Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

10 Lỗi thông thường trong nhiếp ảnh

Nguồn:

http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/10-li-thong-thng-trong-nhip-nh-k-133.html

Tác Giả
Andy Nguyễn



Tác Giả
Andy NguyễnTác Giả Andy Nguyễn

Bạn vừa mua chiếc máy chụp hình DSLR và hăng hái đem nó ra để thử. Có lẽ bạn đã đem nó ra ngoài chụp thử vài ngày hoặc vài tuần và bất thình lình bạn không còn hứng thú nữa. Vì sao?

Vì bạn dường như không tận dụng được tất cả những gì bạn muốn từ cái máy DSLR ngon lành. Bạn có thể đã bỏ ra biết bao nhiêu giờ để lên mạng hay “lặn lội” để tìm một máy DSLR tốt nhất mà có thể chụp những hình đẹp nhất bạn muốn. Và nếu bạn cảm thấy “bực bội” về điều này thì bạn hãy nhớ lấy câu này: “Bạn chỉ thất bại học hỏi nếu bạn không học hỏi từ thất bại.” – Stella Adler

Vậy hãy chuẩn bị học về 10 lỗi thông thường mà bạn có thể đã phạm và làm cách nào để tránh những lỗi đó.

1. Sai Cân Bằng Trắng

Lỗi đầu tiên là để sai Cân Bằng Trắng (White Balance). Chúng ta nhìn thấy trắng trong tất cả mọi môi trường ánh sáng, nhưng máy ảnh thì không. Bạn phải hướng dẫn máy ảnh để biết nguồn sáng của cảnh vật trước mắt bạn muốn chụp.

Ví dụ bạn đang chụp dưới ánh nắng mặt trời, và nếu bạn để Cân Bằng Trắng của máy ảnh ở Cloudy thì cảnh sẽ hoá thành màu cam. Ngược lại nếu bạn đang chụp trong lúc trời có mây và máy ảnh của bạn được để Cân Bằng Trắng ở vị trí Daylight thì cảnh vật sẽ bị phủ một màu xanh.

Cách giải quyết: Cũng may những máy ảnh số hiện đại nhất có khả năng chỉnh Cân Bằng Trắng tự động khá tốt, trong trường hợp này bạn có thể dùng setting Auto White Balance mặc dù cách này chỉ đúng 99 phần trăm. Còn lại 1% kia, bạn nên chụp trong dạng RAW, để có thể sửa lại White Balance trong giai đoạn post processing.



Không nên đặt chủ thể ngay giữa khung.Không nên đặt chủ thể ngay giữa khung.

2. Bị lố ánh sáng
Nên nhớ rằng tầm phân biệt ánh sáng của mắt con người rộng hơn của máy ảnh rất nhiều. Tầm phân biệt ánh sáng là tỷ lệ giữa độ sáng tối đa trên độ tối tối đa của một cảnh.

Bạn có thể nhìn thấy chi tiết trong cả hai vùng sáng nhất và vùng tối nhất, nhưng máy ảnh sẽ không thể ghi lại tất cả những chi tiết đó. Bạn là một người chụp ảnh, trách nhiệm của bạn là “điều chỉnh” ánh sáng thế nào để vừa mắt người xem hình. Mắt người thường bị nhạy với những điểm chói hơn những điểm tối. Những điểm bị lố ánh sáng trong tấm ảnh không được mắt người chấp nhận bằng những điểm đen.

Cách giải quyết: Chỉnh ánh sáng để những điểm đó không bị lố, trừ khi bạn đang cố ý làm điều đó. Gần như tất cả máy DSLR đều có đặc điểm báo hiệu chỗ lố ánh sáng bằng cách chớp tắt khi bạn xem lại hình trên màn ảnh máy. Nếu hình đó có những chấm chớp tắt, bạn sẽ cần chỉnh ánh sáng tối lại cho đúng.

3. Chủ thể nằm ở giữa

Một khuynh hướng cho những người mới bắt đầu chụp ảnh là để chủ thể ngay giữa khung ảnh, kết quả là tấm ảnh nhìn thấy chán, thiếu sinh động. Người xem hình không có gì khác để nhìn và mắt của họ đi thẳng tới chủ thể và bị kẹt cứng ở đó.

Cách giải quyết: Áp dụng Luật 1 phần ba và tránh để chủ thể của bạn ở giữa khung. Một chủ thể nằm một bên (khác điểm giữa) làm cho hình  sinh  động hơn và khoảng trống trong hình gây sự chú ý.

4. Lấy nét sai

Bất cần tấm ảnh của bạn tốt cỡ nào về mặt kỹ thuật, nếu focus không đủ sắc bén, thì tấm ảnh của bạn không đủ tiêu chuẩn. Chủ thể chính của ảnh cần phải rõ nét, nếu không người xem sẽ bị “lạc lối” và không tìm được một điểm để “nghỉ” con mắt. Chúng ta nhìn thấy vật thể rõ trong thực tế nên cũng muốn có thể cảm nhận được tấm ảnh.

Cách giải quyết: Xem lại ảnh của bạn sau khi chụp bằng cách zoom gần vào trên màn ảnh phía sau. Nếu chụp ảnh chân dung, thì focus vào con mắt của người mẫu (hoặc chim hay thú), vì người xem hình cần tiếp xúc ánh mắt.

5. Khoảng trống để… thở

Tôi thường thấy nhiều người cố gắng làm đầy khung ảnh với chủ thể ưa thích nhất của họ để nó nhìn thấy lớn trong khung hình. Nhưng có bao nhiêu lần bạn có cảm giác nó bị dồn nhét trong diện tích của khung ảnh? Nó nhìn có vẻ bị  “nghẹt thở” bởi vì trong đó không có khoảng trống để… cựa quậy, đừng nghĩ tới chuyện di động, trong đó không có chỗ để thở luôn! Đôi khi sẽ có khoảng trống giữa chủ thể và khung, nhưng ở ngược hướng - điều này cũng không tốt.




Một ảnh chân dung của chim Choi Choi Nhiếp, có áp dụng bố cục theo Luật 1/3 và chừa khoảng trống phía trước để chủ thể… thở. Photo: Andy NguyễnMột ảnh chân dung của chim Choi Choi Nhiếp, có áp dụng bố cục theo Luật 1/3 và chừa khoảng trống phía trước để chủ thể… thở. Photo: Andy Nguyễn

Cách giải quyết: Luật 1/3 là kỹ thuật bố cục tốt nhất để có thể giúp bạn chừa đủ khoảng trống xung quanh chủ thể. Tưởng tượng khung ảnh như một cái thùng kín không có lỗ thoát, bạn đâu muốn chủ thể ưa thích của bạn bị nghẹt thở phải không?

6. Hậu cảnh bừa bộn
Đây có thể là lỗi thông thường nhất trong tất cả lỗi. Tại sao? Là vì, rất thường xuyên, người chụp có xu hướng bấm nút chụp ảnh ngay khi họ thấy những gì đẹp mắt hoặc thú vị. Có lẽ, bạn bị “áp đảo” bởi chủ thể chính, và không hề để ý đến những gì xung quanh nó, nhất là sự chú ý về hậu cảnh. Một hậu cảnh bừa bộn hoặc hậu cảnh “rối” đóng vai trò chính trong việc làm hỏng ảnh.

Cách giải quyết: Quá trình chụp ảnh thật sự bắt đầu sau khi bạn chọn chủ thể. Hãy để ý tới những phần còn lại trong khung cảnh; chỉ lấy những gì bổ sung chủ thể của bạn và loại ra mọi thứ khác. Hậu cảnh làm nên tấm hình. Một hậu cảnh sạch sẽ làm chủ thể của bạn nổi bật lên, biến nó thành điểm chủ yếu đối với người xem.




Tấm ảnh được chụp với hậu cảnh "sạch tối đa", làm nổi bật tất cả màu sắc sặc sỡ của chủ thể. Photo: Andy NguyễnTấm ảnh được chụp với hậu cảnh "sạch tối đa", làm nổi bật tất cả màu sắc sặc sỡ của chủ thể. Photo: Andy Nguyễn

7. Đường chân trời xéo
Thêm một lỗi mà thường trực xảy ra là đường chân trời không được ngang thẳng. Đây là một điều quá đơn giản để chú ý nhưng vẫn còn có cả một đống hình bị chân trời xéo!

Người xem có cảm giác “khó chịu” khi tấm ảnh mà đường chân trời bị xéo. Chứng tỏ rằng những chủ thể đứng theo chiều dọc nên đứng thẳng góc so với mặt đất. Người, tòa building, con chim, hoặc thân cây nghiêng về một bên sẽ làm vật đó có nguy cơ bị ngã xuống (trừ khi vật đó bị nghiêng trong thực tế như tòa tháp nghiêng nghiêng!)

Cách giải quyết: Dùng đường kẻ ô khi bạn đặt bố cục lúc đi chụp, hoặc sửa đường chân trời sau khi chụp (trong máy vi tính) . Tìm một vật gì có đường ngay hoặc dọc trong thực tế, và dùng vật đó để làm điểm mốc khi bạn muốn sửa thẳng tấm ảnh. Một tấm ảnh đẹp bị hỏng vì đường chân trời xéo, làm người xem bị khó chịu.


Đường chân trời “lên dốc” (nhất là những tấm ảnh có đường chân trời trên mặt nước) là một trong những điều tối kỵ trong nhiếp ảnhĐường chân trời “lên dốc” (nhất là những tấm ảnh có đường chân trời trên mặt nước) là một trong những điều tối kỵ trong nhiếp ảnh

8. Thiếu chiều sâu
Nên nhớ, nhiếp ảnh là một môi giới 2-chiều nhưng người chụp chỉ nhìn thấy sự vật theo 3-chiều. Những người chụp ảnh thường thiếu sót chiều sâu vốn có trong nhiếp ảnh. Bạn thấy một cảnh tuyệt đẹp trong không gian 3-chiều và bạn chụp cảnh đó, nhưng bạn lại gãi đầu thắc mắc không hiểu nó bị gì khi bạn xem lại hình trên màn ảnh monitor. Có một cái gì đó bị thiếu sót. Đây không phải là khung cảnh bạn đã thấy. Tại sao? Bạn đã không suy nghĩ rằng bạn đang chụp một cảnh 3-chiều với một tấm ảnh 2-chiều.

Cách giải quyết: Có nhiều cách để tạo chiều sâu trong ảnh - bao gồm một vật ở tiền cảnh (gần hơn chủ thể), dùng đường dẫn mắt, thay đổi khía cạnh, vân vân… Nhưng điều quan trọng nhất là nhớ rằng khi bạn đi ra ngoài chụp, tấm ảnh chỉ là một môi giới 2-chiều. (Thường bạn sẽ nghe câu hỏi: “Tại sao tui nhìn thấy mập hơn trong hình? Đây là chính xác lý do tại sao! )

9. Quá nhiều thứ trong tấm ảnh

Quá nhiều bất cứ điều gì thì không tốt. Khi bạn thấy một khung cảnh, bạn nhìn thấy nó như một cảnh tổng quát, điều này cũng tự nhiên thôi. Nhưng nếu bạn cố gắng lấy vào ảnh mọi thứ bạn thấy trong cảnh, rốt cuộc bạn sẽ có một tấm ảnh với quá nhiều  chi tiết làm chi phối.

Cách giải quyết: Thử với những bố cục đơn giản. Thay vì chụp một ảnh của toàn cảnh đó, tự hỏi mình vật gì làm bạn thú vị nhất và chụp tấm ảnh để nhấn mạnh chỉ chủ thể đó thôi. Một khi bạn đã thông thạo với những bố cục đơn giản này, bạn sẽ có thể chụp những phong cảnh lớn bằng một phương pháp đơn giản hơn nhiều, nhưng lại thú vị hơn.

10. Ánh sáng xấu

Nhiếp ảnh là nói về ánh sáng. Không có ánh sáng có nghĩa không có nhiếp ảnh. Nhưng ánh sáng có phẩm chất và chiều hướng. Những tấm ảnh tốt nhất thường được chụp trong những “giờ vàng” và một thời gian ngắn trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn khi có ánh sáng tốt nhất. Nhiều tay ảnh có vẻ không màng đến hướng ánh sáng và phẩm chất ánh sáng chút nào. Một là ánh sáng bị quá chói đến nỗi có nhiều đốm sáng và tối trong khung cảnh, hoặc cặp mắt của người mẫu bị nằm trong bóng tối, hoặc ánh sáng quá “flat”, mỏng như tờ giấy, và những trường hợp khác.

Cách giải quyết: Bạn nên nhớ nhiếp ảnh liên quan tất cả đến ánh sáng. Nếu bạn càng học cách xác nhận ánh sáng, bạn sẽ càng trở thành một tay chụp ảnh giỏi hơn bạn nghĩ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)