Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Chụp trăng: Làm và Không làm (kỳ 120)


Nguồn bài viết ở đây:http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/chp-trng-lam-va-khong-lam-k-120.html

Tác giả: Andy Nguyễn




Mặt trăng là một chủ thể rất phổ thông để chụp cho người chụp ảnh ở mọi trình độ. Nhưng nếu bạn đã từng thử chụp “chị Hằng”, có lẽ bạn cũng đã khám phá rằng cũng chẳng dễ thực hành lắm đâu. Trong bài viết này tôi và bạn hãy tìm hiểu về một vài điều nên làm và không nên làm để biến hình trăng của bạn từ hình “bấm đại” thành tác phẩm.




1.  Dùng chân máy
Một trong những đồ nghề quan trọng nhất đối với chụp ảnh buổi tối là một chân máy (tripod) tốt. Vì lẽ rằng cung trăng cách chúng ta quá xa, người chụp cần phải có một chỗ tựa vững vàng vì ngay cả một sự di chuyển mảy may trên máy ảnh sẽ làm cho tấm hình bị mờ. Có thể bạn nghĩ rằng nếu bạn dùng một tốc độ cửa chập đủ nhanh thì có thể cầm máy ảnh trên tay, nhưng người chụp cần phải nhận thức rằng chủ thể của bạn cách xa 238,900 dặm và dù một cử động nhẹ nhất sẽ bị phóng đại rất nhiều.
2. Đừng dùng tốc độ chậm
Thật sự mặt trăng bay rất nhanh vòng quanh trái đất ở tốc độ 2,288 dặm một giờ (3,683 cây số/giờ). Mặt trăng ở quá xa, nó có vẻ không bay nhanh lắm dưới mắt thường. Vì tốc độ của mặt trăng và tiêu cự dài cần thiết để chụp ảnh trăng, bạn cần dùng một tốc độ cửa chập càng nhanh càng tốt. Một quy luật căn bản để có hình trăng sắc bén là một tốc độ không chậm hơn 1/125 giây.
3. Dùng một ống kính têlê
Để thành công chụp được chi tiết của mặt trăng, bạn cần ít nhất một ống kính tele 300mm. Nếu muốn có hình toàn khung (không cắt xén), bạn sẽ cần ống kính khoảng 800mm.
4. Đừng gắn bất cứ kính lọc nào trên ống kính
Gỡ tất cả kính lọc ra khỏi ống kính của bạn! Và gỡ ngay cả UV filter. Điều này có vẻ “đáng sợ” nếu bạn không bao giờ tháo UV filter ra khỏi ống kính, nhưng trong trường hợp này thì tốt nhất nên làm vậy. Để tránh cơ hội bị hình không rõ, đừng dùng bất cứ kính lọc nào.
5. Thử nguyên tắc “Trăng 11”
Nguyên tắc “Trăng 11” tương tự như nguyên tắc “Trời Nắng 16”. Chỉnh khẩu độ của bạn qua f/11, rồi đối chiếu tốc độ cửa chập với độ nhạy ISO. Để thí dụ, nếu ISO của bạn đang ở 100, chỉnh tốc độ của bạn qua 1/125. (Đây không phải là một công thức tuyệt đối, nhưng nó sẽ cho bạn một điểm bắt đầu tốt.)
6. Đừng đụng tay vào máy
Đừng bấm nút chụp với tay của bạn, hoặc chạm chân máy của bạn khi bắt đầu bấm nút chụp ảnh trăng. Nên nhớ rằng một di động nhẹ nhất cũng đủ làm ống kính rung động và làm mờ ảnh. Dùng một dây bấm hoặc bộ phận “cách không” là cách hay nhất để bắt đầu phơi sáng. Nếu bạn không có cả hai thứ đồ nghề này, bạn có thể dùng đặc điểm tự chụp (self timer) trong máy.
7. Đừng dùng hệ thống chống rung
Bạn phải tắt IS (Image Stabilization) của Canon hoặc VR (Vibration Reduction) của Nikon mỗi khi máy ảnh của bạn đứng trên chân máy. Mở hệ thống chống rung trên ống kính của bạn khi đang gắn trên tripod sẽ làm hình của bạn bị mờ.
8. Đổi qua hệ thống lấy nét bằng tay
Có hai cách khác nhau để bạn có thể lấy nét mặt trăng. Trước tiên, thử dùng hệ thống autofocus trên máy, và một khi lấy độ nét mong muốn, tắt hệ thống lấy nét tự động và bật qua manual. Thay vào đó, bạn có thể để máy ảnh qua hệ thống lấy nét bằng tay, và với màn ảnh Live View, rọi lớn vào mặt trăng và xoay vòng focus đến khi mặt trăng thấy rõ. Rồi đừng đụng vào vòng xoay nữa.
9. Đừng lệ thuộc vào hệ thống đo ánh sáng
Rất có thể dụng cụ đo ánh sáng trên máy ảnh của bạn sẽ bị lừa bởi lượng ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. Cũng quan trọng để ghi chú rằng khi trăng đang lên, độ sáng của nó sẽ tiếp tục thay đổi. Trăng càng sáng hơn khi nó càng mọc cao, vậy bạn cần phải liên tục chỉnh tốc độ của bạn.
10. Thực tập, thực tập, thực tập
Đi ra ngoài để chụp trăng đi. Nên nhớ rằng điều này không dễ như bạn nghĩ, nên cứ tiếp tục cố gắng nếu kết quả đầu tiên của bạn chưa được mỹ mãn như bạn mong muốn.☺


Ảnh của Andy NguyễnẢnh của Andy Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)