏi nhiều thực tập và khả năng cảm nhận hoặc suy đoán những gì sắp xảy ra kế tiếp. Vậy khi nào là khoảnh khắc đó? Thời điểm này khác nhau cho mỗi người chụp và mỗi tấm ảnh. Bạn sẽ biết khi bạn chụp được khoảnh khắc đó vì tấm ảnh sẽ đáng nhớ. Một ngày nào đó, khoảnh khắc sẽ tới, nhưng bạn phải sẵn sàng và bạn có thể phải kiên nhẫn.


Khoảnh khắc ‘đứng tim’ Photo: Andy NguyễnKhoảnh khắc ‘đứng tim’ Photo: Andy Nguyễn

4. Dùng những gì bạn đã có
Nếu đời máy ảnh của bạn ít hơn năm năm cũ, nhiêu đó hoàn toàn đủ để chụp những tấm ảnh làm “sững sờ “người xem. Một thân máy mới sẽ chụp ảnh với độ phân giải cao hơn (nhiều Megapixels hơn) hoặc có bộ phận giảm noise tốt hơn, nhưng tôi tin chắc rằng bạn có thể chụp được những ảnh tuyệt vời với máy ảnh hiện tại của bạn.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số (Phần 2)

Nguồn bài viết:

 http://vinacamera.com/?p=329

Như đã lưu ý cùng các bạn, Già sưu tầm, chọn lọc những bài viết từ giản lược đến nâng cao để giới thiệu đến những ai đam mê tìm hiểu về kỷ thuật nhiếp ảnh. Có những tài liệu phải dịch thuật gặp nhiều từ ngữ khó tìm từ phù hợp trong tiếng Việt, và cả những tài liệu đã Việt hóa cũng không sao tránh khỏi những sơ sót. Mong các bạn lượng thứ...

Trong bài này, VinaCamera.com tiếp tục giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số.




Phơi sáng (exposure):
Một pô ảnh (gốc từ pose trong tiếng Pháp – còn gọi chệch đi là “bô”; tiếng Anh là exposure) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về ánh sáng, một pô ảnh là kết quả của sự kết hợp các yếu tố tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở (f-number) và độ nhạy ISO. Ba yếu tố này sẽ được kết hợp tăng giảm từng yếu tố theo ý muốn (và nhiều khi là ngoài ý muốn) của nhiếp ảnh gia để đạt được hiệu ứng ánh sáng tối ưu so với mong muốn cho bức ảnh. Ở cùng một tốc độ của chập, khẩu độ mở càng lớn và ISO càng cao thì ảnh càng sáng; ở cùng một khẩu độ mở, tốc độ càng chậm và ISO càng cao thì ảnh cáng sáng; ở cùng một chỉ số ISO, tốc độ cửa chập càng chậm và khẩu độ mở càng lớn thì ảnh cũng càng sáng. Để làm cho bức ảnh tối đi, bạn có thể tăng tốc độ cửa chập, giảm khẩu độ mở hoặc hạ chỉ số ISO (hoặc kết hợp cả ba). Lưu ý, tỷ lệ giữa các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO còn ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng của bức ảnh như chiều sâu ảnh trường, độ nhiễu, v.v…

Hiện tượng thiếu sáng ở góc ảnh (vignet):
Underexposure of image corners produced deliberately by shading or unintentionally by inappropriate equipment, such as unsuitable lens hood or badly designed lens. A common fault of wide-angle lenses, owing to reflection cut-off, etc. of some of the very oblique rays. May be caused in some long-focus lenses by the length of the lens barrel. Hiện tượng góc ảnh bị thiếu sáng (under-exposure) do người chụp cố ý tạo ra hoặc xuất hiện ngoài mong muốn do sử dụng các thiết bị không phù hợp như ống kinh kém chất lượng hay vành chắn ống kính (lens hood) không thích hợp. Hiện tượng này cũng thường xảy ra ở các ống kích góc rộng do một phần của chùm tia sáng qua ống kính không được phản xạ đầy đủ trên phim hay cảm biến. Nhiều nhiếp ảnh gia đã tận dụng hiện tượng này để tạo tính nghệ thuật đặc biệt cho các bức ảnh có độ tối và mờ ở góc và viền ngoài của ảnh.

Bù phơi sáng (exposure compensation):
Bù phơi sáng là một khái niệm của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Hình ảnh được ghi nhận ở một máy ảnh KTS là kết quả của các tính toán được lập trình trước trên máy. Căn cứ vào chế độ phơi sáng (với các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO), máy ảnh KTS sẽ tính toán ánh sáng cho bức ảnh, ví dụ ở chế độ ưu tiên tốc độ của chập (shutter priority), sau khi được đặt ở một tốc độ nhất định, máy sẽ tính toán khẩu độ mở thích hợp (theo lập trình trên máy) để cho ra một bức ảnh có ảnh sáng tốt nhất.
Tuy nhiên, trong nhiều trường khợp khác thường như nguồn sáng phân bố không đều, hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối ảnh hưởng tới toàn bộ cảnh chụp, máy ảnh KTS sẽ đo sáng thiếu hiệu quả, dẫn đến ảnh quá sáng hoặc quá tối. Để khắc phục điều này, người chụp có thể ghi chép lại các thông số đo sáng tự động của máy, sau đó chuyển sang chế độ cơ hoàn toàn (Manual / M) và điều chỉnh các yếu tố phơi sáng tăng giảm theo ý mình. Tuy nhiên, làm như vậy rất mất thời giờ. Cách đơn giản hơn là tận dụng chức năng bù phơi sáng có ở phần lớn các máy KTS, và ở tất cả các máy DSLR. Với chức năng này, máy vẫn đặt ở chế độ nhất định và người chụp chỉ cần điều chỉnh chỉ số bù phơi sáng (EV +/-) để làm cho bức ảnh sáng hơn hoặc tối hơn so với những tính toán đo sáng của máy. Một trong những ứng dụng phổ biến của chức năng bù phơi sáng là tăng sáng của ảnh trong điều kiện hậu cảnh quá sáng. Trong trường hợp như vậy, nguồn sáng đằng sau đối tượng muốn chụp quá sáng làm, làm cho máy bị đánh lừa, tính toán ảnh tối đi, làm đối tượng cần chụp trở nên quá tối. Để đối tượng cần chụp sáng và rõ chi tiết hơn, cần tăng bù phơi sáng (EV +).

Gói phơi sáng (exposure bracketing):
Để điều chỉnh bù phơi sáng, người chụp cần điều chỉnh phơi sáng +/- (thông thường là vừa ấn một nút “bù phơi sáng” và vặn tiến lui một bộ phận nào đó trên thân máy). Với những khoảng khắc quan trọng, nhiếp ảnh gia thường chụp một lúc 3 bức liền, một bức đúng như máy ảnh tính toán, một bức bù phơi sáng cộng (sáng hơn) và một bức bù phơi sáng trừ (tối hơn). Việc làm này gọi là gói phơi sáng (bracketing). Tuy nhiên, hiện nay, nhiều máy ảnh DSLR có chức năng gói phơi sáng tự động nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với điều chỉnh từng bức ảnh.
Với chức năng này, nhiếp ảnh gia có thể chụp liền một lúc (thông thường) 3 bức ảnh, một bức ở chế độ ánh sáng do máy đã đo đạc, một bức ở chế độ cộng bù sáng và một bức ở chế độ trừ bù sáng (tỷ lệ cộng trừ thường ở 1/3 EV). Để sử dụng chức năng này, bạn chỉ cần vừa bấm và giữ một nút gói phơi sáng (BKT) và nhấn chụp. Máy sẽ tự động chụp liền 3 kiểu 0 +/- EV để bảo đảm cho ra một bức có ánh sáng tối ưu nhất.

Cân bằng trắng (white balance – WB):
Một chức năng của các máy ảnh (và máy quay video) kỹ thuật số giúp máy nhận biết đúng các màu sắc khác nhau qui từ màu trắng chuẩn khi cân bằng với các màu khác trong các môi trường ánh sáng khác nhau. Chức năng cân bằng trắng giúp máy nhận biết thế nào là màu trắng chuẩn để từ đó định nghĩa các màu sắc khác đúng (hay gần đúng) với mắt người nhận biết. Chức năng này còn được nhiều nhiếp ảnh gia vận dụng để tạo các hiệu ứng màu sắc mong muốn. Các chế độ mặc định thường thấy trên các máy ảnh số ngày nay là: tự động cân bằng trắng (auto), đèn dây tóc hay đèn đỏ (incandescent/tungsteng), đèn tuýp hay đèn nê-ông (fluorescent/neon), trời nắng (sunlight), trời râm (cloudy), trong bóng râm(shade), đèn ảnh (flash), hay theo nhiệt độ màu Kelvin (K).

JPEG hay JPG (đọc là: djây-péc-g):
Là định dạng ảnh nén kỹ thuật số do Hiệp hội báo chí và nhiếp ảnh qui định. Định dạng JPEG/JPG là định dạng được dùng phổ biến trên các máy ảnh kỹ thuật số và cũng là định dạng phổ biến nhất trên internet ngày nay. Ưu điểm của định dạng này là giúp tạo được hình ảnh số với kích cỡ tệp tin (file size) nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm chính của định dạng này là làm mất màu sắc và cả chi tiết (lossy) do phải nén nhỏ lại. Khi chụp ảnh kỹ thuật số, để bảo đảm thu nhận đầy đủ màu sắc và chi tiết lưu vào tệp ảnh, luôn luôn nên để ảnh lớn tối đa mà máy ảnh kỹ thuật số cho phép do càng nén nhỏ thì ảnh càng bị mất nhiều màu sắc và chi tiết. Tuy nhiên, nếu dung lượng thẻ nhớ không cho phép, người chụp có thể giảm kích cỡ ảnh theo nhu cầu sử dụng của mình như sử dụng để hiển thị trên máy tính hay để in ảnh. Ảnh càng lớn thì khả năng phóng to (cả trên màn hình vi tính và in ảnh trên giấy ảnh) không bị rạn vỡ chi tiết và nhòe màu càng cao. Trên hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số, các kích cỡ mặc định thường được ký hiệu L / Large (lớn), M / Medium (trung bình) và S / Small (nhỏ). Các thông số này có thể được kết hợp với Fine (mịn) và Normal (thông thường); ví dụ ảnh Medium + Fine sẽ có kích thước tệp tin lớn hơn so với Medium + Normal và cho hình ảnh đẹp hơn so với Small + Fine. Những kích thước này có giá trị thực tế như thế nào phụ thuộc loại máy ảnh và các phân chia trên từng máy ảnh. Để đánh giá đúng và đặt chế độ phù hợp, người chụp nên thử các kích cỡ mặc định trên máy, sau đó phân tích trên máy vi tính hay in thử để đặt chế độ tối ưu trong các trường hợp khác nhau.

RAW (đọc là: ro):
Định dạng ảnh thô là một định dạng tệp tin ảnh kỹ thuật số thường thấy trên các máy ảnh số DSLR. Ở định dạng RAW, ảnh không bị nén nhỏ lại sau khi đã chụp. Khi đặt ở chế độ ảnh thô (raw), máy ảnh kỹ thuật số sẽ lưu lại toàn bộ các thông số về ánh sáng và chi tiết của một kiểu ảnh (với khả năng tối đa của từng máy). Vì thế, định dạng raw cho hình ảnh giàu thông tin và chi tiết hơn, tạo khả năng chỉnh sửa tốt hơn trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh số. Nhược điểm của định dạng raw là kích thước tệp ảnh lớn và bắt buộc phải xử lý bằng phần mềm trước khi có thể sử dụng trên internet hay đem in ảnh. Với định dạng raw, tất nhiên người chơi ảnh phải biết thêm cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh mà đôi khi hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và thực tập mới làm chủ được. Ghi chú: Nhiều máy ảnh cho phép người chụp lưu ảnh trên hai định dạng cùng lúc (vừa JPEG vừa RAW). Hãy tìm hiểu kỹ máy ảnh của bạn để sử dụng hiệu quả hơn.

EXIF (Exchangeable Image File):
Định dạng tệp tin ảnh kỹ thuật số qui chuẩn với nhiều thông số kỹ thuật trong đó có thông số về: thời gian phơi sáng (exposure time), tiêu cự (f-number), tiêu cự (focal length), chỉ số ISO, khẩu độ mở (apature), ngày tháng (date/time), chế độ lấy nét (metering mode), chế độ đèn (flash), loại máy ảnh sử dụng (camera model), phần mềm sử dụng để xử lý ảnh (software), và các thông số khác. Ghi chú: Khi đăng tải ảnh trên internet, bạn cần lưu ý có nên giữ các thông số này hay nên xóa bỏ khỏi thông tin EXIF (EXIF data).

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số (1)

Nguồn bài này:

http://vinacamera.com/?p=329 

Trong bài viết này, VinaCamera.com giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh số (Basic concepts in photography and digital photography). Bài viết sẽ thường xuyên được bổ sung và cập nhật. Để các bạn tiện theo dõi trên máy ảnh số hiện chưa được Việt hóa, VinaCamera.com sẽ giải thích kèm các thuật ngữ tiếng Anh.


Cửa chập (shutter):
Là mành chắn được đóng mở cho phép ánh sáng lọt qua để đi tới phim hay bộ cảm biến khi bấm máy chụp. Khoảng thời gian mành mở để ánh sáng lọt (qua mành) vào phim hay bộ cảm biến nhận ánh sáng đối với máy ảnh số – cũng chính là thời gian phơi sáng của phim hay bộ cảm biến (exposure time) – được điều chỉnh bởi tốc độ cửa chập (shutter speed) và thường được tính bằng giây và phần của giây, ví dụ 1 giây, 1/60 (một phần 60 của giây), 1/3200 (một phần 3200 của giây). Tốc độ cửa chập càng nhanh cho phép chụp được các đối tượng di chuyển nhanh mà không bị nhòe hình do “dừng” được hình ảnh trong một khoảnh khắc rất nhỏ, ví dụ để “dừng” được chuyển động của một con chim đang bay, tốc độ cửa chập phải đạt được tối thiểu từ 1/1250 đến 1/1600 giây mới đảm bảo không bị nhòe. Tốc độ cửa chập càng nhanh đòi hỏi ánh sáng càng mạnh mới đảm bảo ảnh không bị quá tối.

Khẩu độ mở (apature):
Là lỗ lọt sáng nằm trên ống kính của máy ảnh. Độ to nhỏ của khẩu độ được điều chỉnh bằng thông số f (f-number), ví dụ f/2.8 hay f/32, và phụ thuộc khả năng của ống kính. Các khẩu độ phổ biến gồm f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, and f/22. Lưu ý: thông số f này càng nhỏ thì độ mở của lỗ lọt sáng càng lớn, ví dụ f/5.6 cho lỗ lọt sáng lớn hơn so với f/8, như vậy, f/5.6 cho nhiều ánh sáng lọt qua hơn so với f/8 – đây là cánh tính hay làm nhiều người nhầm lẫn về khẩu độ mở. Các ống kính càng tốt (và càng đắt tiền do đòi hỏi công nghệ sản xuất cao hơn) cho phép mở khẩu độ càng to, hiện nay hãng Leica đã sản xuất ống kính thông thường với độ mở lên tới f/0.95. Khẩu độ mở to (thông số f nhỏ) cho phép ánh sáng lọt vào phim nay bộ cảm biến nhiều hơn, tạo khả năng tăng tốc độ cửa chập (shutter speed) giúp đảm bảo hình không bị nhòe (do rung tay hay vật chuyển động), nhất là trong các môi trường ánh sáng yếu mà vẫn bảo đảm ánh sáng của ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở còn chi phối chiều sâu của ảnh (depth of field): Khẩu độ mở càng to càng làm giảm chiều sâu của ảnh.

Căn nét / lấy nét (focus):
Điều chỉnh ống kính (nhiều khi là cả vị trí của máy ảnh) để căn chỉnh tạo hình ảnh sắc nét trên phim hay bộ cảm biến. Ở một số máy ảnh, khi điều chỉnh, vị trí của phim hay bộ cảm biển cũng di chuyển để tạo độ nét. Lưu ý: có nhiều người còn gọi việc này là “canh nét”.

Tiêu điểm (focal point):
Là điểm trên trục quang học (của ống kính) ở đó các tia sáng (sau khi đã đi qua các thấu kính) tạo thành hình ảnh sắc nét của đối tượng được chụp ảnh. Việc điều chỉnh ống kính (và vị trí của máy ảnh) để hình ảnh sắc nét nằm trên phim hay bộ cảm biến gọi là lấy/căn/canh nét.

Tiêu cự (focal length):
Khoảng cách giữa bề mặt của phim (hay bộ cảm biến nhận sáng ở máy ảnh số) tới trung tâm quang học của ống kính (gồm hệ thấu kính). Tiêu cự thường được tính bằng milimet (mm) và được ghi trên ống kính. Đối với định dạng phim (kích cỡ cảm biến toàn khổ) 35mm, tiêu cự ở 50mm được coi là tiêu chuẩn (normal, thường được đọc là nóc-man – ở tiêu cự này hình ảnh qua ống kính sát thực với hình ảnh nhìn thông thường qua mắt người nhất, và cho độ chính xác cao nhất). Các tiêu cự ngắn hơn 50mm được gọi là góc rộng (wide) và các tiêu cự dài hơn 50mm có thể được gọi là lớn hay tê-lê (tele). Ở cùng một khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng cần chụp, ống kính góc rộng cho hình ảnh rộng hơn (phù hợp với chụp một nhóm người hay toàn cảnh trong nhà, v.v…) còn ống tele giúp chụp được đối tượng to hơn trong ảnh. Ghi chú: Việc sản xuất các ống tele có khẩu độ mở lớn (f-number nhỏ) đòi hỏi kỹ thuật cao, nên các ống kính này rất đắt).

Ống phóng và ống cố định (zoom lens & fixed lens):
Các ống kính có khả năng thay đổi tiêu cự gần xa được gọi là các ống zoom. Các ống chỉ có một tiêu cự duy nhất gọi là ống cố định (fixed lens / prime lens). Các chỉ số này thường được ghi trên trên ống kính hoặc trên thân máy (máy liền ống kính) với chỉ số tiêu cự nhỏ nhất tới lớn nhất kèm ký hiệu X (đọc là nhân), ví dụ 17-50mm, 18-135mm hay 12x. Ghi chú: Thuật ngữ tiếng Việt “phóng” và “cố định” ở đây chỉ được dùng để giải thích; trên thực tế ở Việt Nam, người chơi ảnh thường sử dụng thuật ngữ vay mượn trong tiếng Anh và gọi là ống zoom (đọc là dum) và ống fixed (đọc là phích).

Tỷ lệ phóng quang học và kỹ thuật số (optical zoom & digital zoom):
Tỷ lệ phóng quang học (optical zoom) là khả năng phóng to hay thu nhỏ hình ảnh đối tượng được chụp ở cùng một khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng trên ảnh chụp được tạo ra qua điều chỉnh ống kính (hệ thống thấu kính bên trong ống kính). Đối với các máy ảnh số, việc phóng to thu nhỏ này còn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tính năng zoom kỹ thuật số (digital zoom) để phóng to một phần hình ảnh thu nhận được qua ống kính sao cho bằng với kích thước toàn bộ của khuôn hình. Tưởng tượng đơn giản, bạn có một hình to bằng khổ giấy A4, bạn cắt lấy một góc phần tư của ảnh và đem ra hàng photocopy phóng to lên gấp 4 lần sẽ được một hình to bằng khổ giấy A4 với những chi tiết đã chọn to hơn trước gấp 4 lần. Việc phóng to như vậy thường làm giảm chi tiết và chất lượng của ảnh. Việc làm này cũng có thể thực hiện trên máy tính mà không cần tính năng zoom số của máy ảnh. Vì vậy, khi mua máy ảnh, người ta thường quan tâm tới tỷ lệ phóng to quang học hơn là phóng to kỹ thuật số. Ghi chú: Cũng như trên, các thuật ngữ phóng to thu nhỏ ở đây được dùng chủ yếu để giải thích, trên thực tế ở Việt Nam, phần lớn mọi người đều sử dụng từ vay mượn là “zoom” với các cách nói như “dum” ra, “dum” vào hay “dum” to, “dum” nhỏ.

Chế độ căn nét (focus mode):
Chế độ điều chỉnh ống kinh để căn nét cho hình ảnh. Thông thường có hai loại là căn nét thủ công bằng tay (manual focus) hoặc căn nét tự động (auto focus). Ở chế độ căn nét tự động, nhiều hãng máy ảnh còn phân biệt giữa căn nét cho các vật đứng im và các vật chuyển động.

Chiều sâu ảnh trường (depth of field – DOF):
Đối với một số trường hợp, do sử dụng ống kính hay khoảng cách giữa các đối tượng được chụp, khi căn nét một đối tượng thì các đối tượng khác ở trước và sau đối tượng căn nét bị nhòe đi, những trường hợp như vậy sẽ cho hình ảnh gọi là nông về chiều sâu của ảnh; trong những trường hợp khác, các đối tượng trước và sau đối tượng được căn nét vẫn tương đối nét hoặc thậm chí có độ nét ngang bằng với đối tượng căn nét. Trong các trường hợp trình bày sau này, ảnh có chiều sâu lớn hơn. Hiệu ứng này được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tiêu cự (focal lengh), khẩu độ mở ống kính (f-number), cự ly chụp (khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp). Khẩu độ mở càng lớn, tiêu cự càng dài và cự ly chụp càng ngắn thì chiều sâu của ảnh càng giảm, và ngược lại. So với ống kính tiêu chuẩn (normal lens), ống góc rộng cho chiều sâu ảnh lớn hơn nếu đặt ở khẩu độ mở (f-number) như nhau, còn các ống tele sẽ cho chiều sâu nông hơn.
Đây là một khái niệm quan trọng trong nhiếp ảnh, nhất là trong việc tạo tính nghệ thuật cho một bức ảnh. Một cách đơn giản hơn để hiểu khái niệm này là khoảng cách giữa các đối tượng (đối tượng lấy nét, đối tượng trước và sau đối tượng lấy nét) có độ nét chấp nhận được trong một bức ảnh. Khoảng cách này càng xa thì ảnh càng có chiều sâu. Ảnh phong cảnh thường có chiều sâu lớn để mọi vật đều nét (nhìn rõ chi tiết), ảnh chân dung thường có chiều sâu nông để người xem tập trung vào người được chụp (hay khuôn mặt) hơn là các cảnh vật xung quanh (thường nhòe đi để không gây chú ý cho người xem).

Bô-kê (bokeh / boke):
Bô-kê là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật có nghĩa là “nhòa mờ” (blur), được sử dụng trong nhiếp ảnh ngày nay để mô tả hiện tượng nhòa mờ nhưng mịn của vùng xung quanh điểm được căn nét trong khuôn hình một bức ảnh có chiều sâu ảnh trường nông do hiệu ứng của ống kính tạo ra. Bô-kê tạo cho người xem cảm giác mịn màng dễ chịu ở vùng xung quanh điểm lấy nét và thường được sử dụng để tạo tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Đây là khái niệm khó đo lường và thường được đánh giá bằng mắt thường. Chất lượng bô-kê có thể được đánh giá bằng các vòng tròn ánh sáng nhòa mờ, mịn và phân bố ánh sáng đều (hơn là chỉ tập trung sáng ở đường viền của mỗi hình tròn) xung quanh các điểm sáng ngoài vùng nét trong bức ảnh. Các ống kính có nhiều mảnh thép tạo lỗ lọt sáng (apature) hoặc các mảnh này cắt cong sẽ tạo được hiệu ứng các hình tròn mờ mịn tốt hơn và cho chất lượng bô-kê đẹp hơn. Các ống kính có khẩu độ mở lớn hơn (f-number nhỏ hơn) có khả năng giảm chiều sâu và tạo bô-kê đẹp hơn.

ISO (International Organization for Standardization):
Đơn vị tính độ nhạy của phim hay của bộ cảm biến nhận ánh sáng ở máy ảnh số do Tổ chức tiêu chuẩn thế giới qui chuẩn. Độ nhạy ISO ở các máy ảnh số thường được tính từ 80 tới 25000 và càng ngày càng cao hơn. Đối với phim nhựa truyền thống, độ nhạy được qui định ở loại phim, ví dụ phim ISO100, ISO400; đối với máy ảnh số, có thể thay đổi ISO thông qua chức năng điều chỉnh ISO trên máy. Máy ảnh loại tốt cho phép điều chỉnh ISO cao hơn. Độ nhạy ISO càng lớn cho phép giảm thời gian lộ sáng (phơi sáng) – tức là tăng tốc độ cửa chập (shutter speed). Tuy nhiên, ISO càng lớn thường làm cho ảnh càng bị nhiễu (noise) nhiều hơn, khi phóng to bị rạn và sần. Trong điều kiện ảnh sáng tốt, nên để ISO thấp nhất có thể. Các cách tính khác đối với phim nhựa bao gồm ASA (American Standards Association – Hội tiêu chuẩn Hòa Kỳ) và DIN (Deutsches Institut für Normung – Viện tiêu chuẩn Đức).


                                                                                                                                                          VinaCamera.com
                                                                                                                                                                                            2008

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Ôn lại từ đầu nhé, các bạn tôi... Làm chủ máy ảnh DSLR của bạn!

Già lại tiếp tục làm kiến tha về tổ những kiến thức chọn lọc để tặng các bạn. Già cũng phải tranh thủ dữ lắm chớ hổng có nhiều thời gian, mong các bạn kiên nhẩn ngâm cứu nha(Ai biết rồi cũng đừng trách Già"nhai lại"chủ đề này héng)Nguồn bài này:
http://vinacamera.com/?p=2119

Sử dụng máy ảnh DSLR tương đối phức tạp và thường làm cho nhiều người mới chơi DLSR, hoặc đơn thuần là mới mua 1 chiếc DSLR mới gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển “khoản đầu tư kha khá” của mình. Bài viết này của VinaCamera.com không giúp bạn biết được chính xác các chức năng và cách điều khiển chiếc máy ảnh DSLR cụ thể của bạn (một phần bởi quá quá nhiều dòng và đời máy khác nhau về chi tiết sử dụng), nhưng sẽ giúp bạn cách tìm hiểu để dần làm chủ chiếc DSLR phức tạp của mình.
DLSR (Digital Single-Lens Reflex hay Máy ảnh ống kính đơn gương phản xạ kỹ thuật số) là loại máy ảnh dành cho người đã biết ít nhiều về nhiếp ảnh cơ bản. Mặc dù trên nhiều thân máy DSLR dành cho người mới chơi và tầm trung có nhiều chức năng tự động hoàn toàn như Full Auto, Portrait, Landscape, v.v… mục đích chơi máy DSLR chính là để có được khả năng tự điều chỉnh – hay điều chỉnh thủ công – các yếu tố trên máy chứ không phải để máy tự động điều chỉnh mọi yếu tố.
Với một chiếc máy ảnh DLSR, bạn cần biết các chức năng sau nằm ở đâu trên máy (như nút bấm hay menu), điều chỉnh bằng cách nào để có thể làm chủ hoàn toàn chiếc máy ảnh phức tạp.
10 ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ MÁY ẢNH DSLR
1. Điều chỉnh chế độ chụp (MODE)

DSLR có nhiều chế độ chụp, ngoài các chế độ tự động hoàn toàn như full auto nêu trên, còn có các chế độ bán tự động và thủ công hoàn toàn.
- M (manual): Thủ công hoàn toàn. Người chụp điều chỉnh tốc độ chụp, khẩu độ mở, độ nhạy bắt sáng ISO và các yếu tố khác.
- A, Av (aperture priority): Người chụp điều chỉnh khẩu độ mở, máy điều chỉnh tốc độ cửa chập dựa vào đo sáng tự động.
- S, Tv (speed priority): Người chụp điều chỉnh tốc độ cửa chập, máy điều chỉnh khẩu độ mở dựa vào đo sáng tự động.
- P (program): Máy tự điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập dựa vào đo sáng tự động, nhưng cho phép người chụp chuyển đổi các tổ hợp tốc độ và khẩu độ khác nhau.

Nhiệm vụ 1: Tìm cách chuyển các chế độ chụp sang M, A/Av, S/Tv, P trên máy của bạn.
- Để chuyên từ chế độ chụp nọ sang chế độ chụp kia phải nhấn/giữ nút nào? Xoay bánh xe nào?
- Để điều chỉnh khẩu độ mở A ở chỗ nào?
- Để điều chỉnh tốc độ cửa chập S, phải làm gì?
- Xoay bánh xe nào để điều chỉnh tổ hợp khẩu/tốc ở chế độ P?
2. Điều chỉnh độ nhạy bắt sáng ISO (ISO setting)

DSLR cho phép bạn điều chỉnh độ nhạy bắt sáng ISO của cảm biến. Độ nhạy bắt sáng cao giúp bạn chụp ảnh với tốc độ cửa chập cao trong điều kiện ánh sáng yếu để giảm nguy cơ rung tay máy, nhưng ISO càng cao thì khả năng ảnh bị nhiều cũng tăng (khả năng quản lý nhiễu ISO tùy vào từng loại máy).
Nhiều máy ảnh DSLR cho phép người chụp cài đặt ISO tự động (máy tự điều chỉnh) hoặc thủ công hoàn toàn (người chụp điều chỉnh), và cho phép đặt giới hạn ISO cao nhất hay thấp nhất theo mong muốn.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu để biết được - Điều chỉnh ISO ở chỗ nào? - ISO hiện để ở tự động (auto ISO) hay thủ công? - Máy có cho phép đặt giới hạn ISO cao nhất và thấp nhất không? Ở chỗ nào trên máy? - Nhấn hoặc/và giữ nút nào? Xoay bánh xe nào để điều chỉnh ISO một cách nhanh nhất?
3. Điều chỉnh chế độ đo sáng (Metering mode)

2. Điều chỉnh độ nhạy bắt sáng ISO (ISO setting)


DSLR có nhiều chế độ đo sáng. Thông thường có 3 chế độ:
1. Đo sáng toàn khuôn hình (matrix/evaluative): Máy đo sáng toàn bộ khuôn hình, sau đó tính toán và đưa ra giá trị phơi sáng tối ưu. Sử dụng chế độ này khi mọi khu vực trong ảnh có tầm quan trọng gần như nhau về ánh sáng và không ưu tiên một khu vực nào nhất định.
2. Đo sáng trung tâm: (center-weighted): Máy đo sáng khu vực trung tâm của khuôn hình, sau đó cân nhắc thêm các khu vực bên ngoài và đưa ra giá trị phơi sáng. Sử dụng chế độ đo sáng này nếu muốn ưu tiên ánh sáng ở khu vực trung tâm của bức ảnh.
3. Đo sáng một điểm (single area/spot metering): Máy đo sáng tại điểm người chụp chỉ định (thường trùng với điểm căn nét chính). Sử dụng chế độ này khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng phức tạp, có độ khác biệt lớn giữa ánh sáng của chủ thể muốn chụp và hậu cảnh xung quanh.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách chuyển chế độ đo sáng trên máy.
- Máy đang ở chế độ đo sáng nào?
- Cần nhấn nút nào? Vào menu nào? để chuyển sang các chế độ đo sáng khác
4. Điều chỉnh chế độ căn nét tự động (Auto focus)



DSLR có nhiều chế độ căn nét tự động và các khu vực, điểm căn nét khác nhau. Ngoài ra, người chụp cũng có thể chuyển qua lại giữa các chế độ căn nét thủ công và căn nét tự động. Thường có các chế độ căn nét sau:
- Căn nét tĩnh (single area / one shot / AF-S): Căn nét các chủ thể tĩnh có kết hợp với điểm căn nét
- Căn nét liên tục (continuos / AI servo / AF-C): Căn nét các chủ thể chuyển động, máy căn nét liên tục theo di chuyển của chủ thể.
- Căn nét tự động hoàn toàn (AF-A, AI Focus AF): Căn nét chủ thể tĩnh và chuyển động, máy chuyển chế độ từ căn nét tĩnh sang căn nét liên tục nếu chủ thể chuyển động.

Các khu vực căn nét:
- Căn nét một điểm (single point / manual AF point): Căn nét một điểm theo điểm căn nét mà người chụp đặt trên máy. Sử dụng chế độ này nếu muốn làm chủ hoàn toàn điểm căn nét bằng cách lựa chọn điểm căn nét trong khuôn hình.
- Căn nét khu vực động (dynamic / AF point expansion): Máy tự động căn nét theo điểm căn nét người chụp đặt trên máy, nhưng khi chủ thể chuyển động, máy sẽ căn nét lại trong phạm vi khu vực xung quanh điểm căn nét đã lựa chọn.
- Căn nét khu vực tự động: Máy tự động hoàn toàn trong việc lựa chọn điểm căn nét, thông thường là các điểm ở gần máy hơn và ưu tiên các điểm ở giữa khuôn hình.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cách đặt các chế độ căn nét trên máy.
- Máy đang ở chế độ căn nét tĩnh hay liên tục?
- Nút hay menu nào dùng để điều chỉnh chế độ căn nét?
- Nút/nút đa chiều hoặc/và bánh xe nào dùng để điều chỉnh vị trí điểm căn nét trong khuôn hình?
- Có thể cài dặt nút chức năng để tiếp cận nhanh trong điều chỉnh chế độ căn nét hay không?
5. Điều chỉnh bù trừ sáng và chụp nhóm ảnh (Exposure compensation & Bracketing)


Một trong những khác biệt lớn nhất của máy ảnh DSLR với máy ảnh chụp phim thủ công hoàn toàn là chức năng bù (cộng) trừ sáng theo chế độ đo sáng tự động. Chức năng này kết hợp với chức năng chụp một nhóm nhiều ảnh (3, 5, 7 hoặc hơn tùy từng máy) có độ chênh sáng với nhau theo cài đặt của người chụp, bảo đảm kết quả có được một hoặc nhiều bức ảnh đúng sáng và có ánh sáng đẹp.

5a. Bù trừ sáng (Exposure compensation)
Bù trừ sáng tự động là chức năng quan trọng mọi người chơi DSLR cần nắm vững và biết cách điều chỉnh. Khi đặt bù trừ sáng, sau khi máy đo sáng tự động sẽ cộng hoặc trừ giá trị phơi sáng theo cài đặt bù trừ sáng của người chụp. Bù trừ sáng ở các chế độ bán tự động:
- Khi đang ở chế độ ưu tiên khẩu độ (A/Av), người chụp đặt khẩu độ mở và máy đo sáng rồi điều chỉnh tốc độ cửa chập phù hợp với ánh sáng đo được (máy giữ nguyên khẩu đã được đặt trước và điều chỉnh tốc độ của chập). Nếu người dùng bật chức năng bù trừ sáng, máy còn đưa vào “công thức” điều chỉnh giá trị bù trừ đang cài đặt, như cộng 0.3, 0.7, 1.0, v.v… khẩu hoặc trừ 0.3, 0.7, 1.0, v.v… khẩu, tức giảm hoặc tăng tốc độ của chập bổ sung vào tính toán cửa chập sau khi đo sáng tự động.
- Khi đang ở chế độ ưu tiên tốc độ (S/Tv), người chụp đặt tốc độ cửa chập và máy đo sáng rồi điều chỉnh khẩu độ mở phù hợp với ánh sáng đo được (máy giữ nguyên tốc độ đã được đặt trước và điều chỉnh khẩu độ mở của ống kính). Nếu người dùng bật chức năng bù trừ sáng, máy còn đưa vào “công thức” điều chỉnh giá trị bù trừ đang cài đặt, như cộng 0.3, 0.7, 1.0, v.v… khẩu hoặc trừ 0.3, 0.7, 1.0, v.v… khẩu, tức mở hoặc khép khẩu thêm để bổ sung vào tính toán cửa chập sau khi đo sáng tự động.
- Nếu trên máy đang đặt chế độ ISO tự động (Auto ISO), khi bù trừ sáng, máy cân nhắc tăng giảm ISO trong phạm vi các giới hạn ISO mà người đặt đã cài, cũng như tính toán để giảm tối đa hiện tượng rung tay máy.

Nhiệm vụ 5a: Tìm hiểu cài đặt bù trừ sáng
- Tìm hiểu các nút, vòng và bánh xe nào trên máy được sử dụng để bù trừ sáng (thường ký hiệu dấu cộng trừ [+/-]?
- Tìm cách cộng sáng và trừ sáng bằng cách nhấn/giữ nút nào, xoay bánh xe nào?
- Tìm hiểu xem máy đang đặt chế độ ISO nào? GIới hạn cao nhất hoặc/và thấp nhất ISO tự động đang cài đặt?
- Tìm hiểu bước tăng giảm đang cài đặt bù trừ sáng đang là 0.3, 0.7 hay 1.0 khẩu?
5b. Chụp nhóm ảnh chênh sáng (bracketing)
Với chức năng bù trừ sáng tự động (5a), máy DSLR còn thường cho phép chụp liên tục nhiều kiểu ảnh với giá trị chênh sáng dựa vào giá trị bù trừ sáng cài đặt trên máy. Ví dụ: Máy đặt bù trừ sáng với bước bù trừ là 1.0 khẩu, và chụp 3 kiểu liên tục (bracketing), máy sẽ chụp 1 kiểu đúng như giá trị đo sáng tự động, 1 kiểu trừ 1.0 khẩu và một kiểu cộng 1.0 khẩu. Thứ tự các kiểu ảnh chênh sáng này tùy thuộc người chụp cài đặt. Điều này giúp người chụp có được ít nhất 1 kết quả ánh sáng mong muốn nếu khi chụp chưa chắc chắn đo sáng tự động đã hoàn toàn chính xác.

Nhiệm vụ 5b: Tìm hiểu chụp nhóm ảnh chênh sáng (bracketing)
- Tìm nút bật hay menu nào dùng để bật/tắt chức năng bracketing?
- Tìm cách cài đặt và điều chỉnh bước chênh sáng (thường là 0.3, 0.7 hay 1.0 khẩu) bố trí chỗ nào trên máy?
- Tìm cách đặt số lượng ảnh chụp liên tục bracketing?
- Tìm cách đặt thứ tự ảnh chênh sáng là đúng đo sáng > cộng sáng > trừ sáng? Hay thứ tự nào? và tìm cách điều chỉnh.
6. Điều chỉnh cân bằng trắng (White balance)


Khác với máy ảnh cơ thủ công chụp phim với việc loại phim quyết định phần lớn màu sắc của ảnh, sử dụng máy ảnh DSLR người chụp còn cần biết cách “cân bằng trắng” (white balance / WB) để ảnh phản ánh trung thực màu sắc chủ thể trên thực tế, cũng như sử dụng chức năng này một cách sáng tạo để tạo ra màu sắc khác thường cho bức ảnh.
Cân bằng trắng, nói ngắn gọn, là cài đặt để máy ảnh DSLR hiểu được thế nào là màu trắng, từ đó “qui đổi” chính xác các màu sắc khác.

Nhiệm vụ 6: Tập điều chỉnh cân bằng trắng.
- Tìm các nút hoặc/và các bánh xe, vòng điều khiển để điều chỉnh cân bằng trắng trên máy ảnh. Nút này thường có ký hiệu WB (white balance).
- Tìm cách điều chỉnh cân bằng trắng theo các chế độ mặc định: Tự động cân bằng trắng (auto WB), theo ánh sáng ngoài trời nắng, có mấy, trong bóng râm, trong nhà, dưới ánh sáng đèn tuýp (đèn huỳnh quang), đèn đỏ (dây tóc).
- Tìm hiểu cách cân bằng trắng bằng nhiệt độ màu Kelvin (K). Ghi chú: Ánh sáng môi trường chụp ảnh càng ngả xanh lam thì càng cần đặt nhiệt độ màu Kelvin cao để phản ánh đúng màu trắng trong ảnh, và môi trường có ánh sáng càng đỏ thì cần đặt nhiệt độ màu càng thấp.
- Tìm hiểu cách cài đặt mặc định cần bằng trắng (PRE/Custom) bằng tấm xám (gray card) hoặc tấm bìa trắng.
7. Chất lượng / kích cỡ ảnh và định dạng ảnh (Quality)


DSLR cho phép chụp ảnh với chất lượng và kích cỡ, cũng như định dạng khác nhau. Định dạng phổ biến nhất là JPEG, còn được gọi là định dạng ảnh nén có mất dữ liệu và định dạng ảnh thô với đầy đủ dữ liệu mà cảm biến thu về. Với định dạng JPEG, máy ảnh DSLR còn có nhiều cài đặt để hậu xử lý ảnh trước khi nén nhỏ thành JPEG như điều chỉnh màu sắc, độ sặc sỡ của bức ảnh hay chuyển ảnh màu thành ảnh đen trắng, ảnh gam vàng giả cổ, v.v…

Nhiệm vụ 7: Cài đặt kích cỡ và định dạng ảnh.
- Tìm cách đặt các kích cỡ ảnh to nhỏ khác nhau
- Tìm cách cài đặt định dạng nén JPEG hay ảnh thô (RAW/NEF/CRW/CR2, v.v…) hoặc chụp và lưu kết hợp ở 2 định dạng cùng lúc
- Tìm hiểu xem ở mỗi định dạng thì kích cỡ tệp ảnh trung bình lớn bao nhiêu MB, tính toán xem thẻ nhớ (ví dụ 8GB) có thể chứa được bao nhiêu ảnh ở các kích cỡ nhất định).
8. Đánh giá ánh sáng của ảnh (Analyzing exposure values)



Máy ảnh số nói chung và DSLR nói riêng là công cụ tuyệt vời để học chụp ảnh bởi khả năng có thể ghi nhớ các thông số ảnh đã chụp và cho phép xem lại ảnh vừa chụp ngay lập tức để rút kinh nghiệm cho các kiểu chụp sau đó. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu người chụp biết đánh giá bức ảnh qua các công cụ mà DSLR mang lại. Có 3 màn hình hiển thị quan trọng trên DSLR mà người chụp cần tìm hiểu là:
- Màn hình thông báo chi tiết ảnh (details): Thông báo bức ảnh chụp ở tiêu cự nào, khẩu độ và tốc độ nào, ISO đặt là bao nhiêu, và nhiều thông tin chi tiết khác.
- Màn hình thông báo các khu vực quá sáng trên ảnh (highlights): Đây là khu vực quá sáng mất hết toàn bộ chi tiết (chỉ còn màu trắng). Các khu vực này sẽ nhấp nháy trên màn hình LCD khi xem ảnh, giúp người chụp điều chỉnh lại giá trị phơi sáng nếu cần thiết.
- Biểu đồ ánh sáng Histogram: Là một hoặc nhiều (thường là 4) biểu đồ thông báo diện tích các khu vực ở các cường độ ánh sáng khác nhau. Thường có 1 biểu đồ ảnh sáng chung của bức ảnh và 3 biểu đồ cho mỗi kênh màu trong hệ màu RGB (đỏ lục lam). Hiểu được biểu đồ ánh sáng biểu diễn như thế nào giúp người chụp kịp thời điều chỉnh giá trị phơi sáng (ISO, tốc độ và khẩu độ) để ảnh đẹp hơn.

Nhiệm vụ 8: Tìm hiểu các chức năng hiển thị thông tin ảnh để đánh giá tấm ảnh.
- Tìm cách bật màn hình thông tin chi tiết ảnh và tìm hiểu các thuật ngữ (thường bằng tiếng Anh) về các thông số khác nhau.
- Tìm cách bật chế độ thông báo vùng ảnh quá sáng (highlights) và quan sát các khu vực thông báo nhấp nháy trên ảnh.
- Tìm hiểu cách bật biểu đồ ánh sáng histogram và ý nghĩa của các biểu đồ này.
9. Ống kính và kính lọc (Lenses & Filters)

Sử dụng kính lọc phân cực CPL và kính lọc cắt/giảm sáng ND để chụp thác nước
- Thác nước tại Cửu Thác Tú  Sơn (Ảnh: VinaCamera.com)Sử dụng kính lọc phân cực CPL và kính lọc cắt/giảm sáng ND để chụp thác nước - Thác nước tại Cửu Thác Tú Sơn (Ảnh: VinaCamera.com)
DSLR là máy ảnh gắn ống kính rời. Để sử dụng ống kính một cách hiệu quả và phù hợp cho thể loại ảnh muốn chụp, cần tìm hiểu các tính năng và cách sử dụng ống kính rời.
Các đặc điểm thường thấy ở ống kính: Tiêu cự của ống kính, ống kính cố định và ống kính có zoom, ống kính có khẩu độ mở tối đa cố định và khẩu độ mở tối đa thay đổi, ống kính có mô-tơ căn nét bên trong ống kính và ống kính không có mô-tơ căn nét bên trong, ống kính có chức năng căn nét tự động hoặc/và thủ công, ống kính có chống rung, v.v…
Ống kính cũng thường được sử dụng với các kính lọc phục vụ nhiều mục đích như bảo về ống kính, tạo màu, tạo hiệu ứng tia sáng hình sao, chụp trời mây, chụp với tốc độ chậm (gọi nôm na là phơi sáng) trong điều kiện anh sáng mạnh, v.v…

Nhiệm vụ 9: Tìm hiểu và sử dụng ống kính và kính lọc các loại.
- Tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (tính bằng mi-li-mét / mm) ? Nếu thân máy của bạn là thân máy gắn cảm biến cúp nhỏ thì tiêu cự đó qui đổi ra là bao nhiêu?
- Ống kính có zoom (kéo ra vào để thay đổi khuôn hình) hay ống kính cố định?
- Ống kính có khẩu độ mở tối đa là bao nhiêu (chỉ số f)? Khẩu độ mở này cố định hay thay đổi khi zoom ra vào?
- Ống kính có chức năng căn nét tự động hay không? Lẫy nào để chuyển đổi giữa căn nét tự động và thủ công bằng tay?
- Nếu ống kính có vòng điều chỉnh khẩu độ mở (aperture ring) cần xoay ống kính tới khẩu độ mở nào để có thể điều chỉnh khẩu độ trên thân máy?
- Ống kính có chống rung (VR/VC/IS, v.v..) hay không? Cách nào bật bắt chế độ chống rung? Chống rung có tác dụng giảm rung ở tốc độ cửa chập nào?
- Kính lọc UV của hãng nào có chất lượng tốt?
- Kính lọc C.P.L, ND, v.v.. là gì? Dùng để làm gì?
10. Đèn ảnh, đèn chớp (Flash)

Đánh đèn flash rời ngoài trời
- Bãi đá Sông Hồng (Ảnh: VinaCamera.com)Đánh đèn flash rời ngoài trời - Bãi đá Sông Hồng (Ảnh: VinaCamera.com)
DLSR thường có đèn flash gắn trên nóc máy (đèn cóc) và đều có thể sử dụng kết hợp với các loại đèn rời để tăng hiệu quả ánh sáng. Để sử dụng đèn hiệu quả, cần biết được một số tính năng và cách điều khiển đèn:

Nhiệm vụ 10: Sử dụng đèn.
- Tìm nút bật đèn cóc
- Tìm menu điều chỉnh chế độ đèn cóc ở TTL/iTTL/eTTL hay ở chế độ thủ công.
- Tìm hiểu cài đặt các chế độ đèn (giữ nút nào? Xoay bánh xe nào?) để chuyển chế độ đèn chống mắt đỏ, chế độ đèn nổ mành sau.
- Tìm menu đặt đèn cóc làm đèn kích nổ không dây một hay nhiều đèn rời theo kênh và nhóm đèn.
- Tìm hiểu nút hoặc/và bánh xe bù trừ cường độ đèn
VinaCamera.com

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

HDR là gì? Làm sao để chụp ảnh đẹp với chế độ HDR trên smartphone?

Nguồn bài viết ở đây : (Thật ra không hoàn toàn chuẩn nhưng là nguồn tốt nhất từ các website tiếng Việt mà Già có thể giới thiệu đến các bạn)

http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/491268/hdr-la-gi-lam-sao-de-chup-anh-dep-voi-che-do-hdr-tren-smartphone

Trên các smartphone cao cấp, HDR đều nhằm một mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng. HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng. Khả năng chụp hình HDR vốn đã trở nên bình thường trên những chiếc máy ảnh DSLR trung cấp/cao cấp, thậm chí là cả smartphone ngày nay nhưng để nói về HDR thì khái niệm đó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được nhiều người biết đến.



Nếu sử dụng hợp lý, chế độ HDR có thể tạo ra các bức ảnh thực sự tuyệt vời. Trên hầu hết các trang web, những hình ảnh HDR tuyệt đẹp được chụp bằng cách sử dụng một máy ảnh DSLR thông qua một công cụ chỉnh sửa ảnh HDR. Tính năng HDR trên các thiết bị Android cũng có thể cung cấp chất lượng hình ảnh tương tự. Vậy thì HDR là gì? Hoạt động như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng hiệu quả HDR?
HDR là gì?




HDR là viết tắt của High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic Range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau.
HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp là một khái niệm cao hơn, kết quả là cho ra những tấm hình nghệ thuật và rất khác thường. Thông thường, để có được một tấm hình HDR, người chụp cần tới nhiều hơn 2, 3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng) và ghép lại để được một hình HDR.




Còn trên smartphone, về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại nhưng với mục đích chỉ là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR.
Để hiểu rõ hơn HDR hoạt động như thế nào, chúng ta hãy nhìn hai hình ảnh mẫu sau được thực hiện bởi Androidauthority trên Galaxy Camera.

Khi chụp bình thường không sử dụng HDRKhi chụp bình thường không sử dụng HDR


Khi chụp với chế độ HDRKhi chụp với chế độ HDR

Cái cây trong hình ảnh đầu tiên bị tối hẳn đi vì nền sáng (bầu trời). Tính năng HDR đã giúp sửa chữa sự mất cân bằng này bằng cách cân bằng phơi sáng vùng sáng của bầu trời và vùng tối của cái cây, do đó tăng cường chi tiết ở cả hai khu vực. Hình ảnh sau đó trở nên rõ ràng, chi tiết và hài hòa hơn.
Điện thoại của bạn có HDR?
Không phải bất kỳ thiết bị Android nào cũng đều hỗ trợ chế độ HDR. Do đó, cách tốt nhất để kiểm tra xem điện thoại có tính năng HDR hay không là tìm kiếm tùy chọn HDR trong ứng dụng máy ảnh của điện thoại.




Tùy chọn HDR trên một số thiết bị cao cấp Samsung có thể được tìm thấy trong mục chế độ chụp (Shooting Mode) ở menu Settings trong ứng dụng máy ảnh.




Một số ứng dụng máy ảnh tùy chỉnh (ví dụ trên HTC One X và Desire X) đặt tùy chọn HDR trong mục Camera Scenes.




Nếu bạn không thể tìm thấy HDR trong Shooting Mode hoặc Camera Scenes, hãy thử tìm kiếm tính năng này trong trình đơn Cài đặt của máy ảnh, bởi một số thiết bị của Sony như Xperia T và Xperia V để thiết lập tính năng HDR trong trình đơn Cài đặt của máy ảnh.




Nếu đang sử dụng Nexus 4, chạy Android 4.2 Jelly Bean, bạn có thể dễ dàng bật chế độ HDR lên bởi biểu tượng HDR nằm ngay trên kính ngắm và các nút bấm ảo. Tuy nhiên, một điều thú vị là ứng dụng chụp ảnh của Android 4.2 Camera trên các máy Nexus khác như Galaxy Nexus và Nexus 10 thì lại không có chế độ HDR.




Chúng ta cũng phải lưu ý trên một số thiết bị Android khác, HDR có thể được tìm thấy dưới các nhãn tên khác như Backlight HDR hoặc Backlight Correction HDR. Trên Galaxy Camera, thậm chí HDR còn có cái nhãn tên rất trừu tượng là Rich Tone, có thể được tìm thấy trong trình đơn Smart Modes (chế độ thông minh).
Cách sử dụng HDR trên các thiết bị Android




Việc sử dụng HDR trên đa số các thiết bị Android là khá dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần làm là kích hoạt chế độ HDR và chụp như bình thường: tập trung vào đối tượng và bấm nút màn trập để chụp.
Ngoài ra, để thu được hình ảnh tốt nhất thì chúng ta cần đảm bảo thiết bị Android phải ở vị trí càng tĩnh càng tốt, ví dụ bạn có thể sử dụng một chân máy (tripod) nếu có sẵn hoặc ít nhất là giữ máy ảnh thật chắc với hai bàn tay ổn định, tính năng HDR trên một số máy chỉ có hiệu quả khi máy không bị dịch chuyển trong khi chụp. Hơn nữa, tốc độ từ khi bấm máy đến khi màn trập đóng để chụp cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng ánh sáng khi sử dụng chế độ HDR. Vì vậy để có những bức ảnh đẹp, chúng ta cần phải kiên nhẫn một chút.
Nếu bạn sử dụng một thiết bị Android có HDR của Samsung, bạn sẽ nhận thấy rằng máy ảnh sẽ tạo ra hai tập tin ảnh mỗi khi chụp. Bao gồm một hình ảnh sử dụng HDR và một hình ảnh còn lại thì hoàn toàn bình thường (xấu hơn). Chúng ta có thể kiểm tra tên tập tin để phân biệt hai hình ảnh, hình ảnh chụp với chế độ HDR sẽ có ba chữ cái "HDR" trong tên tập tin.
Sử dụng HDR phải đúng thời điểm
HDR là một tính năng tiện dụng trên các máy ảnh của điện thoại thông minh Android. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng tính năng này mà phải chọn thời điểm thích hợp để sử dụng HDR.
Dưới đây là một số tình huống cần đến tính năng HDR và có thể sử dụng một cách thuận lợi:
Chụp phong cảnh: Kích hoạt chế độ HDR để chụp lại các quang cảnh rộng lớn (trong một chuyến du lịch chẳng hạn) thường là mang lại hiệu ứng rất tốt, đặc biệt là khi bầu trời quá sáng và đối tượng có tiền cảnh bị tối. Trong hoàn cảnh như vậy, HDR sẽ giúp đỡ trong việc nắm bắt các chi tiết phong phú từ cả tiền cảnh và hậu cảnh.





hụp ảnh chân dung dưới ánh sáng mặt trời hoặc với nền sáng: Chụp chân dung với một nền sáng khiến cho hình ảnh làm nền thì quá chói trong khi chủ thể thì bị tối và mờ. Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng HDR giúp làm dịu và cân bằng hậu cảnh cũng như tiền cảnh, giúp hình ảnh trở nên hài hòa hơn.





Chụp cảnh các cảnh mờ ảo: Bạn cũng có thể sử dụng HDR khi bạn muốn chụp lại các cảnh mờ ảo như hình ảnh của một ngọn nến hoặc đèn chiếu sáng trên đường phố.





Khắc phục các cảnh ánh sáng thấp: HDR có thể giúp làm tăng độ sáng của hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp.





Các trường hợp nên tránh sử dụng HDR
Bật chế độ HDR có thể giúp thuận lợi trong một số tình huống nhất định, nhưng có nhiều trường hợp sử dụng HDR sẽ phản tác dụng và làm hình ảnh bị xấu đi một cách không đáng.
Dưới đây là một số những trường hợp người dùng nên tránh sử dụng chế độ HDR:
Chụp ảnh đối tượng di chuyển: chế độ HDR phải chụp ba hoặc nhiều hình ảnh liên tiếp và kết hợp chúng thành một hình ảnh tổng hợp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng đối tượng không di chuyển, hoặc giảm thiểu chuyển động trong khi chụp ảnh như vậy thì bức ảnh mới đẹp như ý. Còn nếu muốn chụp đối tượng đang chuyển động thì chúng ta nên tắt chế độ HDR là tốt nhất.
Ghi lại màu sắc thực tế của hình ảnh: chúng ta sử dụng HDR khi nỗ lực để tăng cường các chi tiết của ảnh, tuy nhiên có thể làm thay đổi màu sắc ban đầu của bức ảnh trong quá trình này. Vì thế, nên tắt HDR nếu bạn muốn chụp lại màu sắc thực tế của bầu trời màu xanh hoặc một bông hồng đỏ tuyệt đẹp.
Khi đèn flash là cần thiết: Một số thiết bị Android vô hiệu hóa đèn flash khi được kích hoạt HDR. Một số thiết bị Android, tuy nhiên lại cho phép sử dụng đồng thời cả đèn flash và HDR. Điều này là không nên vì có thể làm ảnh bị thừa sáng cho nên chúng ta nên tắt HDR hoặc đèn flash.
Sử dụng ứng dụng máy ảnh có HDR
Nếu thiết bị Android của bạn không có HDR, không cần phải lo lắng. Bạn vẫn có thể thưởng thức các bức ảnh chụp với HDR cùng sự giúp đỡ của các ứng dụng Android. Có một số ứng dụng chụp ảnh có tích hợp tính năng HDR và sẵn có trên Cửa hàng Google Play.




Một trong những ứng dụng được đánh giá rất cao đó là HDR Camera +, một ứng dụng trả tiền cho phép bạn chụp ảnh HDR và chỉnh sửa hình ảnh ngay lập tức sau khi chụp.
Hoặc, nếu bạn chỉ muốn sử dụng tính năng HDR mà không cần chỉnh sửa các bức ảnh thì chúng ta có thể sử dụng phiên bản miễn phí của ứng dụng này, HDR Camera.
Hướng dẫn nhanh cách chụp hình ảnh HDR bằng cách sử dụng HDR Camera +:
- Cài đặt HDR Camera + từ Cửa hàng Google Play và khởi động nó sau khi cài đặt.
- Bấm vào Cài đặt (settings) "biểu tượng bánh xe răng cưa" , bấm Nâng cao (Advanced) và đánh dấu tùy chọn Chỉnh sửa sau khi chụp (Edit After Taking).
- Giao diện ứng dụng HDR camera + giống như giao diện máy ảnh của Android. Nó có một kính ngắm chiếm hầu hết màn hình của thiết bị. Dưới kính ngắm là một thanh công cụ bao gồm trình Cài đặt, nút chụp và hình ảnh thu nhỏ xem trước của các bức ảnh chụp mới nhất. Dưới cùng là thanh trượt zoom.
- Lấy nét vào đối tượng rồi sau đó bấm nút chụp hình nhưng phải chắc chắn là điện thoại phải được giữ chặt khi chụp.
- Sau khi chụp ảnh, cửa sổ biên tập ảnh sẽ xuất hiện. Nếu bạn muốn, chọn một trong các bộ lọc cài sẵn hoặc tự điều chỉnh phơi sáng của ảnh, chỉnh màu, độ tương phản,...
- Chạm vào biểu tượng đĩa mềm để lưu lại sau khi đã chỉnh sửa.
- Bấm vào hình thu nhỏ để xem hình ảnh đã chụp. Từ trình xem hình ảnh, bạn cũng có thể chia sẻ ảnh HDR qua Facebook, Twitter hay các dịch vụ chia sẻ khác.
Kết luận
HDR là một trong nhiều tính năng thú vị và cực kỳ hữu ích của máy ảnh trên điện thoại Android. Những bức ảnh được chụp với chế độ HDR bật sẽ giúp cân bằng sáng tối tại các vùng khác nhau. Khi bạn chụp ảnh ngược sáng (hướng máy lên trời chẳng hạn), khoảng sáng của bầu trời sẽ lấn át các vật thể khác trong hình và khiến chúng tối om nhưng nhờ HDR mà khoảng sáng/tối đó sẽ được cân bằng, bạn vẫn có thể nhìn thấy bầu trời và các vật thể bị ngược sáng một cách hoàn hảo.
                                                                                                                                                                                                        Tiến Tùng