Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Giải thích về độ nhạy ISO (kỳ 125)

Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Có thể bạn đã quen thuộc với ISO trên những cuốn phim dùng trong máy chụp phim lúc xưa. Đó là “tốc độ” của phim, hoặc “độ nhạy” của phim – giá trị ISO cao hơn cho phép bạn chụp hình trong những trường hợp thiếu ánh sáng.

Nhưng, còn trong thế giới máy ảnh số (digital)?


Trên những máy ảnh số có một chỗ để chỉnh độ ISO. Và mặc dù không còn chụp bằng phim nữa, độ ISO vẫn còn đóng một vai trò quan trọng.
ISO biểu thị độ nhạy của máy ảnh số đối với ánh sáng. Số càng cao, càng ít ánh sáng cần thiết để chụp tấm hình (không quá tối hoặc không quá sáng).Trong lúc trời sáng chói (như 12 giờ trưa khi có nắng), thường thì bạn sẽ dùng độ ISO 50 hoặc ISO 100. Những settings thấp nhất này có thể dùng được vì bên ngoài có dư ánh sáng.




Tuy nhiên, trong những trường hợp thiếu ánh sáng, máy ảnh của bạn sẽ cần “phụ” chút ít. Có hai cách để làm chuyện này:
- Giảm tốc độ cửa chập
Với một tốc độ chậm hơn, máy ảnh sẽ có hơn thời gian để “thấm vào” lượng ánh sáng nó cần. Tiếc thay, với tốc độ cửa chập càng chậm, hình của bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để bị mờ (nhòa).
- Tăng ISO
Thay vì giảm tốc độ cửa chập, bạn có thể tăng ISO, điều này sẽ tăng độ nhạy của máy ảnh; có nghĩa bạn có thể chụp một tấm ảnh với ít hơn ánh sáng lọt vào máy ảnh. Do đó, tốc độ cửa chập có thể đủ cao để tránh bị mờ hình. Cũng như tăng ISO sẽ nâng cao tốc độ cửa chập, một độ ISO cao cũng sẽ giúp khi bạn muốn chụp những môn thể thao nhanh, như đua xe. Bạn sẽ có được những tấm hình rõ, bén mà không bị nhòa.
Tuy nhiên, tôi vẫn đề nghị bạn dùng độ ISO thấp nhất khi thuận tiện. Tại sao?
Trở ngại khi dùng ISO cao
Bạn dùng ISO cao khi máy ảnh có ít ánh sáng để chụp hình. Rất tiếc, điều này cũng có nghĩa là “hột” (noise) sẽ bị đưa vào ảnh của bạn. Liên tưởng như khi bạn bấm TV qua một đài không có sóng, sẽ có rất nhiều hột li ti trên màn ảnh.
Những con số ISO cao nhất của máy ảnh bạn sẽ tạo nên rất nhiều noise trong ảnh của bạn, hãy tránh dùng những số đó trừ khi ánh sáng quá thấp đến nỗi bạn không còn lựa chọn nào.


Độ nhạy sáng của ISOĐộ nhạy sáng của ISO

Thà làm hạt… noise bay
Hì hì đùa chút thôi. Thật sự, nếu tôi có sự lựa chọn, tôi thà có một tấm hình bị nhiều hột, còn hơn có một tấm hình bị mờ. Khi tấm hình bạn chụp bị mờ, thì chỉ có cách là bỏ vô… sọt rác (Trash hoặc Recycle Bin) cho rồi, vì không có Photoshop nào trên thế giới này có thể “sửa” được khuyết điểm đó. Trong khi, một tấm hình bị nhiều hột, tuy không đẹp mắt lắm, nhưng ít nhất bạn vẫn có hình “xem được”. Máy ảnh hiệu Nikon có lợi điểm vì ít bị hột hơn, gần như “láng sì cón”.
Và đây là phần chỉ dẫn căn bản để giúp bạn chọn độ ISO đúng, trong nhiều trường hợp khác nhau:
- ISO 50-100. Thích hợp cho những lúc sáng chói (ngoài trời khi có nắng trưa).
- ISO 200. Tốt cho những ngày có mây hoặc u ám.
- ISO 400 và 800. Dùng những con số này khi ánh sáng chập choạng nhưng chưa đến nỗi ban đêm.
- ISO 1600 và cao hơn. Dùng cho những lúc chụp trong nhà hoặc ban đêm. Cũng có thể hữu ích để làm “đứng” những pô hình action trong thể thao. Những giá trị này sẽ làm cho ảnh bạn bị nhiều hột nhất.


Trời bên ngoài âm u và bên trong không mở đèn, ISO 25600 mà vẫn “mịn màng”! Máy Nikon. 
Trời bên ngoài âm u và bên trong không mở đèn, ISO 25600 mà vẫn “mịn màng”! Máy Nikon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)