Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Hình đẹp vì máy ảnh "ngon"? (Kỳ 105)

Tác giả bài viết: Andy Nguyễn


Nếu bạn đã từng sinh hoạt trong những diễn đàn nhiếp ảnh hoặc theo dõi những bài viết về Nhiếp ảnh trên mạng. Có lẽ, bạn khá quen thuộc với câu “thần chú” - Hình đẹp không phải vì máy tốt mà do người chụp giỏi!  Có những “giả thuyết” rằng:  lý do chính của một tấm hình đẹp là cái nhìn mỹ thuật của người chụp, không phải là máy ảnh hoặc ống kính hoặc bất cứ dụng cụ nhiếp ảnh nào khác. Một người chụp giỏi vẫn có thể tạo ảnh đẹp chỉ với một máy ảnh căn bản.
Tôi từng đề cập đến câu “Tác phẩm không do máy chụp” với những học viên mới “nhập môn” nhiếp ảnh. Vì điều này sẽ giúp “làm dịu” nỗi lo ngại của những người sắp mua cái máy ảnh DSLR đầu tiên của họ. Bức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền, tôi vẫn còn thích. Với trình độ căn bản, bạn vẫn có thể tạo được ảnh đẹp  với đồ nghề khá căn bản. Đặc biệt đối với những người mới học chụp.



Điều kiện
Bạn không cần đồ nghề mắc tiền để bước vào thế giới nhiếp ảnh. Ngay cả một máy DSLR rẻ tiền nhất cũng đủ. Dùng đồ nghề căn bản để học những kỹ thuật căn bản của nhiếp ảnh trước. Sau khi đã thành thạo thì bạn có thể bắt đầu để ý tới đồ nghề “chiến”.
OK. Ở đây thì:  Đồ nghề không thành vấn đề - trừ khi mình cần nó.
Có hai lý do chính tại sao - và khi nào - đồ nghề là vấn đề:
1. Khi bạn bắt đầu theo chuyên ngành
Khi bạn mới khởi đầu trong sở thích nhiếp ảnh, bạn chỉ thăm dò những điều căn bản. Bạn học về bố cục và cách phơi sáng, biết rành về những cách chỉnh máy của bạn, và phản ứng của máy ảnh trong nhiều trường hợp khác nhau.
Ở lúc này, khi bạn mới bắt đầu, đồ nghề không quan trọng. Bạn sẽ cần những thứ căn bản, như một máy ảnh số DSLR và một ống kính căn bản (kit lens) để giúp bạn học những kỹ thuật căn bản.
Nhưng sẽ có thời điểm nào đó, bạn sẽ đi xa hơn trình độ căn bản. Và bạn sẽ bắt đầu nghiêng về một thể loại nhiếp ảnh riêng biệt. Đó là lúc đồ nghề sẽ “thành vấn đề!”
Nếu khi bạn có khuynh hướng chụp ảnh một con chim ruồi (hummingbird) tí xíu bằng lóng tay đang bay trong bóng mát. Và “bắn” nó với một cái ống kính to kếch xù và một máy ảnh tối tân hiện đại. Hay nếu bạn chụp cầu thủ tiền vệ đang sút thủng khung thành dưới ánh đèn sân vận động, mà không có ống kính dài (tele) với khẩu độ tối đa (f/2.8).
Khi bạn nghiêng về một thể loại nào đó, đồ nghề của bạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng để chụp những ảnh bạn muốn. Những ống kính tầm xa và nhanh, và ngay cả những máy ảnh “chiến” với độ ISO cực cao có thể là dụng cụ cần thiết cho một vài thể loại nhiếp ảnh; trong khi độ phân giải cao và đèn flash chớp nhanh có thể thích hợp hơn với những thể loại khác.
Đó là khi nào đồ nghề sẽ thành vấn đề.
2. Khi bạn đã đạt được một trình độ chuyên môn
Khi gặp một tấm ảnh đẹp, người xem ảnh có thể thốt lên “tấm ảnh này đẹp bạo! Chắc phải được chụp bằng đồ nghề ngon!”  Ở đây, họ “quên mất” sự quan trọng của tác giả bức ảnh.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ đôi khi “điên cuồng” về chất lượng cọ vẽ của họ, hoặc các đầu bếp nổi tiếng lại dùng nồi niêu soong chảo tốn cả ngàn đô. Vì nhà chuyên môn nhận thức rằng việc sở hữu đồ nghề tốt sẽ đem tới kết quả khác cho nghệ thuật của họ - không phải vì họ không thể tạo ra những tác phẩm đó với đồ nghề tầm thường, nhưng vì đồ nghề “xịn” làm công việc thực hiện cái nhìn của họ dễ dàng và “chất lượng” hơn!


Nếu bạn đã từng sinh hoạt trong những diễn đàn nhiếp ảnh hoặc theo dõi những bài viết về Nhiếp ảnh trên mạng. Có lẽ, bạn khá quen thuộc với câu “thần chú” - Hình đẹp không phải vì máy tốt mà do người chụp giỏi!  Có những “giả thuyết” rằng:  lý do chính của một tấm hình đẹp là cái nhìn mỹ thuật của người chụp, không phải là máy ảnh hoặc ống kính hoặc bất cứ dụng cụ nhiếp ảnh nào khác. Một người chụp giỏi vẫn có thể tạo ảnh đẹp chỉ với một máy ảnh căn bản.
Tôi từng đề cập đến câu “Tác phẩm không do máy chụp” với những học viên mới “nhập môn” nhiếp ảnh. Vì điều này sẽ giúp “làm dịu” nỗi lo ngại của những người sắp mua cái máy ảnh DSLR đầu tiên của họ. Bức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền, tôi vẫn còn thích. Với trình độ căn bản, bạn vẫn có thể tạo được ảnh đẹp  với đồ nghề khá căn bản. Đặc biệt đối với những người mới học chụp.

Bức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền Photo: Andy NguyễnBức ảnh của đoạn xa lộ Highway 160 trong vùng Las Vegas, được chụp với máy ảnh “thời Bảo Đại” Nikon D70 và ống kính 18-70mm rẻ tiền Photo: Andy Nguyễn

Kết luận
Bạn chỉ cần những thứ căn bản để học những điều căn bản.

Phải chi có ai giải thích điều này cho tôi trong ‘thuở ban đầu’ – tôi đã bỏ ra rất NHIỀU thì giờ đuổi theo những tấm ảnh “impossible” với ống kính rẻ tiền của mình. Và vài lần cũng đã “xém”  goodbye cái máy ảnh!


Ảnh chim ruồi (hummingbird) được chụp với máy Nikon D300 và ống kính 500mm f/4. Photo: Andy NguyễnẢnh chim ruồi (hummingbird) được chụp với máy Nikon D300 và ống kính 500mm f/4. Photo: Andy Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)