Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Chuyên đề nhiếp ảnh: Post-Processing là gì? (Kỳ 109)

Tác giả Andy NguyễnTác giả Andy Nguyễn

Một trong những lớp tôi dạy trong những khóa Nhiếp Ảnh trong cộng đồng người Việt tại Dallas là Lớp Post Processing. Qua số người gọi đến để tham khảo về chương trình học, tôi thường nghe câu: “Post-processing là gì?”
Cũng như trong chương trình học vấn của những trường đại học ở Mỹ, các khóa Nhiếp Ảnh của VPAD (Vietnamese Photography Association of Dallas) bao gồm nhiều lớp với nhiều trình độ khác nhau. Muốn học Nhiếp Ảnh thì phải học cách chụp hình “đúng điệu” trước tiên. Lớp Post Processing được xem là một trong những lớp elective - tức là lớp nhiệm ý. Tuy Lớp Post Processing không quan trọng như những Lớp Nhiếp Ảnh, nhưng cũng giúp người chơi ảnh có những bức ảnh thêm phần trau chuốt, nhìn giống hình professional.
Trong nhiếp ảnh số, post-processing là một đề tài đáng tranh cãi cho một số người. Quan niệm rằng bạn chỉnh và sửa hình sau khi đã được chụp bị xem là “thay đổi thực tế”; tạo một thế giới “giả”. Có nhiều lý do để tôi không đồng ý với quan điểm này, nhưng lý do chính của bài viết này là post-processing làm bạn trở thành một người chụp hình giỏi hơn. Không phải chỉ làm những bức ảnh của bạn nhìn tốt hơn, nhưng thật sự có thể giúp bạn trở thành một người chụp ảnh giỏi hơn.
“Tăng tốc” học hỏi
Đăng nhập những hình ảnh của bạn vào máy computer và đưa vào software (nhu liệu) sửa ảnh. Bạn có thể học hỏi rất nhiều về cách làm sao chụp ảnh bằng cách quan sát những hình đã được chụp trước đó - một quá trình “rút kinh nghiệm” rất có lợi ích.
- Xem xét kỹ từng tấm ảnh sẽ cho thấy những sai sót. Có lẽ bạn sẽ không để ý những lỗi lầm nếu bạn chỉ chỉnh kích thước (resize) và đăng tải những tấm ảnh.
- So sánh kết quả với những thông số đã dùng sẽ cho bạn sự phản hồi tức khắc. Những thông số EXIF trong tấm ảnh có giá trị để cho bạn manh mối về lý do tại sao tấm ảnh lại không “ra hồn”!
- “Vọc” với mấy tấm ảnh trong phần hậu kỳ cũng gần như bạn đang tiếp xúc trực tiếp với bức ảnh.




Ghi nhớ bài học
Sau khi bạn đã chỉnh sửa những tấm hình của bạn một thời gian, một số bài học về tác dụng của nhiếp ảnh số - và những khuyết điểm/ưu điểm của nó - sẽ trở nên rõ ràng hơn cho bạn. Rồi bạn có thể ghi nhớ những điều này trong đầu khi bạn đi chụp và đổi những thông số hoặc kỹ thuật chụp để tránh gặp trở ngại khác.
- Học hỏi về “hậu quả” của tấm hình bị phơi sáng không đúng, và cách thức bạn có thể chỉnh sửa hình đó.
- Hiểu về nó thì bạn có thể “vớt vát” và “hy sinh” khi hình bị hột (noise) không được rõ, để bạn biết khi nào bạn có thể “làm tới” trong tình trạng thiếu ánh sáng, hoặc khi nào bạn cần phải tìm những cách giải quyết khác.
- Hiểu tại sao bạn cần phải “chụp cho đúng trong máy ảnh” và sự quan trọng của điều này.
- Ngược lại, hiểu được mức độ bạn có thể chỉnh sửa giai đoạn hậu kỳ.





Mở mang trí óc
Tạo ảnh chỉ từ phương diện chụp ảnh thì tầm nhìn rất hẹp. Một khi bạn tự giải thoát khỏi tư tưởng gò bó rằng phải giữ gìn ‘thực tế’, thì bạn sẽ mở rộng trí óc đến những khả năng sáng tạo để chỉnh ảnh của bạn. Không phải chỉ vậy thôi, nhưng bạn sẽ hiểu rằng bạn là người kiểm soát sự “thật” hoặc sự “không thật” của tấm ảnh. Từ từ niềm tự tin của bạn sẽ phát triển, và điều đó sẽ được thể hiện trong những bức ảnh sau này của bạn.
- Processing cho bạn thấy những tiềm năng bị ẩn giấu trong ảnh của bạn.
- Bạn sẽ nhận thức rằng hầu hết những tấm ảnh cực kỳ ngoạn mục bạn thấy trên mạng đã bắt đầu ở một thể dạng khác biệt từ máy ảnh ra.
- Bạn cũng sẽ nhận thức rằng ảnh của bạn có thể trở nên đẹp hơn nhiều.
- Bạn hoàn toàn kiểm soát cái nhìn cuối cùng những hình ảnh của bạn. Thường thì bạn chỉ cần chỉnh sửa chút ít để thể hiện cảm tưởng của bạn khi chụp ảnh đó. Tất cả đều nằm trong sự kiểm soát của bạn.
- Sự tự tin của bạn sẽ tăng dần bởi những kiến thức về processing để nâng ảnh của bạn lên cấp bậc kế tiếp.




Thêm một cơ hội
Nếu bạn nghĩ rằng processing là một bước dư thừa mà bạn không có thì giờ để làm, bạn lầm rồi. Đó là một cơ hội để học hỏi thêm, chụp những ảnh đẹp hơn và trở thành một người chụp ảnh giỏi hơn. Và thú thật, post-processing còn vui nữa! Đăng nhập ảnh của bạn, rải một tí “bụi phép” lên ảnh, bạn sẽ có được một tác phẩm với nhiều sức sống và “ấn tượng” hơn với người thưởng thức. Tấm ảnh cần phải trung thực, và chỉ cần “chỉnh” đẹp hơn thôi. Nên nhớ, post - processing, không thể biến một mụ phù thủy xấu xí trở thành nàng tiên được.
 Andy Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn đã ghé thăm Già :)