Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Con mắt là cửa sổ của tâm hồn... :)

Lại một bài sưu tầm khác từ tác giả Andy Nguyễn. Già rất hâm mộ một đôi nhiếp ảnh gia trên báo này, hi vọng có dịp sẽ giới thiệu những đam mê cùng thành tựu của Andy Nguyễn đến các bạn. Cũng thành thật cáo lỗi với Andy vì Già chưa tìm cách liên hệ với bạn để xin phép chia sẻ bài vở và hình ảnh, chỉ có thể dẩn link gốc để bè bạn vào xem(Nếu không bị cấm cửa từ VN, huhuhu). Link bài này ở đây:
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Goc-nhiep-anh/con-mat-la-cua-so-cua-tam-hon-ky-70.htmlẢnh tác giả Andy Nguyễn.


Ống kính của những máy ảnh thường được ví như “cửa sổ tâm hồn”, và cũng được ví như các loại súng: nòng, đại bác (cà-nông), và một nhiếp ảnh gia chụp chim còn gọi nó là “bazooka” nữa …
Thường khi bạn mua một máy ảnh DSLR mới, tiệm camera bán chung với một “kit lens” - một ống kính tầm thường loại zoom, chỉ vừa đủ cho hầu hết những người mới bắt đầu (beginner). Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bị giới hạn bởi cái “kit lens” này, và nghĩ đến chuyện “đầu tư” vào một ống kính khác thích hợp hơn với kiểu chụp của bạn hoặc nâng trình độ của bạn cao hơn. Số lượng to lớn của những sản phẩm khác nhau ngoài thị trường và những thuật ngữ khó hiểu có thể làm cho một người đang tìm mua ống kính mới cảm thấy “ngán”, nhưng mỗi ống kính đều có một áp dụng thực tế khác nhau, và trong bài này, tôi sẽ trình bày tất cả những gì bạn cần biết.

Những"con mắt"!
Những"con mắt"!


Tiêu cự
Những con số khắc trên vòng ngoài của nòng kính là số tiêu cự. Đơn vị của tiêu cự được đo bằng mili-mét (mm hoặc ly) và bạn có thể xoay (xoắn) vòng giữa ống kính để thay đổi độ tiêu cự (nếu bạn đang dùng một zoom lens.)
Prime hoặc zoom?
- Một ống kính “prime” có một tiêu cự cố định. Như vậy nếu bạn muốn zoom vô hay ra, bạn phải bước tới hoặc bước thụt lùi, hay dùng một ống kính với tiêu cự khác. Những ống kính “prime” thường thường có phẩm chất ảnh tốt hơn và “sáng” hơn những ảnh được chụp bởi ống kính zoom. Hơn nữa, prime lens có khả năng lấy nét nhanh hơn zoom lens gấp bội.
- Một ống kính “zoom” có một tầm tiêu cự, bạn có thể thay đổi bằng cách xoay vòng trên nòng kính. Lợi điểm của zoom lens là sự tiện lợi vì bạn không cần phải thay đổi vị trí đứng hoặc thay ống kính khác.
Wide angle hoặc tele?
- Ống kính wide angle là ống kính nhìn rộng, thường thường có tiêu cự giữa 10 và 35mm. Những ống kính này thích hợp để chụp phong cảnh rộng lớn và chụp một nhóm người vì mình có thể gom vô rất nhiều trong khung hình.
- Ống kính tele thường thường có tiêu cự giữa 70 và 300mm. Tele có gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “ở xa” hoặc “khoảng cách xa”. Những ống kính này có ích để chụp ảnh thể thao hoặc thú hoang dã vì nó cho phép người chụp lấy ảnh gần của chủ thể trong khi vẫn có thể giữ khoảng cách an toàn từ xa.


Góc hình khu Sài Gòn Mall được chụp ở tiêu cự 18mm của ống kính Nikon zoom 18-200mm
Góc hình khu Sài Gòn Mall được chụp ở tiêu cự 18mm của ống kính Nikon zoom 18-200mm



Một góc của mặt tiền Sài Gòn Mall lúc zoom lại ở tiêu cự 200mm của ống kính 18-200mm, được chụp ở cùng một vị trí với hình trước
Một góc của mặt tiền Sài Gòn Mall lúc zoom lại ở tiêu cự 200mm của ống kính 18-200mm, được chụp ở cùng một vị trí với hình trước


Khẩu độ
Số f của ống kính là khẩu độ lớn nhất mà ống kính đó có thể hoạt động. Một số f càng thấp có nghĩa bạn có thể mở khẩu độ càng rộng để lấy ánh sáng càng nhiều, rất thực dụng cho việc chụp ảnh trong những tình trạng thiếu ánh sáng. Điều kiện này cũng cho phép bạn tạo trường cảnh (DOF) cạn để có được hậu cảnh thật mờ, rất lý tưởng cho loại ảnh chân dung và tĩnh vật.

Ống kính chân dung
Để chụp ảnh chân dung đẹp mắt, tốt nhất bạn nên dùng tiêu cự giữa 50 tới 135mm. Nếu dùng ống kính quá rộng (wide angle), ảnh của “người mẫu” sẽ bị vặn vẹo (bóp méo) và sẽ nhìn giống “quái thai”, không đẹp lắm. Một ống kính với số f thấp (khẩu độ lớn) sẽ rất có ích để giúp tạo ra trường cảnh cạn đủ để “xóa phông” (background) trong tấm ảnh.

Sự khác biệt giữa hai ống kính (16mm, và 200mm) trong việc chụp ảnh chân dung. Chú ý: 16mm làm cho mặt người trong hình bị méo mó.
Sự khác biệt giữa hai ống kính (16mm, và 200mm) trong việc chụp ảnh chân dung. Chú ý: 16mm làm cho mặt người trong hình bị méo mó.


Ống kính macro
Ống kính macro có khoảng cách lấy nét tối thiểu rất gần để cho bạn lấy nét rất cận với vật bạn muốn chụp, một điều mà những loại ống kính khác rất khó khăn làm được. Những ống kính chụp cận thường có tiêu cự độ chừng 60 ly, vậy bạn có thể dùng để chụp chân dung luôn, nhưng nó cũng khá đắt giá. Nếu bạn serious về nhiếp ảnh chụp cận, thì bạn có thể nghiên cứu thêm về chuyện mua những ống nối và kính lọc chụp gần.

Ống kính đặc chuyên
Bạn cũng có thể mua những ống kính đặc chuyên để thực hiện những cú shot với “ép phê” sáng tạo, mặc dù những ống kính này rất mắc tiền.
- Ống kính mắt cá (fisheye) sẽ cho bạn một khía cạnh cực-rộng, cố ý bóp méo những cảnh vật trước mắt bạn. Loại ống kính này đôi khi được dùng để chụp trong nhà và ảnh kiến trúc vì nó có thể thu góp rất nhiều vào một khung.
- Loại ống kính bẻ cổ (tilt shift) thật sự có thể được “bẻ” quẹo để tránh trường hợp bị vặn vẹo khi chụp ảnh ở những góc cạnh rộng. Những ống kính này được dùng trong thể loại nhiếp ảnh kiến trúc để bảo đảm có được những đường thẳng tuyệt đối.


Một ống kính đặc chuyên về tilt shift của hãng Samyang.
Một ống kính đặc chuyên về tilt shift của hãng Samyang.


Như các bạn đã được thấy, thế giới ống kính rất bao la, và có hàng trăm hoặc hàng ngàn sản phẩm với nhiều chức năng riêng biệt để bạn chọn lựa. Một điều nên lưu ý là chỉ có loại máy ảnh DSLR mới có khả năng thay ống kính. Những loại máy ảnh bỏ túi không thể làm được điều này và bị giới hạn nặng nề với chỉ một ống kính suốt đời.

Những góc cạnh khác nhau của tòa building, được thực hiện bởi một ống kính tilt-shift, tùy theo độ bẻ của ống kính.
Những góc cạnh khác nhau của tòa building, được thực hiện bởi một ống kính tilt-shift, tùy theo độ bẻ của ống kính.

1 nhận xét:

  1. Bài viết rất nhiều thông tin cho những người hãy còn abc về nhiếp ảnh như tôi. Cám ơn anh bạn già.

    Trả lờiXóa

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)