Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

5 điều ước gì tôi biết được...

Một bài viết khác của tác giả Andy Nguyen trên báo Trẻ, link ở đây:

http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/5-dieu-uoc-gi-toi-biet-duoc.html


Khi bạn mới bắt đầu với thú vui chụp hình, bạn sẽ đo lường sự tiến bộ bằng những thay đổi trong những “tác phẩm” đầu tay của mình. Một vài kinh nghiệm chụp hình tôi có thể chia sẻ cùng bạn yêu thích nhiếp ảnh.

1. Cái nhìn của bạn thay đổi

Khi bạn đã bắt đầu thật sự “dzô” nhiếp ảnh, có lẽ bạn sẽ không còn nhìn thế giới quanh bạn như trước nữa. Vì những gì dù đã trở nên quen thuộc với bạn trước đây, giờ bỗng…khác!


Góc cạnh của chiếc cầu “màu trắng” Margaret Hunt Hill Bridge ở Dallas. Và để chụp được bức ảnh này, những tay máy cũng đã phải “long rong” hàng giờ ở khu downtown vào giờ đêm.Góc cạnh của chiếc cầu “màu trắng” Margaret Hunt Hill Bridge ở Dallas. Và để chụp được bức ảnh này, những tay máy cũng đã phải “long rong” hàng giờ ở khu downtown vào giờ đêm.

Một vài học viên của tôi nói rằng họ đã đi ngang cây cầu “màu trắng” nhiều lần mà họ chưa bao giờ để ý góc cạnh đẹp của nó, cho đến khi lấy một khóa học Nhiếp Ảnh. Nếu thói quen quan sát cảnh vật của bạn cũng “khó tính” như của tôi, đột nhiên bạn sẽ trở thành một học viên cho mỗi bức ảnh hoặc đoạn phim bạn xem. Tôi thì càng khó xem một cuốn phim mà không phân tích phần cinematography của cách dàn dựng từng cú shot.

Một khi bạn bắt đầu theo đuổi những hình ảnh cực đẹp, lối sống của bạn rất có thể sẽ thay đổi. Thức dậy sớm, và về trễ để tìm ánh sáng đặc biệt (để chụp). Thói quen tốt này trở thành một sinh hoạt thường xuyên trong đời bạn.

2. Một thú tiêu khiển tốn tiền

Môn chơi này có thể rất tốn kém, nhất là khi bạn quyết định mua một máy DSLR, rồi sau đó bạn mua từng ống kính cho đủ bộ “com-plê”. Và ống kính thường mắc tiền hơn máy ảnh.

Có hai cách để giới hạn sự tốn kém này. Trước tiên, bạn phải có khái niệm rằng không nhất thiết có mối liên quan giữa sự thành công của bạn và đồ nghề bạn dùng. Đừng lệ thuộc vào một món dụng cụ sẽ giải quyết mọi vấn đề nhiếp ảnh của bạn. Thứ nhì, giảm chi phí của bạn bằng cách mua đồ nghề xài rồi. Bí quyết là bạn phải biết rõ nguồn gốc của món đồ bạn mua.




3. Dành thời giờ để đi chụp

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đôi khi bạn sẽ “quên mất tiệt” rằng cách duy nhất để thật sự tiến bộ là cầm máy ảnh trong tay mình mỗi ngày, liên tục chụp hình. Những tay chuyên nghiệp chụp hình, cũng cần phải luôn trau dồi kỹ thuật để tiến bộ.




4. Học cho rành về máy của bạn

Cũng như nếu bạn muốn giỏi về nghề sửa xe, bạn cần phải biết dùng rành những món đồ nghề của nó. Bạn không nên phải để tâm đến chuyện bấm những nút khác nhau hoặc những chọn lựa về kỹ thuật. Khi bạn đã thật sự học tất cả đặc điểm của máy ảnh, những nút điều khiển, và những setting trong menu, máy ảnh của bạn sẽ trở thành phần nối thêm của mắt bạn.

5. Chuyển qua Manual

Ngày nào bạn bắt đầu thật sự điều khiển exposure (sự phơi sáng) của bạn, ngày đó bạn sẽ “trưởng thành” từ một người bấm nút thành một “nghệ sĩ ảnh”. Điều này, chẳng phải luôn luôn dễ làm - nó đòi hỏi phải học và thực hành rất nhiều về metering, exposure, focus và nhiều thứ khác. Mặc dù có một số người có thể tìm cách tự học, nhưng những “mày mò” này đôi khi làm bạn nản lòng; một trong những cách chắc chắn và đỡ mất thời gian nhất là đến tham dự những Lớp Nhiếp Ảnh nếu bạn có điều kiện theo đuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)