Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

10 Lỗi thông thường trong nhiếp ảnh

Nguồn:

http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/10-li-thong-thng-trong-nhip-nh-k-133.html

Tác Giả
Andy Nguyễn



Tác Giả
Andy NguyễnTác Giả Andy Nguyễn

Bạn vừa mua chiếc máy chụp hình DSLR và hăng hái đem nó ra để thử. Có lẽ bạn đã đem nó ra ngoài chụp thử vài ngày hoặc vài tuần và bất thình lình bạn không còn hứng thú nữa. Vì sao?

Vì bạn dường như không tận dụng được tất cả những gì bạn muốn từ cái máy DSLR ngon lành. Bạn có thể đã bỏ ra biết bao nhiêu giờ để lên mạng hay “lặn lội” để tìm một máy DSLR tốt nhất mà có thể chụp những hình đẹp nhất bạn muốn. Và nếu bạn cảm thấy “bực bội” về điều này thì bạn hãy nhớ lấy câu này: “Bạn chỉ thất bại học hỏi nếu bạn không học hỏi từ thất bại.” – Stella Adler

Vậy hãy chuẩn bị học về 10 lỗi thông thường mà bạn có thể đã phạm và làm cách nào để tránh những lỗi đó.

1. Sai Cân Bằng Trắng

Lỗi đầu tiên là để sai Cân Bằng Trắng (White Balance). Chúng ta nhìn thấy trắng trong tất cả mọi môi trường ánh sáng, nhưng máy ảnh thì không. Bạn phải hướng dẫn máy ảnh để biết nguồn sáng của cảnh vật trước mắt bạn muốn chụp.

Ví dụ bạn đang chụp dưới ánh nắng mặt trời, và nếu bạn để Cân Bằng Trắng của máy ảnh ở Cloudy thì cảnh sẽ hoá thành màu cam. Ngược lại nếu bạn đang chụp trong lúc trời có mây và máy ảnh của bạn được để Cân Bằng Trắng ở vị trí Daylight thì cảnh vật sẽ bị phủ một màu xanh.

Cách giải quyết: Cũng may những máy ảnh số hiện đại nhất có khả năng chỉnh Cân Bằng Trắng tự động khá tốt, trong trường hợp này bạn có thể dùng setting Auto White Balance mặc dù cách này chỉ đúng 99 phần trăm. Còn lại 1% kia, bạn nên chụp trong dạng RAW, để có thể sửa lại White Balance trong giai đoạn post processing.



Không nên đặt chủ thể ngay giữa khung.Không nên đặt chủ thể ngay giữa khung.

2. Bị lố ánh sáng
Nên nhớ rằng tầm phân biệt ánh sáng của mắt con người rộng hơn của máy ảnh rất nhiều. Tầm phân biệt ánh sáng là tỷ lệ giữa độ sáng tối đa trên độ tối tối đa của một cảnh.

Bạn có thể nhìn thấy chi tiết trong cả hai vùng sáng nhất và vùng tối nhất, nhưng máy ảnh sẽ không thể ghi lại tất cả những chi tiết đó. Bạn là một người chụp ảnh, trách nhiệm của bạn là “điều chỉnh” ánh sáng thế nào để vừa mắt người xem hình. Mắt người thường bị nhạy với những điểm chói hơn những điểm tối. Những điểm bị lố ánh sáng trong tấm ảnh không được mắt người chấp nhận bằng những điểm đen.

Cách giải quyết: Chỉnh ánh sáng để những điểm đó không bị lố, trừ khi bạn đang cố ý làm điều đó. Gần như tất cả máy DSLR đều có đặc điểm báo hiệu chỗ lố ánh sáng bằng cách chớp tắt khi bạn xem lại hình trên màn ảnh máy. Nếu hình đó có những chấm chớp tắt, bạn sẽ cần chỉnh ánh sáng tối lại cho đúng.

3. Chủ thể nằm ở giữa

Một khuynh hướng cho những người mới bắt đầu chụp ảnh là để chủ thể ngay giữa khung ảnh, kết quả là tấm ảnh nhìn thấy chán, thiếu sinh động. Người xem hình không có gì khác để nhìn và mắt của họ đi thẳng tới chủ thể và bị kẹt cứng ở đó.

Cách giải quyết: Áp dụng Luật 1 phần ba và tránh để chủ thể của bạn ở giữa khung. Một chủ thể nằm một bên (khác điểm giữa) làm cho hình  sinh  động hơn và khoảng trống trong hình gây sự chú ý.

4. Lấy nét sai

Bất cần tấm ảnh của bạn tốt cỡ nào về mặt kỹ thuật, nếu focus không đủ sắc bén, thì tấm ảnh của bạn không đủ tiêu chuẩn. Chủ thể chính của ảnh cần phải rõ nét, nếu không người xem sẽ bị “lạc lối” và không tìm được một điểm để “nghỉ” con mắt. Chúng ta nhìn thấy vật thể rõ trong thực tế nên cũng muốn có thể cảm nhận được tấm ảnh.

Cách giải quyết: Xem lại ảnh của bạn sau khi chụp bằng cách zoom gần vào trên màn ảnh phía sau. Nếu chụp ảnh chân dung, thì focus vào con mắt của người mẫu (hoặc chim hay thú), vì người xem hình cần tiếp xúc ánh mắt.

5. Khoảng trống để… thở

Tôi thường thấy nhiều người cố gắng làm đầy khung ảnh với chủ thể ưa thích nhất của họ để nó nhìn thấy lớn trong khung hình. Nhưng có bao nhiêu lần bạn có cảm giác nó bị dồn nhét trong diện tích của khung ảnh? Nó nhìn có vẻ bị  “nghẹt thở” bởi vì trong đó không có khoảng trống để… cựa quậy, đừng nghĩ tới chuyện di động, trong đó không có chỗ để thở luôn! Đôi khi sẽ có khoảng trống giữa chủ thể và khung, nhưng ở ngược hướng - điều này cũng không tốt.




Một ảnh chân dung của chim Choi Choi Nhiếp, có áp dụng bố cục theo Luật 1/3 và chừa khoảng trống phía trước để chủ thể… thở. Photo: Andy NguyễnMột ảnh chân dung của chim Choi Choi Nhiếp, có áp dụng bố cục theo Luật 1/3 và chừa khoảng trống phía trước để chủ thể… thở. Photo: Andy Nguyễn

Cách giải quyết: Luật 1/3 là kỹ thuật bố cục tốt nhất để có thể giúp bạn chừa đủ khoảng trống xung quanh chủ thể. Tưởng tượng khung ảnh như một cái thùng kín không có lỗ thoát, bạn đâu muốn chủ thể ưa thích của bạn bị nghẹt thở phải không?

6. Hậu cảnh bừa bộn
Đây có thể là lỗi thông thường nhất trong tất cả lỗi. Tại sao? Là vì, rất thường xuyên, người chụp có xu hướng bấm nút chụp ảnh ngay khi họ thấy những gì đẹp mắt hoặc thú vị. Có lẽ, bạn bị “áp đảo” bởi chủ thể chính, và không hề để ý đến những gì xung quanh nó, nhất là sự chú ý về hậu cảnh. Một hậu cảnh bừa bộn hoặc hậu cảnh “rối” đóng vai trò chính trong việc làm hỏng ảnh.

Cách giải quyết: Quá trình chụp ảnh thật sự bắt đầu sau khi bạn chọn chủ thể. Hãy để ý tới những phần còn lại trong khung cảnh; chỉ lấy những gì bổ sung chủ thể của bạn và loại ra mọi thứ khác. Hậu cảnh làm nên tấm hình. Một hậu cảnh sạch sẽ làm chủ thể của bạn nổi bật lên, biến nó thành điểm chủ yếu đối với người xem.




Tấm ảnh được chụp với hậu cảnh "sạch tối đa", làm nổi bật tất cả màu sắc sặc sỡ của chủ thể. Photo: Andy NguyễnTấm ảnh được chụp với hậu cảnh "sạch tối đa", làm nổi bật tất cả màu sắc sặc sỡ của chủ thể. Photo: Andy Nguyễn

7. Đường chân trời xéo
Thêm một lỗi mà thường trực xảy ra là đường chân trời không được ngang thẳng. Đây là một điều quá đơn giản để chú ý nhưng vẫn còn có cả một đống hình bị chân trời xéo!

Người xem có cảm giác “khó chịu” khi tấm ảnh mà đường chân trời bị xéo. Chứng tỏ rằng những chủ thể đứng theo chiều dọc nên đứng thẳng góc so với mặt đất. Người, tòa building, con chim, hoặc thân cây nghiêng về một bên sẽ làm vật đó có nguy cơ bị ngã xuống (trừ khi vật đó bị nghiêng trong thực tế như tòa tháp nghiêng nghiêng!)

Cách giải quyết: Dùng đường kẻ ô khi bạn đặt bố cục lúc đi chụp, hoặc sửa đường chân trời sau khi chụp (trong máy vi tính) . Tìm một vật gì có đường ngay hoặc dọc trong thực tế, và dùng vật đó để làm điểm mốc khi bạn muốn sửa thẳng tấm ảnh. Một tấm ảnh đẹp bị hỏng vì đường chân trời xéo, làm người xem bị khó chịu.


Đường chân trời “lên dốc” (nhất là những tấm ảnh có đường chân trời trên mặt nước) là một trong những điều tối kỵ trong nhiếp ảnhĐường chân trời “lên dốc” (nhất là những tấm ảnh có đường chân trời trên mặt nước) là một trong những điều tối kỵ trong nhiếp ảnh

8. Thiếu chiều sâu
Nên nhớ, nhiếp ảnh là một môi giới 2-chiều nhưng người chụp chỉ nhìn thấy sự vật theo 3-chiều. Những người chụp ảnh thường thiếu sót chiều sâu vốn có trong nhiếp ảnh. Bạn thấy một cảnh tuyệt đẹp trong không gian 3-chiều và bạn chụp cảnh đó, nhưng bạn lại gãi đầu thắc mắc không hiểu nó bị gì khi bạn xem lại hình trên màn ảnh monitor. Có một cái gì đó bị thiếu sót. Đây không phải là khung cảnh bạn đã thấy. Tại sao? Bạn đã không suy nghĩ rằng bạn đang chụp một cảnh 3-chiều với một tấm ảnh 2-chiều.

Cách giải quyết: Có nhiều cách để tạo chiều sâu trong ảnh - bao gồm một vật ở tiền cảnh (gần hơn chủ thể), dùng đường dẫn mắt, thay đổi khía cạnh, vân vân… Nhưng điều quan trọng nhất là nhớ rằng khi bạn đi ra ngoài chụp, tấm ảnh chỉ là một môi giới 2-chiều. (Thường bạn sẽ nghe câu hỏi: “Tại sao tui nhìn thấy mập hơn trong hình? Đây là chính xác lý do tại sao! )

9. Quá nhiều thứ trong tấm ảnh

Quá nhiều bất cứ điều gì thì không tốt. Khi bạn thấy một khung cảnh, bạn nhìn thấy nó như một cảnh tổng quát, điều này cũng tự nhiên thôi. Nhưng nếu bạn cố gắng lấy vào ảnh mọi thứ bạn thấy trong cảnh, rốt cuộc bạn sẽ có một tấm ảnh với quá nhiều  chi tiết làm chi phối.

Cách giải quyết: Thử với những bố cục đơn giản. Thay vì chụp một ảnh của toàn cảnh đó, tự hỏi mình vật gì làm bạn thú vị nhất và chụp tấm ảnh để nhấn mạnh chỉ chủ thể đó thôi. Một khi bạn đã thông thạo với những bố cục đơn giản này, bạn sẽ có thể chụp những phong cảnh lớn bằng một phương pháp đơn giản hơn nhiều, nhưng lại thú vị hơn.

10. Ánh sáng xấu

Nhiếp ảnh là nói về ánh sáng. Không có ánh sáng có nghĩa không có nhiếp ảnh. Nhưng ánh sáng có phẩm chất và chiều hướng. Những tấm ảnh tốt nhất thường được chụp trong những “giờ vàng” và một thời gian ngắn trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn khi có ánh sáng tốt nhất. Nhiều tay ảnh có vẻ không màng đến hướng ánh sáng và phẩm chất ánh sáng chút nào. Một là ánh sáng bị quá chói đến nỗi có nhiều đốm sáng và tối trong khung cảnh, hoặc cặp mắt của người mẫu bị nằm trong bóng tối, hoặc ánh sáng quá “flat”, mỏng như tờ giấy, và những trường hợp khác.

Cách giải quyết: Bạn nên nhớ nhiếp ảnh liên quan tất cả đến ánh sáng. Nếu bạn càng học cách xác nhận ánh sáng, bạn sẽ càng trở thành một tay chụp ảnh giỏi hơn bạn nghĩ!

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Hướng dẫn cân bằng trắng khi chụp ảnh

Nguồn bài viết:

http://vuanhiepanh.com/news/Do-sang/Huong-dan-can-bang-trang-khi-chup-anh-392.html

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn từng bước một rất cụ thể, và bạn sẽ thấy thiết lập đúng WB cũng không phải là điều gì quá ghê gớm Cân bằng trắng (White Balance - WB) là một trong những thông số quan trọng nhất của máy ảnh. Hãy thử tưởng tượng bạn đang định chụp một khung cảnh tuyệt đẹp trên bãi biển với từng đợt sóng nhẹ nhàng xô trên bờ cát vàng mênh mông. Bạn nghĩ chắc chắn với chiếc máy mình đang cầm trên tay cùng điều kiện đủ sáng hoàn hảo như vậy sẽ tạo nên một bức ảnh toàn mỹ. Nhưng chưa chắc đã như vậy đâu, trong những hoàn cảnh có nhiều nguồn sáng hoặc nhiều vật thể với màu sắc phức tạp khác nhau, chế độ WB Auto của máy ảnh rất dễ bị nhầm lẫn. Và kết quả là ta sẽ có những tấm hình có màu sắc khác hoàn toàn với phiên bản gốc. Vậy phải làm thế nào để khắc phúc tình trạng đáng ghét này?

1. Nhiệt độ màu

 
Để hiểu được khái niệm và cách thức hoạt động của chế độ WB, trước hết bạn phải nắm được một số kiến thức căn bản nhất về nhiệt độ màu. Có thể hiểu nôm na nhiệt độ màu là một cách biểu hiện của những chùm ánh sáng có thể nhìn thấy được. Như bạn thấy, quanh ta có rất nhiều loại ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau, đa phần sự khác biệt này là do cường độ nguồn phát sáng. Dựa vào đó, người ta phân ra nhiều thang đo nhiệt độ màu, với đơn vị là độ K (Kelvin). Một nguồn sáng có nhiệt độ sáng càng cao sẽ càng phát ra ánh sáng có màu xanh hơn và có giá trị độ K cao hơn so với nguồn sáng yếu có màu đỏ dần. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn về 9 mức nhiệt độ màu khác nhau, tương ứng với mỗi nấc là một ví dụ cho bạn dễ nắm bắt.





Ánh sáng nến: 1000-2000 K
Ánh sáng đèn bóng tròn: 2500-3000 K
Ánh nắng mặt trời lúc bình minh/hoàng hôn: 3000-4000 K
Ánh sáng đèn huỳnh quang: 4000-5000K
Ánh sáng đèn Flash: 5000-5500 K
Ánh nắng mặt trời lúc bình thường: 5500-6500 K
Ánh nắng mặt trời giữa trưa: 6000-7000 K
Trời có mây, bóng râm: 6500-8000 K
Trời trong xanh: 10000-15000 K
 

2. Ánh sáng có ảnh hưởng tới màu sắc như thế nào?

 
Nếu là người hay chụp ảnh, hẳn đã ít nhất một lần bạn gặp phải tình huống ảnh bị ngả màu vàng/cam khi chụp dưới ánh đèn bóng tròn (đèn Vonfram, Tungsten), hoặc ngả mà xanh nhạt khi chụp trong phòng dùng đèn huỳnh quang. Tình trạng này xảy ra là vì mỗi nguồn sáng đều phát ra một nhiệt độ màu khác nhau. Một máy ảnh kỹ thuật số có thể đo được các màu như đỏ, xanh lá, xanh lam trong một chùm sáng tới cảm biến. Một bức ảnh được chụp dưới ánh sáng mặt trời ban ngày sẽ có đầy đủ các bước sóng trong một quang phổ (tức là ánh sáng trắng). Vì vậy, khi chụp dưới ánh đèn bóng Vonfram mà không chỉnh nhiệt độ màu về đúng nấc sẽ có hiện tượng trên do chùm sáng phát ra từ bóng đèn loại này có bước sóng khác với ánh sáng trắng (được tạo nên bởi 7 màu cơ bản). Một mẹo nhỏ để bạn dễ nhớ và áp dụng là nguồn sáng có nhiệt độ càng cao (ngọn lửa đèn khò, bếp ga) thì phát ra ánh sáng càng xanh, nguồn sáng có nhiệt độ càng thấp ( ngọn nến, đèn dầu) thì ánh sáng càng đỏ.


3. Vì sao phải chỉnh WB?

 
Như đã nói ở phần trên, mỗi nguồn sáng có một màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào chúng thuộc khoảng bước sóng nào trong quang phổ vạch. Những nguồn sáng nhấn tạo hầu hết đều có nhiệt độ màu thấp và lượng nhiệt nhỏ hơn ánh sáng mặt trời. Những chùm sáng này vì thế có bước sóng nhỏ, và thuộc dải sáng đơn sắc màu đỏ (nằm trong khoảng 0.644 đến 0.76 micromet). Khi đi vào cảm biến máy ảnh, chúng sẽ được những tế bào sáng màu đỏ trong hệ màu RGB của cảm biến hấp thụ. Chính vì thế bức ảnh sẽ bị ngả màu cam hoặc vàng tùy vào mức độ ánh sáng.
 
Máy ảnh số, những cảm biến cùng vi xử lý hình ảnh đắt giá tới hàng chục triệu cũng vẫn là máy móc nên không thể nào có khả năng kỳ diệu như con mắt của loài người được. Mắt của chúng ta cùng hệ thần kinh thị giác có khả năng tự động điều chỉnh khi tiếp xúc với những nguồn sáng và nhiệt độ màu khác nhau để hiển thị về màu sắc một cách trung thực chỉ trong một tíc tắc rất nhỏ. Một chiếc camera thì không thông minh đến vậy, nên khi rơi vào những trường hợp ánh sáng phức tạp, ta phải tự điều chỉnh nó cho phù hợp với môi trường xung quanh.
 

4. Thiết lập thông số về WB





Auto: Chế độ tự động cân bằng trắng có trên mọi máy ảnh số ngày nay, và trên hầu hết các mẫu smartphone, được ký hiệu là AWB. Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ của công nghệ, các máy ảnh số ngày càng thông minh hơn, nên sử dụng AWB trong đa số trường hợp đều cho ra màu sắc chuẩn hoặc sai khác có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu cảm thấy không hài lòng khi sử dụng chế độ này, bạn nên chuyển qua dùng các thiết lập khác cho phù hợp.
 
Tungsten: Bạn nên dùng preset này khi chụp trong nhà, dưới ánh đèn bóng tròn Vonfram. Màu sắc của bức ảnh sẽ bớt bị ngả vàng, và dịu đi thấy rõ khi bạn sử dụng.
 
Fluorescent: Ngược lại với Tungsten, thiết lập chế độ này sẽ làm tông màu sáng và ấm hơn. Bức ảnh của bạn sẽ không còn ám màu xanh ảm đạm nữa.
 
Daylight: Dùng khi chụp ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời có cường độ bình thường, không quá chói chang. Hiện tại, chỉ có một số máy ảnh có preset này mà thôi.
 
Cloudy: Khi chụp ngoại cảnh trong một ngày nhiều mây, hãy nhớ đến chế độ này. Tác phẩm của bạn trông sẽ tươi tắn, tràn đầy sức sống hơn bình thường.
 
Flash: ánh đền Flash có nhiệt độ màu rất cao, rất dễ gây hiện tượng cháy sáng nếu không biết cách sử dụng. Khi kích hoạt chế độ này cảm biến sẽ tự động điều chỉnh để tiếp nhận ánh sáng đều hơn giữa vùng có và không có Flash.
 
Shade: chụp trong bóng râm làm ảnh bị tối và ảm đạm hơn những gì mắt ta nhìn khung cảnh thực. Chế độ Shade sẽ làm tăng độ ấm áp cho tấm hình.
 

5. Chỉnh WB thủ công

 
Nếu tất cả những preset trên vẫn chưa đưa ra được một kết quả có thể chấp nhận được thì đã đến lúc bạn phải ra tay điều chỉnh WB. Có rất nhiều cách để làm điều này, nổi tiếng hơn cả vẫn là phương pháp grey card – sử dụng một tấm thẻ có màu xám chuẩn được in ra để thiết lập làm mẫu. Tuy nhiên, điều này khá là phiền phức vì không phải ai cũng muốn kè kè tấm thẻ đó bên người, dưới đây sẽ là một phương pháp khác linh hoạt hơn, nhưng về nguyên lý thì không có gì khác grey card. Bạn hãy tìm một vật thể nào thật trắng để chụp lại làm mẫu. Sau đó chỉnh thiết lập trong máy ảnh lấy màu trắng bạn vừa chụp được làm WB chuẩn. Rất đơn giản, chỉ có vậy là xong. Từ đó trở đi, máy của bạn đã có thể phân tích được trong môi trường hiện tại thì màu trắng chuẩn là như thế nào, để từ đó có thể nhận định chính xác những màu sắc khác. Tất nhiên, khi di chuyển đến một khung cảnh có điều kiện sáng khác, bạn lại phải thực hiện lại thao tác này. Nhưng tốn vài giây để có hàng chục tấm hình đẹp thì không đáng kể gì cả.





Kết luận

 
Hãy bỏ ngoài tai những lời nhận xét đầy tính mỉa mai rằng sử dụng AWB hoặc những preset có sẵn trong máy chỉ dành cho những tay mơ. Thực tế, trong hầu hết trường hợp, những thiết lập trên đều hoạt động hoàn hảo, và không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để kịp chỉnh tay chế độ WB. Vì thế, hãy sử dụng thành thạo những preset có sẵn trong máy cho quen tay trước khi tập tành chế độ manual, vì xét cho cùng cái đich mà chúng ta hướng tới đều là một tấm hình đẹp mà thôi.